Hành trình tìm về chính mình từ thế giới ảo của game online
Nghiện game online không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần mà còn là các mối quan hệ và cả tương lai của các bạn trẻ hiện nay. Dưới đây là câu chuyện của bạn B.S.Đ.A và hành trình tìm về chính mình từ thế giới ảo game online với sự đồng hành của Chuyên gia Tâm lý trị liệu Nguyễn Mạnh Cường. Mời mọi người cùng đón đọc nhé!
Giới trẻ hiện nay thường dễ sa vào thế giới ảo của “game online”
Đồ họa sinh động, nội dung game đa dạng và liên tục được cải tiến đã giúp game online trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là với giới trẻ. Không thể phủ nhận rằng chơi game online giúp giảm stress và giải tỏa căng thẳng sau những giờ học, làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu dành quá nhiều thời gian cho game online cũng tiềm ẩn nguy cơ gây “nghiện”.
Theo Chuyên gia Nguyễn Mạnh Cường – Trưởng Dự án Cai nghiện Thế giới Ảo, khi chơi (hay sử dụng các chất/thứ gì đó từ bên ngoài), cơ thể sẽ sản sinh ra trong não bộ một hoạt chất hoá học gọi là Dopamine. Hóc môn này nó liên quan đến sự sung sướng, sự hạnh phúc. Nhưng nếu sử dụng game (hay một hoạt chất hay cái gì đó bên ngoài) liên tục để có Dopamine (có sự sung sướng, hạnh phúc) thì não bộ sẽ hình thành nên thói quen. Thói quen sẽ chồi ra hành vi quen thói. Tức là cứ đến giờ đó, vị trí đó, ngồi vào bàn để chuẩn bị học nhìn đến máy tính là ngay lập tức trong đầu xuất hiện ý nghĩ phải chơi game thôi,…. nên sinh ra thói trì hoãn. Dần dần khiến các bạn trẻ đóng kín mình hơn để thực thi cái mong muốn được chơi nhiều hơn.
Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, việc va chạm với thiết bị điện tử thường xuyên, thời gian ở nhà cũng nhiều nên các bạn trẻ bắt đầu chơi và dần dần trở nên nghiện game online mà không hề hay biết. Chính vì vậy, có rất nhiều bạn trẻ không thể dứt ra được và chơi liên tục trong nhiều giờ liền.
Du học sinh Canada phải bỏ học vì nghiện game
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nghiện game online đã và đang dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho giới trẻ. Đ.A từng đi du học Canada 1 năm, trong thời gian đó dịch Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp nên bạn phải học online tại nhà. Môi trường học bị thu hẹp, không được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô nên ngoài thời gian học thì Đ.A sẽ lao đầu vào chơi game.
Theo chia sẻ của Đ.A, trong giai đoạn chìm đắm vào thế giới ảo của game online bạn không hoàn toàn nhận ra rằng mình bị nghiện game. Tại thời điểm đó, cứ làm một việc gì trong thời gian ngắn là trong đầu bạn lại liên tưởng đến game online và không tập trung vào công việc được.
Không có ai để nói chuyện, chia sẻ nên Đ.A dần dần chìm vào thế giới ảo của game online, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng và các mối quan hệ cũng giảm theo. Lúc này bạn không thể quan tâm đến những mối quan hệ xung quanh như bạn bè, người thân hay cả chính bản thân mình. Có thể nói lúc này thứ bạn quan tâm duy nhất chỉ là game online mà thôi. Kết quả là sau một năm du học Canada, Đ.A đã phải dừng việc học để trở về Việt Nam.
May mắn thay, Đ.A có người thân quan tâm và tìm đến Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. Hành trình tìm về chính mình từ thế giới ảo của game online của em được đồng hành và dẫn dắt bởi Chuyên gia Tâm lý trị liệu Nguyễn Mạnh Cường – Trưởng Dự án Cai nghiện Thế giới Ảo.
Hành trình cai nghiện game online để kiến tạo tương lai tương sáng
Theo chia sẻ của Chuyên gia Nguyễn Mạnh Cường, Đ.A là trường hợp đầu tiên, khó nhất mà Chuyên gia dám thử thách bản thân trong lĩnh vực tâm lý về vấn đề nghiện game. Bởi nó chỉ chiếm một phần trong lĩnh vực tâm lý mà thôi và nghiện game liên quan rất nhiều đến môi trường.
Thời điểm đến với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, Đ.A có rất nhiều rắc rối cần phải giải quyết. Bên cạnh việc nghiện game, trước đó bạn còn sử dụng chất kích thích. Bản thân cũng có nhiều vấn đề tâm lý khác như trầm cảm cộng với sự thất bại trong học tập, buộc phải bỏ học nên Đ.A tự trách cứ bản thân rất nhiều. Đồng thời cũng có những tổn thương trong quá khứ khiến bạn không còn thiết tha gì với cuộc sống xung quanh và thiếu sự quan tâm chăm sóc bản thân.
Bên cạnh đó, môi trường sống của Đ.A cũng khá cô đơn. Cả hành trình từ bé đến lớn liên tục chuyển trường, chuyển chỗ ở, không có bạn bè thân thiết, mẹ rất yêu thương con nhưng thường xuyên đi công tác. Đ.A gần như chống đối, kháng cự khi mọi người đả động đến những vấn đề của mình.
Chuyên gia Mạnh Cường chia sẻ rằng ban đầu Đ.A chưa cảm thấy an toàn, tin tưởng nên rất kháng cự với những bài tập hay hướng dẫn của Chuyên gia. Bởi vậy mà việc cai nghiện game gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, có một điều may mắn là Đ.A có tính không nói dối. Đó là một điểm thuận lợi trong quá trình cai nghiện game của bạn trẻ. Vì những người “nghiện” thường rất hay nói dối. Và khi họ nói dối thì những người làm tâm lý rất khó có thể hỗ trợ và đồng hành được.
Bản chất của nhà tâm lý là làm thế nào khiến khách hàng tin tưởng và họ cảm thấy không bị phán xét để có thể chia sẻ mọi điều. Điều này là rất khó bởi các bạn nghiện game luôn đề phòng, sống trong một thế giới game của riêng mình. Họ cảm thấy đây là nơi an toàn nhất và nơi này có chiến thắng. Điều đó làm họ quên đi hoặc không muốn đối diện với thế giới thực tế ở bên ngoài.
Để hỗ trợ Đ.A cai nghiện game và chữa lành tổn thương tâm lý thành công, Chuyên gia Mạnh Cường đã xây dựng một liệu trình rõ ràng và cá nhân hóa dành riêng cho Đ.A với 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Làm bạn
Mục tiêu đầu tiên Chuyên gia muốn hướng tới là làm bạn với khách hàng để tìm ra gốc rễ vấn đề. Làm thế nào để Đ.A chấp nhận, tin tưởng và không còn trách cứ bản thân. Trong giai đoạn 1 này, Chuyên gia Nguyễn Mạnh Cường gần như chỉ trò chuyện, chia sẻ, lắng nghe Đ.A như một người bạn thực sự. Đây là cách giúp Đ.A không cảm thấy bị phán xét, có thể tin tưởng để cởi mở chia sẻ ra những câu chuyện thầm kín của mình.
- Giai đoạn 2: Giúp Đ.A chấp nhận và tin tưởng chính mình
Từ những chia sẻ của Đ.A, Chuyên gia Mạnh Cường tiến hành phân tích, bóc tách thông tin, xử lý phần nền tảng để xây lại thang giá trị ban đầu cho bạn trẻ. Từ đó giúp Đ.A không còn trách cứ, chấp nhận và tin tưởng vào chính mình. Bởi khi còn trách cứ bản thân thì bạn ý còn trốn trong thế giới game, thích làm gì thì làm mà không sợ bị phán xét và không cần quan tâm đến mọi người, môi trường xung quanh.
Quá trình này tương đối khó khăn trong giai đoạn đầu bởi môi trường sống của Đ.A khá cô đơn, ít bạn bè, thiếu sự quan tâm của gia đình. Chuyên gia Mạnh Cường đã gây dựng lại lòng biết ơn, sự tử tế, lòng trắc ẩn bên trong bạn í. Cùng với đó là sự quan tâm yêu thương từ gia đình, bạn bè. Khi đó, Đ.A mới bắt đầu nhìn lại mình, yêu thương và chăm sóc bản thân tốt hơn, tin vào những việc mình đang làm là đúng.
- Giai đoạn 3: Giúp Đ.A học cách yêu thương bản thân mình hơn bằng những thói quen tích cực
Với những thành quả đã có được từ các giai đoạn trước, bước sang giai đoạn 3, Chuyên gia Mạnh Cường đã đồng hành cùng Đ.Ađã rèn luyện nhiều thói quen tốt cho Thân – Tâm – Trí như tập thể dục hàng ngày, chạy bộ buổi sáng, ngủ sớm, thiền… và nhiều hoạt động chăm sóc bản thân khác.
Từ đó, sức khỏe Đ.A ngày càng được cải thiện, tinh thần tỉnh táo hơn để quan sát, nhận ra vấn đề của mình và xây dựng kế hoạch, mục tiêu cho các khía cạnh trong cuộc sống (học tập, phát triển bản thân, kết nối lại các mối quan hệ…).
Bước sang giai đoạn này, do đã có sự tin tưởng Chuyên gia và bản thân Đ.A đã có những thay đổi nhất định ở hai giai đoạn trước nên Đ.A đã kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của Chuyên gia nên sự chuyển hóa ở giai đoạn này khá nhanh và có thành quả tốt.
- Giai đoạn 4: Sống có mục tiêu, kế hoạch
Ở giai đoạn 4, Đ.A đã có thể tự lên được những kế hoạch, mục tiêu cho bản thân, thậm chí bạn còn rất có hứng thú với lĩnh vực tâm lý. Chuyên gia Mạnh Cường đồng hành giúp Đ.A có thêm động lực, niềm tin, khơi dậy khao khát để từng bước thực hiện mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của mình.
Sự chuyển hóa tích cực của Đ.A sau quá trình trị liệu
Sau khi thoát khỏi thế giới ảo của game online, Đ.A dần lấy lại niềm tin trong cuộc sống. Thay vì ngồi chơi game thâu đêm như trước đây, bạn dần quan tâm đến bản thân hơn, chăm chỉ tập thể dục, ngồi thiền,… Bắt đầu quan tâm, dành thời gian đến những người thân trong gia đình, liên hệ lại với bạn bè,…. Đồng thời đặt ra các mục tiêu, kế hoạch cho bản thân và nỗ lực, kiên trì thực hiện theo đến cùng .
Đ.A cũng chia sẻ: “ Em cảm thấy bản thân có rất nhiều sự thay đổi so với trước đây, thay đổi nhanh đến mức em cảm thấy không kịp thích nghi và trải nghiệm nó một cách đầy đủ. Đôi khi còn hơi hoảng sợ trước những năng lực mới của mình chưa bao giờ khám phá ra. Thời gian đầu cảm thấy hơi bị choáng bởi không theo kịp, cũng có chút sợ hãi nhưng có Chuyên gia Mạnh Cường và người thân đồng hành đã giúp mình vượt qua”.
Đ.A cũng nhắn nhủ cho những bạn đang gặp phải những vấn đề như mình rằng: “Để sống được một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ thì bạn không được phụ thuộc vào những điều coi là đam mê, sở thích, chỉ tập chung thời gian cho nó. Nếu muốn hạnh phúc thì phải kết nối cảm xúc, sẻ chia với những người xung quanh như gia đình, bạn bè, bạn đời,… Hành trình vươn lên chắc chắn sẽ không dễ dàng nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm được, đạt được ước mơ, mục tiêu của mình. Từ đó mọi người cũng sẽ hạnh phúc và yêu cuộc sống hơn”.
Qua câu chuyện của Đ.A chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được “nghiện game online” đang gây ra những hậu quả rất lớn đối với sức khỏe, cuộc sống mọi người. Ngoài sự cố gắng của bản thân họ, sự quan tâm, kiên nhẫn, sẻ chia đến từ người thân, bạn bè cũng rất quan trọng. Đây sẽ là động lực to lớn giúp họ cảm thấy không bị cô đơn và hoàn toàn có thể vượt qua được.
Nếu bạn cần có sự hỗ trợ của Chuyên gia Tâm lý trị liệu để tìm về chính mình từ thế giới ảo của game online vui lòng liên hệ Hotline: 096 589 8008 hoặc đặt ngay lịch hẹn với Chuyên gia tại đây.
Xem thêm chia sẻ của Khách hàng B.S.Đ.A và Chuyên gia Tâm lý trị liệu Nguyễn Mạnh Cường trên talkshow “Tâm an sống khỏe”:
* Mọi thông tin trong bài viết đã được khách hàng B.S.Đ.A cho phép chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!