Mối liên hệ giữa thân bệnh và tâm bệnh mở ra hướng điều trị y khoa mới
Những cảm xúc tiêu cực thái quá hoặc diễn ra thường xuyên như giận, lo sợ, bực tức, căng thẳng… không chỉ khiến chúng ta mắc tâm bệnh mà chúng còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Và thân bệnh cũng có thể ảnh hưởng ngược lại tâm bệnh.
Khái niệm thân bệnh và tâm bệnh?
Trong mỗi con người chúng ta đều tồn tại hai thực thể là tâm trí và cơ thể.
Tâm trí là các trạng thái tinh thần như cảm xúc, suy nghĩ, niềm tin, thái độ và hình ảnh. Và bộ não là phần cứng cho phép chúng ta trải nghiệm những trạng thái tinh thần này.
Cơ thể là toàn bộ cấu trúc của một con người gồm có: 1 đầu, 1 cổ, 1 thân (gồm phần ngực và bụng), 2 tay và 2 chân. Mỗi bộ phận của cơ thể được cấu tạo bởi vô số các loại tế bào.
Tâm bệnh phản ánh sức khỏe tâm trí. Còn thân bệnh phản ánh sức khỏe của cơ thể.
Tâm trí và cơ thể thường bị coi là hai thực thể riêng biệt nhưng có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học và các câu chuyện thực tế đã chứng minh được rằng: Tâm trí và cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Mối liên hệ giữa thân bệnh và tâm bệnh, giữa tâm trí và cơ thể
Julie là một cô gái tài giỏi, mảnh mai và hấp dẫn. Cô ấy đang điều hành một doanh nghiệp, công việc khiến cô ấy thường xuyên căng thẳng, lo lắng. Cô ấy thường nổi giận với chính mình hoặc mắng mỏ cấp dưới vì những lỗi nhỏ.
Bản thân Julie đang mắc tiểu đường. Cô ấy đã rất cố gắng để kiểm soát lượng đường trong máu nhưng không hiểu sao cô ấy vẫn bị hôn mê khi ngủ một đến hai lần mỗi tháng.
Cô ấy đã trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình. Bác sĩ khuyên cô nên nên tham gia vào lớp học Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR), một chương trình về sức khỏe tại Mỹ. Theo bác sĩ, những lo âu thường ngày đã khiến tình trạng tiểu đường của cô ấy trầm trọng hơn.
Sau khi tham gia lớp MBSR kết hợp với chương trình chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mà cô vẫn thực hiện trước đó. Julie bắt đầu nhận thấy lượng đường trong máu của cô từ từ giảm xuống, vì vậy cô có thể ăn trước khi đi ngủ để tránh bị hôn mê do tiểu đường. Cô ấy cũng nhận thấy việc kiểm soát bệnh tiểu đường bằng insulin dễ dàng hơn. Có lẽ, do Julie đã bớt căng thẳng nên cơ thể cũng giảm việc sản xuất các hormone gây căng thẳng.
Câu chuyện của Julie cho chúng ta thấy rằng: Suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin và thái độ của chúng ta có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động sinh học của cơ thể. Nói cách khác, tâm trí có thể ảnh hưởng đến việc cơ thể chúng ta khỏe mạnh như thế nào!
Mặt khác, những gì chúng ta làm với cơ thể (ăn gì, tập luyện bao nhiêu,… ) có thể tác động đến trạng thái tinh thần của chúng ta một cách tích cực hoặc tiêu cực. Điều này dẫn đến mối quan hệ tương hỗ phức tạp giữa tâm trí và cơ thể của chúng ta.
1. Cảm xúc tiêu cực tác động lên cơ thể chúng ta như thế nào?
Theo y học hiện đại, cảm xúc tiêu cực nói chung (đau khổ, giận hờn, buồn, cô đơn, sợ hãi, bực bội….) có thể khiến cơ thể chúng ta gia tăng sản xuất các hóc môn như cortisol, adrenaline, epinephrine, noradrenaline và nhiều chất độc hại khác… đẩy cơ thể vào trạng thái bị đầu độc. Từ đó, làm tổn hại đến hoạt động của cơ quan nội tạng, lâu ngày phát sinh thành bệnh.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy cảm xúc căng thẳng trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể thông qua bạch cầu. Nhiệm vụ của tế bào bạch cầu là đi qua đường máu, tiêu diệt các vi khuẩn, vi rút hay những vật lạ có thể khiến cơ thể mắc bệnh. Từ đó, tạo nên hàng rào bảo vệ cơ thể. Nhưng cảm xúc căng thẳng làm giảm khả năng phản ứng của bạch cầu đối với các tế bào bị nhiễm bệnh và tế bào ung thư. Ngoài ra, căng thẳng còn khiến các vết thương lâu lành hơn, tiêm chủng kém hiệu quả hơn.
Gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra mối liên hệ giữa chứng trầm cảm với các loại thân bệnh như bệnh tim, ung thư, tiểu đường, hen suyễn, tăng huyết áp… Trầm cảm có thể tạo tiền đề cho bệnh tật phát triển hoặc làm trầm trọng hơn chứng bệnh đã có sẵn trong cơ thể.
Thật vậy, Viện Quốc gia về Lão hóa của Hoa Kỳ đã nghiên cứu mối quan hệ giữa bệnh trầm cảm và ung thư dựa trên 4.825 người có độ tuổi từ 71 trở lên. Kết quả của cuộc nghiên cứu đã tạo ra một chấn động trong giới y khoa. Những người bị trầm cảm mãn tính trong ít nhất khoảng 6 năm có nguy cơ mắc ung thư lên đến 88% trong vòng 4 năm tới. Bên cạnh đó, cô đơn cũng tác động xấu đến cơ thể không kém trầm cảm. Một nghiên cứu về những người phụ nữ mắc ung thư vú giai đoạn cuối cho thấy, những người có mối quan hệ xã hội thân thiết (được người thân chăm sóc hay tham gia các cộng đồng hỗ trợ) trung bình có thể sống lâu hơn những người cô đơn đến 18 tháng.
Hay những người trầm cảm dễ bị mắc tiểu đường loại 2 hơn. Và việc điều trị trầm cảm cũng có tác động tích cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh. Những khám phá mới mẻ này đã đưa ngành y học đến cách tiếp cận ngăn ngừa và điều trị bệnh hoàn toàn mới.
2. Sự hồi sinh kỳ diệu từ niềm tin và cảm xúc tích cực
Trong cuốn sách “Niềm tin: Con đường đến sức khỏe và hạnh phúc” của tác giả Robert Dilts, một nhà phát triển NLP nổi tiếng, xuất bản năm 1990 đã mô tả cách chữa lành bệnh ung thư cho mẹ tác giả bằng phương pháp NLP chỉ trong 4 ngày.
Theo đó, mẹ của Dilts bị ung thư không thể chữa khỏi. Robert đã dùng phương pháp khoa học NLP để thay đổi mọi suy nghĩ tiêu cực có thể gây thêm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay ngăn cản sự hồi phục của bà. Sau 4 ngày trị liệu, bà đã khoẻ lại mà không cần sử dụng bất kỳ một phương pháp y học nào (như hoá trị, xạ trị… ).
Cuốn sách này còn cho người đọc thấy kết quả một cuộc phỏng vấn 100 “người sống sót sau ung thư”. Họ là những người được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối với tiên lượng phục hồi rất kém nhưng họ vẫn sống khỏe mạnh đến cả mười năm, hai mươi năm sau đó. Điều thú vị là người ta không tìm thấy bất kỳ điểm chung nào trong phương pháp điều trị của người bệnh. Họ được điều trị từ nhiều phương pháp khác nhau như hoá trị, xạ trị, phẫu thuật, chữa bệnh bằng tinh thần hay thay đổi phương pháp dinh dưỡng… Tuy nhiên, những người sống sót họ đều chia sẻ một quan điểm rằng họ tin vào phương pháp họ điều trị sẽ mang lại hiệu quả cho họ. Điều này cho thấy rằng, niềm tin chứ không phải phương pháp điều trị đã tạo nên sự khác biệt ở những người sống sót sau ung thư.
Khi bạn thực sự tin vào điều gì đó, bạn sẽ suy nghĩ, cảm nhận và cư xử phù hợp với niềm tin đó, có cả ý thức và vô thức. Tâm trí vô thức của chúng ta mạnh hơn nhiều so với tâm trí ý thức. Vì tâm trí vô thức của bạn giao tiếp với cơ thể và hệ thống miễn dịch của bạn, các loại niềm tin phù hợp thực sự có thể kích hoạt khả năng chữa bệnh, nó có thể tập hợp các nguồn lực rất mạnh để giúp bạn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu chúng ta không có niềm tin thì ngay cả một người đã chiến thắng bệnh tật cũng có thể tái phát bệnh ngay sau đó.
Hướng đi mới trong điều trị thân bệnh thông qua điều trị tâm bệnh
Quan điểm về mối quan hệ giữa tâm bệnh và thân bệnh không phải mới xuất hiện. Khoảng 300 năm trước, hầu như mọi hệ thống y học trên toàn thế giới đều điều trị tâm trí và cơ thể nói chung. Nhưng trong suốt thế kỷ 17, thế giới phương Tây bắt đầu coi tâm trí và cơ thể là hai thực thể riêng biệt. Theo quan điểm này, cơ thể giống như một cỗ máy, hoàn chỉnh với các bộ phận độc lập, có thể thay thế, không có mối liên hệ nào với tâm trí.
Quan điểm phương Tây này có những lợi ích nhất định, đóng vai trò là nền tảng cho những tiến bộ trong phẫu thuật, chăm sóc chấn thương, dược phẩm và các lĩnh vực khác của y học dị ứng. Tuy nhiên, nó cũng làm giảm đáng kể sự nghiên cứu khoa học về đời sống tình cảm và tinh thần của con người, đồng thời làm giảm khả năng chữa một số bệnh bẩm sinh.
Vào thế kỷ 20, quan điểm này dần dần bắt đầu thay đổi. Các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể và đưa ra những dẫn chứng khoa học về mối liên hệ phức tạp giữa cơ thể và tâm trí.
Các tổ chức sức khoẻ trên thế giới đã phát triển nhiều phương pháp điều trị tâm bệnh hay thay đổi suy nghĩ con người theo hướng tích cực để hỗ trợ điều trị thân bệnh một phần hoặc nhiều hơn thế. Một số phương pháp điển hình có thể kể đến như thiền, yoga, phương pháp NLP và thôi miên trị liệu, liệu pháp Hành vi nhận thức (CBT)…
1. Thiền và yoga tác động tích cực đến não và cơ thể
Các nghiên cứu về thiền và yoga đã khám phá sâu hơn mỗi quan hệ giữa tâm trí và cơ thể. Theo đó, các chuyển động tâm trí và hít thở được thực hiện trong yoga sẽ kích hoạt phản ứng thư giãn thông qua dây thần kinh phế vị. Do đó, yoga chuyển hệ thống thần kinh ra khỏi trạng thái căng thẳng và chuyển sang tình trạng nghỉ ngơi, hạnh phúc.
Hơn nữa, yoga còn làm tăng mức độ GABA, một chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp thư giãn tinh thần. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần đối với những người tham gia tập yoga và những người đi bộ 3 lần mỗi tuần, mỗi lần kéo dài 1 tiếng. Kết quả cho thấy nhóm tập yoga cho thấy mức GABA tăng nhiều hơn, cùng với đó là tâm trạng được cải thiện nhiều hơn và giảm các tác động vật lý do lo lắng gây ra.
Bằng cách tập trung và kiểm soát hơi thở, chúng ta có thể thay đổi cách suy nghĩ và cảm nhận. Chúng ta có thể sử dụng hơi thở như một phương tiện để thay đổi trạng thái cảm xúc và kiểm soát căng thẳng ”.
—Tommy Rosen, giáo viên yoga và chuyên gia phục hồi chứng nghiện —
2. Liệu pháp Hành vi – nhận thức
Liệu pháp Hành vi – nhận thức (Cognitive Behavior Therapy) là một liệu pháp trị liệu can thiệp vào tâm lý để cải thiện tâm bệnh. CBT tập trung vào việc dạy các cá nhân cách xác định và thay đổi các kiểu suy nghĩ. Mục đích là kích hoạt một cách có ý thức những suy nghĩ và hành vi tích cực cho đến khi những phản ứng này trở nên tự động hơn. Và các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong quá trình này, não bộ và hệ thần kinh của con người thực sự thay đổi.
Năm 2009, người ta đã xem xét 13 nghiên cứu sử dụng hình ảnh thần kinh để đánh giá xem CBT ảnh hưởng như thế nào đến các mạch và chức năng của não. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng điều trị CBT điều chỉnh các mạch thần kinh liên quan đến việc điều chỉnh nỗi sợ hãi và các cảm xúc tiêu cực khác. Đồng thời các cảm xúc về xã hội như tha thứ, đồng cảm được tăng lên.
Nói cách khác, suy nghĩ và hành vi của con người có khả năng thay đổi sinh học thần kinh của họ, căng thẳng và sức khỏe thể chất của chúng ta gắn liền với nhau. Đó là sức mạnh và bí ẩn của sự kết nối giữa cơ thể và tâm trí trong cơ thể mỗi con người.
3. Phương pháp NLP và thôi miên trị liệu
NLP là viết tắt của Neuro – Linguistic – Programming (lập trình ngôn ngữ tư duy) là môn khoa học nghiên cứu chiến lược thành công của những người xuất chúng nhất trên thế giới qua mọi thời đại (khoảng 0.7% trong số 7 tỉ dân). NLP được sáng lập bởi 2 giáo sư người Mỹ, Richard Bandler & John Grinder vào năm 1972.
NLP không thay thế cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác mà nó hoạt động song song cùng các phương thức chữa bệnh khác để thúc đẩy quá trình điều trị bệnh một cách mạnh mẽ hơn. NLP đã chứng minh được hiệu quả trong việc giúp các bệnh nhân mắc ung thư, dị ứng, tiểu đường, AIDS hay phẫu thuật được chữa lành.
Thôi miên là bộ môn khoa học bắt nguồn từ Ai Cập ra đời khoảng 2500 năm trước công nguyên. James Braid (1975 – 1860), một bậc thầy về Liệu pháp thôi miên trị liệu, đã nói rằng “Thôi miên có thể chữa khỏi những căn bệnh mà các phương pháp khác đã bó tay”.
Sự kết hợp giữa NLP và thôi miên được ứng dụng trong Tâm lý trị liệu để chữa lành tâm bệnh một cách tự nhiên.
Mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể, giữa tâm bệnh và thân bệnh đã mang đến hướng điều trị mới cho ngành y. Tuy nhiên, việc áp dụng tại Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Hy vọng rằng trong tương lai, ngành y khoa nước ta sẽ có nhiều tiến bộ, ứng dụng mối quan hệ tâm trí và cơ thể vào điều trị tâm bệnh và thân bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!