Tổng kết trị liệu nhóm số 46: Thấu hiểu tâm lý để đồng hành cùng con
Đã qua rồi thời tâm lý cha mẹ “đặt đâu con ngồi đó”, ngược lại, hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn được làm bạn với con, đồng hành cùng con trên hành trình tuổi thơ tươi đẹp. Nhưng từ mong muốn đến thực hiện là cả một khoảng cách không dễ vượt qua. Chủ đề “Thấu hiểu tâm lý để đồng hành cùng con” sẽ giúp ba mẹ hiểu nhu cầu của con, hiểu tâm lý của con để từ đó đồng hành với con như người bạn, cha mẹ sẽ nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nhận biết được những lo âu, rối loạn, bất thường của trẻ.
Muốn đồng hành cùng con, chúng ta phải hiểu thể nào là tâm lý?
Tâm lý con người là những hiện tượng mà nó xảy ra ở trong đầu, những hiện tượng, những suy nghĩ bất kể một cái gì, nó xảy ra trong tâm trí của chúng ta và nó chi phối mọi hành vi và hoạt động của chúng ta. Khi chúng ta ở trong một trạng thái đó, cụ thể là cảm xúc tiêu cực thì hành vi của mình, thái độ của mình thể hiện ra ngoài cũng rất là tiêu cực, còn ngược lại khi ta vui thì ta thể hiện từ lời nói dễ nghe, tạo được niềm vui cho mình và cho người khác. Tâm lý học là một ngành khoa học, được các nhà khoa học về tâm trí khai phá từ thế kỉ 17 ở trên thế giới, ở Việt Nam cũng có nhưng chỉ là trên giấy tức nghiên cứu là chính, khi mà xã hội phát triển, có nhiều vấn đề quá cộng với internet của mình thì từ tâm lý ra hành động, hành vi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của cơ thể chúng ta về thể chất, trạng thái thì tất cả những cái đó thuộc về tâm lý nói chung.
Tại sao tâm lý con người lại khác nhau?
Từ cái thuở con người được hình thành có mặt trên trái đất, thì tâm lý đã khác nhau rồi, có nghĩa là nó đã có từ trước đó, con người của chúng ta, thân thể này cũng không phải của chúng ta, nếu các bạn tin vào linh hồn, tin vào kiếp, tin vào những cái tâm linh thì trước khi chúng ta sinh ra thì chúng ta đã mang những cái thông tin sẵn có rồi, là của ta ở một thế giới nào đó trước trước nữa, nếu mà nói theo nhà phật thì bao nhiêu là kiếp thì thông tin đủ để khác nhau như thế nào. Chúng ta hình thành nhờ bố và mẹ, mà chúng ta khi ở trong cơ thể của bố là mọi trải nghiệm trong cuộc đời của bố, là chúng ta cũng đc trải nghiệm, mà bố thì mang những thông tin từ ông bà tổ tiên rồi sau đó khi đủ nhân duyên thì có mặt trong bụng mẹ và trong 9 tháng 10 ngày đó mà mẹ hứng chịu những nỗi đau thì đứa bé cũng hứng chịu luôn. nếu như mẹ hphuc thì đứa bé đó cũng đc hưởng.
Nhu cầu cơ bản của con người là gì?
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ… Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
5 nhu cầu cơ bản của con người trong tháp Maslow
1. Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở… các nhu cầu làm cho con người tồn tại. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong tháp Maslow, nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Tức là các nhu cầu ở mức độ cao hơn không xuất hiện nếu nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn.
2. Nhu cầu về an toàn, an ninh
Nhu cầu an toàn và được bảo vệ được xếp ưu tiên sau nhu cầu thể chất bao hàm cả an toàn về tính mạng và an toàn về tinh thần. An toàn về tính mạng nghĩa là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh được mọi sự sợ hãi, lo lắng.
3. Nhu cầu về xã hội
Mong muốn được gắn bó với gia đình của các thành viên ấy chính là một nhu cầu xã hội.
Vậy thực chất nhu cầu xã hội là gì? Đây là một nhu cầu về tinh thần. Khi con người mong muốn được gắn bó với tổ chức hay một phần trong tổ chức nào đó hay mong muốn về tình cảm thì ấy chính là nhu cầu xã hội. Đó là mối quan hệ trong gia đình, trường lớp, công ty, bạn bè hay một cộng đồng.
Nhu cầu này cũng không kém phần quan trọng. Bạn chẳng thể sống trong thế giới riêng mình bạn. Không những thế, khi “cho” và “nhận” những tình cảm tốt đẹp chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và làm việc với hiệu suất tốt hơn.
Mâu thuẫn “mẹ chồng nàng dâu” cũng có thể được giải thích từ nhu cầu này. Khi người mẹ cảm thấy tình cảm của đứa con trai mà mình nuối nấng bấy lâu nay bị chia sẻ cho một người khác, bà sẽ có cảm giác bị mất đi một phần trong mình. Chính vì thế, nếu bạn là một nàng dâu để có được thiện cảm với mẹ chồng bạn cần cho bà ấy biết: “bạn không lấy đi tình cảm của con trai bà, mà bạn cũng là đứa con của bà, vợ chồng bạn luôn quan tâm và mang lại cho bà hạnh phúc.”
4. Nhu cầu về được ghi nhận, tin tưởng, tôn trọng
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu thừa nhận. Đây là nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng trong tổ chức, xã hội.
Tin tưởng và tôn trọng là điều cần có trong tất cả các mối quan hệ. Mối quan hệ đó có bền chặt hay không cũng phụ thuộc vào yếu tố này. Trong các mối quan hệ thân thiết, sự tin tưởng và tôn trọng càng cần được đề cao. Trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái đôi khi quên mất các yếu tố này.
Cha mẹ rất cần xây dựng sự tin tưởng ở con cái. Đồng thời, bản thân cũng cần tin tưởng con cái. Không thiếu những trường hợp tin người ngoài hơn tin con mà gây mâu thuẫn gia đình. Mọi vấn đề cần nghe hai chiều. Sự tin tưởng con cái sẽ giúp bố mẹ có cách cư xử phù hợp.
Tôn trọng con là điều rất cần thiết. Tôn trọng con và dạy con cách tôn trọng người khác. Đây là điều bố mẹ cần làm trên hành trình đồng hành cùng con trưởng thành. Được tôn trọng và biết tôn trọng sẽ giúp chúng ta có những cư xử văn minh, phù hợp. Ai cũng muốn mình được tôn trọng. Bố mẹ cần tôn trọng cá tính, sở thích, quan điểm của con. Hãy định hướng những điều đó phát triển theo hướng đúng đắn. Tôn trọng con cũng là không mắng hay làm mất mặt con trước đám đông, bạn bè, người khác,…
5. Nhu cầu được thể hiện mình
Đây là nhu cầu cao nhất, để có được nhu cầu này thì người đó phải được thỏa mãn 4 nhu cầu trên,được khẳng định mình trong cuộc sống hay sống, thể hiện hết mình vì công việc, cho công ty, cho cộng đồng. Việc làm của họ dựa trên chân lý, sự hiểu biết, thông thái và sự từng trải.
Đồng hành cùng con trưởng thành có thực sự cần thiết?
Sự đồng hành của bố mẹ trên chặng đường trưởng thành của con trẻ quả thực rất cần thiết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con cả về thể chất và tâm hồn. Đứa trẻ sinh ra, được nuôi nấng trong sự yêu thương của cha mẹ. Trẻ sẽ có một tuổi thơ đẹp, yên bình. Trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển về thể chất. Đồng thời, tâm hồn được nuôi dưỡng bởi tình yêu thương. Vì vậy, trẻ sẽ hình thành tính cách tốt, có phẩm chất, đạo đức. Trên chặng đường trưởng thành, con trẻ rất cần sự bảo vệ của bố mẹ.
Trở thành những phụ huynh tâm lý
Trên hành trình đồng hành cùng con trưởng thành bố mẹ cũng nên trở thành những phụ huynh tâm lý. Tâm lý chính là hiểu con, làm bạn với con. Bất kì đứa trẻ nào cũng có mong muốn bố mẹ mình tâm lý, hiểu mình hơn. Ngay cả các phụ huynh, trước kia hay bây giờ khi ở địa vị là người con cũng từng có mong muốn như vậy.
Sự khác biệt về thế hệ, tuổi tác, môi trường tạo nên những sự khác nhau trong quan điểm, suy nghĩ, tư duy. Đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, cách phụ huynh cư xử với sự khác nhau đó ảnh hưởng trực tiếp đến con cái. Thái độ không đồng tình, hành động gay gắt không phải là cách để hóa giải mâu thuẫn, quan điểm.
Hãy đặt vị trí mình vào người khác. Ở đây chính là việc bố mẹ đặt vị trí là con. Hai bên cần thông cảm, thấu hiểu nhau. Việc tương tác, trò chuyện, chia sẻ thân thiết, nhẹ nhàng sẽ giúp mối quan hệ vững bền, hiểu nhau hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!