Tổng kết trị liệu nhóm số 20: “Chìa khoá áp dụng đúng SỨC MẠNH VÔ THỨC để đạt mục tiêu cuộc sống”

Chương trình trị liệu nhóm số 20 đã mang đến cho các thành viên những kiến thức chuyên sâu về ý thức và vô thức, giúp các thành viên hiểu đúng sức mạnh vô thức thông qua 21 nguyên lý hoạt động của vô thức và quy trình trải nghiệm sức mạnh vô thức.

chuyen gia tam ly Duong Thi Thu Ha

Qua một chuỗi chương trình trị liệu nhóm được thiết kế bởi chuyên gia tâm lý, Master Coach Dương Thị Thu Hà, các thành viên đã có kiến thức, hiểu biết cơ bản về sức mạnh vô thức. Nhưng áp dụng đúng sức mạnh vô thức để đạt được những mục tiêu, mong muốn trong cuộc sống hay vượt qua những chướng ngại vật khó khăn, thử thách hơn, chúng ta cần có sự hiểu biết sâu hơn về chúng.

Chương trình trị liệu số 20 do chuyên gia Dương Thị Thu Hà đã giúp các thành viên hiểu rõ mối liên kết giữa vô thức và ý thức, quyền năng của ý thức, vô thức và 21 nguyên lý vận hành của vô thức.

Trong những nghiên cứu chuyên sâu, tâm trí được chia thành 3 tầng: Ý thức, tiềm thức và vô thức.

tảng băng tâm trí
Sigmund Freud dùng hình ảnh tảng băng để ẩn dụ về cách hoạt động của ý thức, tiềm thức, vô thức.

Ý thức là phần suy nghĩ dựa trên lập luận logic của bạn. Là thứ giúp bạn đưa ra quyết định dựa trên những quy tắc bạn học được từ cuộc sống và phản kháng lại những điều sai lệch với những quy tắc này.

Tiềm thức là phần tâm trí nằm bên dưới mà bình thường không thể nhận ra được, chúng kiểm soát các hoạt động để duy trì sự sống của chúng ta như việc thở, cảm xúc hoặc kiến thức. Nhưng khi cần thì vẫn có thể xuất hiện trên ý thức như là việc nhớ lại một thứ gì đó mà chúng ta đã quên.

Cuối cùng là vô thức, phần nằm sâu nhất trong não bộ của chúng ta, lưu giữ vô số các trải nghiệm trong quá khứ của chúng ta, đặc biệt là những trải nghiệm mang lại cảm xúc mạnh.

Nếu ví ý thức như một vị thuyền trưởng thì vô thức là một đoàn thủy thủ. Thuyền trưởng có quyền năng cao nhất và là người ra quyết định cho con tàu sẽ đi đâu. Đoàn thủy thủ chỉ ở bên trong và thực hiện mệnh lệnh của thuyền trưởng. Để con tàu đến đích thì thuyền trưởng và thủy thủ phải biết cách phối hợp nhịp nhàng, như ý thức và vô thức cần phải phối hợp với nhau để đạt được mục đích trong cuộc sống.

Cũng như thuyền trưởng, ý thức có vai trò vô cùng quan trọng. Thuyền trưởng ra quyết định sai có thể gây ra thiệt hại cho cả con thuyền. Ý thức dung nạp những thông tin sai lệch, không đúng sẽ được vô thức tiếp nhận. Vô thức được ví như đứa trẻ 5 tuổi, có quyền năng vô hạn, không giới hạn không gian, thời gian, không phân biệt đúng sai, thật giả, tiếp nhận thông tin từ ý thức một cách vô hạn.

tàu thuyen
Ý thức được ví như thuyền trưởng, có quyền ra quyết định cho vô thức là các thủy thủ.

Đặc biệt là các bạn trẻ con từ 0-7 tuổi, ý thức mới được hình thành và sẵn sàng rất nhiều thông tin ở xung quanh như cha mẹ, hàng xóm, người thân trong gia đình…

21 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TIỀM THỨC

1. Tiềm thức là nơi chứa ký ức, trải nghiệm của chúng ta về cuộc sống.
2. Tiềm thức tạo ra sự liên kết, xâu chuỗi các ký ức, trải nghiệm để giúp chúng ta nhận ra vấn đề, hiểu về vấn đề.
3. Sắp xếp các ký ức theo từng thời điểm, giai đoạn, khoảng thời gian.
4. Kiềm chế những ký ức có những cảm xúc tiêu cực chưa được giải quyết (Những tổn thương về tinh thần trong quá khứ không hề tự mất đi, chúng được kiềm chế và đặt vào một vùng nào đó trong tiềm thức, khi có cơ hội, chúng sẽ trỗi dậy).
5. Lộ ra những ký ức bị kiềm chế để lý giải và giải tỏa cảm xúc (Khi có điều kiện để những ký ức tiêu cực cũ tràn về thì bằng nhận thức của hiện tại tiềm thức sẽ tìm cách lý giải để thoát khỏi cảm xúc tiêu cực đó).
6. Lưu trữ những ký ức bị kiềm chế cho cơ chế bảo vệ. Những ký ức bị tổn thương được lưu giữ, và Tiềm thức sinh ra cơ chế bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương tương tự.

tiềm thức như đứa trẻ 5 tuổi
7. Vận hành cơ thể. Toàn bộ hệ thống tuần hoàn, hô hấp, bài tiết…những hoạt động nằm ngoài phạm vi ý thức.
8. Bảo vệ cơ thể. Tiềm thức hoạt động một cách tự động để tránh những nguy hiểm xảy đến cho cơ thể.
9. Miền cảm xúc. Lưu trữ cảm xúc, kích hoạt cảm xúc.
10. Bản thể tinh thần.
11. Tiềm thức thích phục vụ, cần sự thứ tự rõ ràng để thực hiện theo. Điều này được áp dụng trong thiết lập các mục tiêu, cần lập ra các kế hoạch chi tiết cho tiềm thức như kiểu “cầm tay chỉ việc” Tiềm thức sẽ hăng hái làm việc. Nếu kế hoạch kiểu chung chung mơ hồ, bạn không cần hỏi tại sao bản thân không chịu hành động nữa nhé.
12. Điều khiển và duy trì tất cả những cảm nhận.
13. Tạo ra, chứa, phân phối và truyền năng lượng. Bạn luôn tràn đầy năng lượng hay thường tụt mất năng lượng trong công việc là từ đây mà ra.
14. Duy trì các bản năng và tạo ra thói quen.
15. Cần lặp lại cho đến khi thói quen được hình thành.
16. Được lập trình để liên tục tìm kiếm nhiều hơn.
17. Tốt nhất khi là một thể hòa hợp (với ý thức). Tiềm thức sẽ hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất khi đạt được sự hòa hợp với ý thức. Bạn có biết những người cực kỳ giỏi giang, hỏi thứ gì cũng biết, việc khó khăn tới đâu vào tay họ đều có cách xử lý không? Bởi họ đã đạt được cảnh giới của sự hợp nhất giữa Ý thức và Tiềm thức.
18. Có tính biểu tượng.
19. Xem xét mọi thứ với tư cách cá nhân.
20. Hoạt động trên nguyên tắc ít lỗ lực nhất. Anh chàng lười biếng của chúng ta đây rồi! Anh ấy luôn tim những thứ đơn giản, dễ dàng để làm một cách tự động.
21. Không hiểu những câu phủ định. Ví dụ, nếu chúng ta nói: “Tôi không mệt”, vô thức sẽ hiểu là “tôi mệt”.

Xen lẫn kiến thức chuyên sâu là các bài tập, thảo luận, giải đáp thắc mắc giữa chuyên gia Dương Thị Thu Hà và các thành viên tham gia, giúp từng thành viên hiểu rõ hơn hơn những vấn đề còn khúc mắc trong bài học hay trong đời sống.


Để các thành viên áp dụng hiệu quả sức mạnh vô thức vào cuộc sống hàng ngày và đạt được mục tiêu trong cuộc sống, chuyên gia Dương Thị Thu Hà sẽ chia sẻ đến các bạn các bài tập thực hành trong chương trình trị liệu nhóm số 21. Mời các bạn tham gia để có giải pháp, chìa khóa đạt được mục tiêu lớn trong cuộc sống của mình nhé.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *