Diễn biến và chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân ung thư
Ung thư là bệnh lý phát triển theo từng giai đoạn. Cùng với đó, tâm lý của người bệnh cũng sẽ có xu hướng diễn ra những cảm xúc thăng trầm khác nhau. Vì thế, nhận biết và thấu hiểu những thay đổi này có thể giúp người bệnh loại bỏ bớt những gánh nặng và bệnh tật phần nào được nhẹ nhàng hơn.
Diễn biến tâm lý bệnh nhân ung thư
Khi biết tình trạng bệnh của mình chuyển biến thành ung thư, chắc hẳn đây là một cú sốc tinh thần lớn mà người bệnh phải trải qua. Đối với nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh thường có cảm giác như mọi thứ đang sụp đổ trước mắt mà không có cách nào cứu vãn. Đây có thể là thời điểm rất khó khăn và người bệnh rất cần sự quan tâm, thấu hiểu từ người nhà.
Diễn biến tâm lý của bệnh nhân ung thư có thể xuất hiện trong 4 giai đoạn sau:
1. Giai đoạn 1: Nghi ngờ bệnh
Ở giai đoạn này, tâm lý người bệnh sẽ không chấp nhận sự thật đang diễn ra. Mặc dù kết quả chẩn đoán là ung thư và đã khám tầm soát đầy đủ. Thông thường, những trường hợp này thường hay đặt ra các câu hỏi với bác sĩ như “Chẩn đoán này có đúng không?”, “Tại sao là ung thư mà không phải là bệnh khác?”, “Kết quả này chắc chắn là nhầm lẫn”,…
Theo các nghiên cứu cho rằng, có 2 trường hợp tâm lý sẽ xảy ra khi người bệnh nhận kết quả là bệnh ung thư. Thứ nhất, họ sẽ không tin vào kết quả hiện tại và tiếp tục thực hiện các xét nghiệm và tầm soát ở nhiều nơi khác nhau. Họ còn đòi hỏi các bác sĩ phải thực hiện thật nhiều xét nghiệm với mong muốn chứng minh rằng, kết quả trước là hoàn toàn sai.
Ngược lại, một số người sẽ trở nên lo lắng, căng thẳng và rơi vào trạng thái trầm cảm một cách nhanh chóng. Tình trạng u uất còn diễn ra trong một thời gian dài mà không thể nào kiểm soát được. Trên thực tế, việc phải thông báo với các bệnh nhân của mình về chẩn đoán ung thư là một điều vô cùng khó khăn với các bác sĩ, kể cả những người đã làm việc lâu năm.
Giai đoạn nhận biết thông tin là thời gian khó khăn nhất vì tâm lý lúc này của các bệnh nhân sẽ chuyển biến rất phức tạp. Vì thế, nó đòi hỏi các bác sĩ cần có khả năng thấu hiểu tâm lý của đối phương chứ không chỉ riêng về chuyên môn. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần có sự giúp đỡ từ gia để có thể xét nghiệm chính xác để xác chẩn ung thư và lập kế hoạch điều trị sớm.
2. Giai đoạn 2: Hy vọng
Sau khi đã tiến hành nhiều thủ tục xét nghiệm và chẩn đoán ung thư nhưng nơi nào cũng cho những kết quả giống nhau. Cùng với đó, những bất thường trên cơ thể người bệnh bắt đầu có những dấu hiệu rõ ràng. Lúc này, họ mới tin rằng mình đã thật sự mắc ung thư. Tinh thần sẽ có chuyển biến bớt đi những căng thẳng và bắt đầu xuất hiện niềm hy vọng.
Khi đó, các bệnh nhân sẽ ý thức được rằng, họ không còn nhiều thời gian nên bắt đầu có lòng tin vào các phương pháp điều trị. Họ đòi hỏi phải được tiến hành nhanh chóng bằng mọi biện pháp y học để có thể đẩy lùi căn bệnh này một cách hiệu quả nhất. Đây thường được gọi là thời điểm vàng để các bác sĩ có thể can thiệp điều trị và trấn an tâm lý cho các bệnh nhân của mình.
Đối với các bệnh lý ung thư cũng như những giai đoạn khác nhau, phương pháp điều trị phối hợp giữa phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị là tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Và kết quả cải thiện có thể cao nếu tiên lượng điều trị dứt bệnh còn cao.
3. Giai đoạn 3: Chấp nhận
Khi các chuyển biến ung thư bước vào giai đoạn nặng, người bệnh phải chịu nhiều đau đớn và những biến dạng của cơ thể khi phải thường xuyên thực hiện các liệu pháp điều trị. Tuy nhiên, nó có thể không mang lại hiệu quả nữa, kể cả bạn có sử dụng đến những phương pháp không bài bản như tự chữa, đi thầy lang, dùng thuốc nam,…
Người bệnh lúc này sẽ vụt tắt đi niềm tin và hy vọng, tâm lý dần chuyển sang sự chấp nhận tình trạng bệnh. Lúc này, họ vẫn tiếp tục sử dụng các phương pháp điều trị như thái độ lúc này rất dửng dưng, bệnh ra sao cũng được, đi đến đâu cũng được,…
4. Giai đoạn 4: Chờ đợi
Đây là giai đoạn ung thư bước vào thời kỳ cuối, các phương pháp dường như chẳng còn tác dụng nữa và bệnh nhân sẽ được chuyển về chăm sóc tại nhà. Tâm lý lúc này của họ sẽ suy nghĩ nhiều hơn đến cái chết và tương lai về sự tồn tại ở một thế giới khác.
Một số người bệnh còn tỉnh táo, giai đoạn này họ sẽ bắt đầu giải quyết những công việc và các mối quan hệ còn dang dở. Lúc này, việc của người thân là giúp đỡ hết mình và ủng hộ, bởi lẽ, mọi sự cấm đoán lúc này có thể sẽ không còn ý nghĩa nữa.
Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư cần được quan tâm, chăm sóc về sức khỏe tâm lý để tránh gây ra một khoảng trống lớn vì không được thấu hiểu một cách đúng mực. Theo đó, để đảm bảo mang đến sức khỏe tinh thần tốt nhất cho người bệnh, bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc và cải thiện như:
- Người nhà nên khuyến khích và ủng hộ bệnh nhân làm những gì mình yêu thích để có thể giải tỏa tốt hơn, vượt qua nỗi sợ hãi bệnh tật.
- Trong quá trình áp dụng các phương pháp điều trị, không nên động viên theo cách dùng các từ ngữ “không đau đâu”, “không sao cả”, “sẽ khỏi bệnh”,… vì nếu như sau một thời gian người bệnh nhận ra nó không đúng với sự thật sẽ trở nên mất niềm tin, thậm chí bỏ trị hoặc lựa chọn các phương pháp điều trị không chính thống khác.
- Vai trò của các bác sĩ lúc này là vô cùng quan trọng, nhất là đối với đội ngũ điều dưỡng, tốt nhất nên được phối hợp với các chuyên gia tâm lý để có những lời khuyên, động viên tốt nhất.
- Các liệu pháp và thực hành tâm lý cũng được ứng dụng hiệu quả song song với việc dùng thuốc.
- Người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan cao vì trên nhiều chứng minh đã cho rằng nó có thể giúp tiên lượng bệnh trở nên có khả quan hơn so với cuộc sống bi quan, chán nản.
- Chia sẻ với người bệnh về những câu chuyện truyền cảm hứng cũng như những bộ phim truyền động lực để họ có thêm sức mạnh vượt qua.
- Tạo tinh thần thoải mái với người bệnh bằng cách kể chuyện vui, chơi những trò chơi bổ ích, thú vị.
Hy vọng bài viết đã có thể giúp bạn có thêm thông tin về những diễn biến cũng như chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân ung thư. Người nhà lúc này chính là điểm tựa lớn nhất, vì thế bạn phải luôn ở bên cạnh trò chuyện, động viên và trợ giúp họ những lúc đau ốm để bệnh tiến triển theo chiều hướng khả quan. Đồng thời, nó còn giúp người bệnh trải qua, từng ngày từng giờ chiến đấu giành lại sự sống một cách mạnh mẽ hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Ứng dụng thiền vào tâm lý trị liệu để chữa bệnh
- Tâm lý trị liệu là gì? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện
- Khám và điều trị rối loạn lưỡng cực ở đâu tốt?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!