Tổng kết Trị liệu nhóm trực tiếp tại TP Hồ Chí Minh số 13: Cân bằng cảm xúc – tích cực mỗi ngày
Chương trình trị liệu nhóm trực tiếp tại TP Hồ Chí Minh số 13 với chủ đề “Cân bằng cảm xúc – Tích cực mỗi ngày” do Chuyên gia Tâm lý trị liệu, Master Coach Trần Thị Hạnh Dung chia sẻ diễn ra vào ngày 5/11/2022 đã mang lại cho khách hàng những kiến thức vô cùng hữu ích để hiểu rõ về những cảm xúc tích cực, biết cách cân bằng được cảm xúc nội tâm và sống hạnh phúc, bình an hơn mỗi ngày.
Cân bằng cảm xúc là gì?
Một nhà khoa học người Đức đã tìm ra được 32 nghìn cảm xúc của con người, từ vui vẻ, ngạc nhiên, hạnh phúc, thỏa mãn, hài lòng, vui mừng, phấn khởi, hụt hẫng, bất an, trống rỗng, khó chịu, bực bội, bối rối, say mê, mạnh mẽ, yếu đuối, ghen tị, ức chế, cay cú, bình an,…
Theo đó, cảm xúc được chia thành 2 loại là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Có khá nhiều cách định nghĩa về 2 loại cảm xúc này, thế nhưng hiểu đơn giản nhất thì cảm xúc tích cực chính là cảm xúc có được thuận theo mong muốn còn cảm xúc tiêu cực thì ngược với mong muốn của chúng ta. Giống như chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung (Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam) chia sẻ rằng:
“Cảm xúc có tích cực hoặc tiêu cực. Mình chỉ có thể xác định được khi mình biết rõ mong muốn của mình trong tình huống đó, đối với sự việc đó. Nếu như cảm xúc của mình nó xảy đến trong những tình huống ngược với mong muốn của mình, kết quả đó ngược với mong muốn của mình thì là cảm xúc tiêu cực”.
Cảm xúc tiêu cực chỉ xuất hiện khi nó đang có sự trái ngược với mong muốn ở trong nội tâm của chúng ta. Ví dụ như khi đạt được một thành quả nào đó, bạn sẽ rất thấy vui. Còn khi không đạt được kết quả mà bản thân mong muốn thì cảm xúc sẽ đi xuống. Sự đi xuống này sẽ theo chiều hướng tiêu cực bởi vì kết quả đó không thuận với mong muốn, trái ngược với mong muốn của chính bạn.
Mỗi một ngày, cảm xúc sẽ dao động lên xuống. Cơ thể chúng ta có điện từ âm và điện từ dương, được khởi tạo từ những suy nghĩ, cảm nhận của chúng ta và tạo thành một hệ trục. Điện từ âm nằm ở trục tung phía dưới, xảy ra khi mà bạn cảm thấy mất mát, trong những tình huống như cảm thấy tủi thân hay buồn. Còn khi được khen ngợi, động viên, khích lệ hay đạt được một kết quả như ý nào đó thì nó sẽ biến thiên lên hướng điện từ dương.
Từng ngày từng ngày, cảm xúc của chúng ta sẽ có sự biến thiên như vậy chứ không ổn định đứng yên một chỗ vì rất nhiều tình huống sẽ xảy ra, có thể báo trước hoặc không. Cân bằng cảm xúc chính là làm thế nào để ổn định lại trạng thái cảm xúc tiêu cực và tích cực bên trong của chúng ta với sự biến thiên liên tục đó.
Vì sao phải cân bằng cảm xúc?
Cảm xúc có sự biên thiên liên tục đồng nghĩa với việc có sự bất ổn. Sư bất ổn này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, tới chất lượng cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt là trong đời sống thực tế hiện nay, chúng ta thường có xu hướng tích tụ những cảm xúc tiêu cực nhiều hơn là cảm xúc tích cực.
Cảm xúc tiêu cực có thể khiến cho chúng ta mệt mỏi, mất năng lượng, thậm chí mất cả niềm tin. Và theo chuyên gia Hạnh Dung, “Cảm xúc tiêu cực trong lời nói hay ngay cả khi chỉ ở trong suy nghĩ thôi cũng tác động đến cơ thể của mình theo một cách rất đặc biệt, khiến cho chúng ta gặp phải nhiều điều khó khăn hơn trong cuộc sống”.
Cân bằng cảm xúc là để giúp mình sống vui, khỏe, có được trạng thái bình an trong tâm trí; tích thêm thiện phước. Thậm chí, nó còn đem đến lợi ích cho cả những người xung quanh vì chúng ta tương tác với nhau bằng năng lượng, khi bạn vui thì trường năng lượng xung quanh bạn sẽ là trường năng lượng tích cực và những người xung quanh có thể đón nhận được sự tích cực đó.
Có những người cho rằng ý niệm hay suy nghĩ bên trong của mình không thể tác động gì đến người khác. Thế nhưng thực tế, ý niệm ở bên trong tâm trí con người. Trong khi con người là vật thể duy nhất có khả năng thay đổi chính mình, thay đổi chất lượng cuộc sống dựa trên ý niệm của chính bản thân. Đồng thời, ý niệm, suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực hay tích cực cũng sẽ tác động trực tiếp đến mình, đến người mà mình đang nghĩ tới ở bên trong tâm trí.
Một nghiên cứu khoa học lượng tử đã chứng minh được rằng khi mình tương tác hay nghĩ đến một ai đó, cơ thể mình 70% là nước nên khi mình mang ý niệm tiêu cực thì nước ở bên trong cũng được tác động và gần như ngay lập tức, người mà mình nghĩ đến cũng bị tác động.
Lý do được đưa ra là tinh thể nước có khả năng lưu trữ thông tin và nó có ký ức. Ví dụ như thí nghiệm về điều kỳ diệu của nước, tinh thể nước sẽ biến đổi theo những ngôn từ mà chúng ta trao cho nó… Mỗi kiểu lời nói khác nhau, mang những ý niệm và cảm xúc khác nhau sẽ tác động đến phân tử nước cho ra những tinh thể có hình dạng khác nhau.
Và khi chúng ta có những suy nghĩ, mang trong ý niệm của mình những cảm xúc tiêu cực, sự giận dữ, tức giận, và bất cứ cảm xúc tiêu cực nào và mình nghĩ đến một ai đó thì họ hoàn toàn có thể nhận được. Cân bằng cảm xúc như vậy không chỉ để cho mình sống vui vẻ, thoải mái hơn mà còn để cho mọi người cũng được bình an, hạnh phúc.
Làm thế nào để cân bằng cảm xúc?
Con tàu ở trên mặt biển, nó lênh đênh, dao động, lắc lư như trạng thái cảm xúc của mình mỗi ngày. Khi mình càng tiêu cực trong cuộc sống này thì khả năng để mình hướng ra bên ngoài để thoát khỏi trạng thái đó, nó càng ít đi và mình cứ bị cuốn vào, bị tập trung vào trong đó và nó càng làm cho vấn đề lớn hơn nữa.
Theo Chuyên gia Tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung, chúng ta có 2 trạng thái tâm trí là ý thức hoặc vô thức. Hai trạng thái này luôn luân phiên trong cuộc sống. Mình không ở trong trạng thái ý thức thì mình lại đang vô thức làm cái gì đó và đôi khi cảm xúc tiêu cực có thể khiến mình nói hay hành động những điều mình không ý thức được hoàn toàn, để sau đó nghĩ lại thì thấy hối hận.
Những con tàu lênh đênh trên mặt biển thường có móc neo để cố định lại, không bị trôi đi theo sóng nước. Con người chúng ta cũng như vậy, muốn cân bằng được cảm xúc thì cũng cần có neo, học cách neo cảm xúc để giữ mình lại, cố định mình ở trạng thái cảm xúc mà mình mong muốn, để phá vỡ những cảm xúc tiêu cực, neo những cảm xúc tích cực và học cách duy trì nó trong cuộc sống mỗi ngày của mình.
“Neo là cách giữ cho con tàu ổn định trên mặt nước, cũng giống như cách chúng ta trải qua từng ngày từng khoảnh khắc, từng sự việc trong cuộc sống của mình. Nếu như mình có cách để mình giữ vững cảm xúc của mình hoặc hướng đến những cảm xúc tích cực thì cuộc sống của mình sẽ càng ngày càng tốt đẹp hơn”. – Master Coach Hạnh Dung chia sẻ
Nhưng cái neo như thế nào? Chúng ta rất dễ bị neo bởi âm thanh, không gian hoặc là neo bởi ai đó. Ví dụ như đôi khi, chỉ nghe một bài nhạc nào đó thôi chúng ta cũng có thể cảm thấy rộn ràng, hoặc thấy một ký ức nào đó ùa về trong tâm trí mình. Ví dụ như sau khi kết thúc một mối tình, rất lâu sau, nếu vô tình nghe lại bài hát đã vang lên ở nơi bạn chia tay, bạn sẽ nhớ lại hồi ức cũ, mang theo cảm xúc lan toàn từ tận đáy lòng.
Đó chính là neo cảm xúc, bạn bị neo bởi âm thanh, bởi bài hát đó. Hoặc có nhiều người nói “tôi đi làm thì thấy vui lắm, nhưng cứ về đến nhà thì cứ giống như bị sập nguồn vậy, buồn, chán, cảm thấy căng thẳng”. Nguyên nhân là vì bản thân người đó đã bị neo ở trong không gian đó – không gian đó nó xảy ra rất nhiều điều bất như ý khiến cho họ tiêu cực nên khi về nhà mới cảm thấy bức bối, khó chịu.
Tất cả mọi thứ đều bắt đầu từ chính chúng ta. Nếu như mình thấy vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái thì trường năng lượng của mình sẽ vang xa hơn, dẫn đến những người xung quanh cũng cảm được và có được những tác động tốt. Chính vì thế, những điều mình cần làm là cân bằng ở chính mình trước.
Cách thực hiện cân bằng cảm xúc, neo cảm xúc được Master Coach Hạnh Dung hướng dẫn trong buổi trị liệu nhóm ngày 5/11/2022 qua cách chồng neo. Tức là chúng ta có 5 loại cảm xúc tích cực mà bản thân thường hay mong muốn trong cuộc sống, bao gồm: khỏe mạnh, hạnh phúc, yêu thương, can đảm, biết ơn. Mình sẽ để cho 5 cảm xúc này được chồng lên nhau, neo ở 1 điểm để tạo thành mỏ neo thật nặng, giữ cho cảm xúc được cân bằng, ổn định.
Bên cạnh đó, cơ thể và tâm trí là một nên khi neo cảm xúc, mình cần thể hiện nó ra bên ngoài bằng cách của mình để tâm trí và cơ thể của mình cùng hiểu. Hãy nói ra vì lời nói ra cũng ảnh hưởng đến tâm lý, tác động đến tâm trí và cả cơ thể cũng được tác động, được hưởng ứng theo một cách đó.
Khi mình nói ra, thể hiện nó ra bằng hành động bên ngoài, nó sẽ có sức mạnh đánh thức tất cả tế bào trên cơ thể để mình nhận diện ra cảm xúc khỏe mạnh, hạnh phúc, yêu thương, can đảm và biết ơn. Theo Master Coach Hạnh Dung: “Nếu như mỗi ngày chúng ta đều sống trong trạng thái biết ơn, nguồn năng lượng của trạng thái biết ơn này sẽ giúp chúng ta tăng lên gấp bội những gì chúng ta đang có. Vũ trụ luôn lắng nghe những điều chúng ta đang nói, vì vậy nên nếu chúng ta biết ơn những gì chúng ta đang có, thì chúng ta có thể có thêm được nhiều hơn thế nữa.”
Và sau khi đã trồng được neo tích cực rồi thì mỗi ngày, mình cần chăm sóc cây tích cực, góp nhặt và quan tâm từ những điều nhỏ nhặt nhất rồi tập ghi nhận nó, ghi nhận lại tất cả những điều tốt đẹp mình nhìn thấy trong cuộc sống. Một khi đã cân bằng được cảm xúc, có được sức khỏe tinh thần, chắc chắn mình sẽ vui hơn, khỏe mạnh hơn và sống bình an, hạnh phúc hơn.
Đó là những chia sẻ gần gũi nhưng vô cùng tuyệt vời và hữu ích mà Chuyên gia Tâm lý trị liệu, Master Coach Trần Thị Hạnh Dung đã chia sẻ với khách hàng trong Chương trình trị liệu nhóm trực tiếp tại TP Hồ Chí Minh số 13. Mong rằng qua những thông tin này, bạn đã biết cách cân bằng cảm xúc, tích cực hơn mỗi ngày đề cuộc sống có đủ đầy sức khỏe, sự bình an và hạnh phúc nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!