Tổng kết chương trình trị liệu nhóm số 13: “Chìa khóa kích hoạt cảm xúc tích cực từ bên trong bạn”
Chương trình trị liệu nhóm số 14 đã mang đến cho các thành viên những quy trình, bài tập giúp kích hoạt cảm xúc tích cực bên trong bạn. Cảm xúc tích cực không chỉ giúp bạn có cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng, bình yên, hạnh phúc hơn mà còn giúp bạn vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để thành công hơn.
Vô thức (tiềm thức) và nhiệm vụ Yes and More
Trong các chương trình trị liệu trước, chuyên gia tâm lý, Master Coach Dương Thị Thu Hà đã giúp thành viên hiểu được mối liên hệ giữa ý thức và vô thức (hay còn gọi là tiềm thức). Khi ý thức đưa ra quyết định, vô thức sẽ thực hiện và sẽ cho bạn nhiều hơn nữa nếu bạn thường xuyên giao tiếp và cho vô thức biết rằng, bạn cần nhiều hơn thế.
Ví dụ, nếu bạn suy nghĩ tiêu cực nhiều, nó sẽ thu hút những điều tiêu cực đến với bạn nhiều hơn. Và ngược lại, nếu bạn suy nghĩ tích cực, vô thức sẽ thu hút những điều tích cực đến với bạn. Có gieo thì ắt có gặt. Gieo hạt gì sẽ gặt quả đó. Bởi vậy, nếu bạn thường xuyên suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ gặt được những điều tiêu cực nhiều hơn và ngược lại.
Chuyên gia Thu Hà cũng giúp khách hàng hiểu được biểu đồ mức độ cảm xúc của nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ David, tiến sĩ R. Hawkins.
Biểu đồ mức độ cảm xúc do nhà tâm lý học David R. Hawkins nghiên cứu.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ R.Hawkins, mỗi người có một tần số rung động hay mức năng lượng khác nhau tùy theo tinh thần của họ, nằm trong khoảng từ 1 đến 1.000. Ví dụ, nếu một người thấy xấu hổ, nhục nhã, mức năng lượng tinh thần của họ là thấp nhất, chỉ ở mức 20 và sự hổ thẹn cũng là cảm xúc tiêu cực nhất của con người.
Làm thế nào để có được cảm giác hạnh phúc, bình an?
Hạnh phúc, bình an là những giá trị đích thực của cuộc sống và chúng xuất phát từ sâu thẳm trong tiềm thức của chúng ta. Nó không liên quan đến những vật ngoài thân như diện mạo, tiền bạc, của cải của bất kỳ ai. Muốn có được hạnh phúc, sự bình an, chúng ta cần phải học cách chấp nhận, tha thứ, buông bỏ, yêu thương, biết ơn và cho đi.
Chấp nhận là chấp nhận bản thân mình và chấp nhận người khác. Chấp nhận không có nghĩa là bỏ cuộc. Chấp nhận là chịu trách nhiệm 100% cho cuộc đời của mình, chấp nhận bản thân mình chưa hoàn hảo để sửa đổi và bước tiếp. Đừng phán xét mình hay người khác. Với mỗi sự việc xảy ra, hãy nhận lấy bài học và nói với vô thức rằng “mọi việc của tôi sẽ tốt lên từ đây”.
Tha thứ không phải là làm điều tốt cho người khác mà là buôn bỏ quá khứ để giải thoát bản thân mình khỏi những cảm xúc tiêu cực, giúp mình hấp thu và nhận được những năng lượng tốt.
Tha thứ cho người khác giúp mình được giải thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực. giúp mình hấp thu, tiếp nhận được nguồn năng lượng tốt. Muốn thay đổi cuộc sống hiện tại, chắc chắn bạn phải thay đổi chính mình. Chúng ta không thể nhận được kết quả mới với cách làm cũ. Hãy bắt đầu thay đổi từ tư duy và suy nghĩ của mình.
“Hãy biết ơn vì những gì bạn đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn nữa. Ngược lại, nếu chỉ tập trung vào những gì mình không có, bạn sẽ chẳng bao giờ có đủ cả”.
—- Oprah Winfrey—–
Quy trình kích hoạt những cảm xúc tích cực bên trong mỗi con người
Trong chương trình trị liệu nhóm số 13, chuyên gia Thu Hà đã hướng dẫn các thành viên thực hiện quy trình để kích hoạt các cảm xúc tích cực bên trong mỗi con người gồm có: Hạnh phúc, vui vẻ, tự hào, yêu thương và can đảm. Để những bài tập này thực sự có ích trong cuộc sống, chúng ta cần thực hành nhiều lần. Chúng ta có thể thực hành nó mỗi khi có cảm xúc tiêu cực hoặc/và thực hành nó mỗi ngày, đặc biệt là buổi sáng thức dậy, lúc bắt đầu một ngày mới. Nếu suy nghĩ tiêu cực đã trở thành thói quen, lối mòn trong suy nghĩ của bạn thì bạn cần một khoảng thời gian rèn luyện nhất định để thay đổi nó theo chiều hướng tích cực hơn.
Chuyên gia Thu Hà cũng nhấn mạnh rằng, chúng ta cần quan tâm đến cả sức khỏe tâm trí lẫn sức khỏe cơ thể. Tập thể dục mỗi ngày và ăn uống, ngủ nghỉ dinh dưỡng khoa học đóng góp một phần không nhỏ cho sức khỏe của chúng ta.
Chương trình cũng nhận được những chia sẻ thiết thực từ các thành viên tham gia trị liệu nhóm. Đó là nguồn động lực, sự khích lệ để Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam và các chuyên gia tâm lý trị liệu tiếp tục thực hiện tốt hơn chuỗi chương trình trị liệu nhóm vào thứ 7 hàng tuần, hỗ trợ khách hàng có cuộc sống bình an, hạnh phúc hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!