Tổng kết Trị liệu nhóm trực tiếp tại TPHCM số 10: “Làm chủ niềm tin về tiền – Kiến tạo cuộc sống thịnh vượng”
Chương trình trị liệu nhóm trực tiếp tại TP Hồ Chí Minh số 10 do Chuyên gia Tâm lý trị liệu, Master Coach Nguyễn Hoàng Sơn (Tâm lý trị liệu NHC) chia sẻ diễn ra vào ngày 24/9/2022 đã mang lại nhiều bài học mới, bổ ích và thiết thực về “Làm chủ niềm tin về tiền – Kiến tạo cuộc sống thịnh vượng”.
1. Quan niệm của bạn về tiền là gì?
Mở đầu chương trình, Master Coach Nguyễn Hoàng Sơn đặt ra vấn đề: “Quan điểm của bạn về tiền như thế nào thì sẽ quyết định hiện thực của mình như vậy”. Và thực trạng hầu hết chúng ta không có định nghĩa rõ ràng “Tiền là gì?”. Đồng nghĩa rằng mục tiêu, kế hoạch tài chính của chúng ta cũng không rõ ràng.
Theo lịch sử tiền tệ thì Tiền đã trải qua quá trình hình thành và phát triển trong hàng ngàn năm. Nó khởi nguồn từ thời xưa người dân từng trao đổi trực tiếp hàng hóa lấy hàng hóa để có được thứ họ mong muốn. Sau đó, tiền xuất hiện là một loại hàng hóa đặc biệt, được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.
Như vậy về bản chất, tiền chỉ là một phương tiện trao đổi. Thế nhưng, chúng ta lại thường gắn thêm ý nghĩ cá nhân vào tiền như:
- Sở hữu nhiều tiền là kèm theo trách nhiệm cao.
- Muốn giàu có ta phải lao động vất vả.
- Người dùng tiền để làm việc xấu thì khi ấy tiền là điều xấu.
- Người dùng tiền để làm từ thiện thì khi ấy tiền là điều tốt…
Tiền là một đồ vật ở bên cạnh chúng ta rất nhiều thời gian trong ngày. Nhiều người đơn giản coi nó là một đồ vật hiển nhiên, sử dụng cho các mục đích mua bán. Nhưng nếu quan niệm tiền là một người bạn và bạn cảm nhận cảm xúc của bản thân khi nghĩ đến “người bạn” ấy mà không quan trọng giá trị là bao nhiêu, 1k hay 100k, 500k… thì sẽ thấy rằng tiền là một dạng năng lượng.
Vậy thì tư duy về tiền, niềm tin về tiền mới là tiền đề để kiến tạo một cuộc sống thịnh vượng chứ không phải mình sẽ làm việc như thế nào, nỗ lực ra sao để trở nên giàu có.
2. Kỹ năng phá vỡ các rào cản trong cuộc sống và kiến tạo niềm tin đầy đủ về Tài chính
Khi ta trồng một cây táo thì dù có treo lên đó quả cam, nó vẫn là cây táo. Niềm tin về tiền cũng tương tự như thế. Nó như thế nào thì ta nhận kết quả tương ứng. Chúng ta cùng nhìn về nguồn gốc hình thành tư duy của con người về tiền để thấy rằng từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, đã có rất nhiều quan điểm được cài đặt vào tiềm thức khiến ta có nhiều suy nghĩ tiêu cực về tiền.
Mỗi gia đình sẽ có những hoàn cảnh khác nhau nhưng không ít đứa trẻ từng có dấu ấn về việc nhà mình nghèo, sau này mình không có nhiều tiền… Đó có thể xuất phát từ những tình huống không vui liên quan đến tiền hoặc sự trêu đùa của người lớn.
Bên cạnh đó, thế hệ bố mẹ chúng ta sống vào thời kỳ bao cấp, hậu chiến tranh nên được củng cố niềm tin về sự ổn định, tiết kiệm. Và thế là những người con cũng bị ảnh hưởng và ám thị vào mình quan niệm ấy, ghim vào tâm trí hình ảnh con đường bình an của cuộc đời là “đi học – đi làm – kết hôn – mua nhà – nuôi dạy con cái”.
Có hai kiểu quan niệm phổ biến về tiền bạc. Một là điều quan trọng khi kiếm tiền là ta phải thấy hạnh phúc và bình an. Hai là các con phải cố gắng làm giàu, không phải người có tiền sẽ rất khổ sở. Ngay cả khi chúng ta tuyên bố rằng: “Tôi phải giàu, tôi phải cố gắng hơn nữa” thì có vẻ như ta đang rất khí thế và nhiệt huyết kiếm tiền nhưng sâu bên trong ta đang là trạng thái cảm thấy thiếu thốn, phải gồng, chứng tỏ, chiến đấu.
Với những người ở nhóm một, họ luôn trong tâm thế bình an, hạnh phúc và tiếp tục tiến lên cùng quan niệm “càng có nhiều tiền thì tôi càng hạnh phúc và giúp được nhiều người”. Còn ở nhóm thứ hai, họ sẽ luôn mưu cầu thật nhiều tiền, khó thấy đủ đầy trong tâm trí và luôn đặt mình vào những trường hợp cạnh tranh, ganh đua để giàu hơn người khác. Như vậy, đích đến của cả hai đều là cuộc sống thịnh vượng. Nhưng một bên thì vui vẻ, an lạc, một bên lại nhiều lo lắng, áp lực.
Thêm vào đó, những câu truyện cổ tích dân gian từ thơ ấu ta được nghe đều là: ở hiền gặp lành, gã địa chủ – anh nông dân hiền lành chất phác… lặp đi lặp lại đã xây dựng trong tiềm thức hình ảnh một thế giới người giàu là người xấu, người nghèo là người tốt, sống hạnh phúc.
Tất cả các định kiến về tiền cộng hưởng, tạo nên một hệ thống niềm tin trong vô thức. Nhiều khi có cơ hội kinh doanh, làm giàu rất tiềm năng đến với ta nhưng hệ thống niềm tin lại bắt đầu chạy suy nghĩ “mình không làm được đâu”, “chắc có nhiều rủi ro”… Những suy nghĩ ấy là rào cản ngăn chúng ta tiến tới cuộc sống thịnh vượng.
Vậy chúng ta phải làm gì?
Để loại bỏ những niềm tin cố hữu thì ta cần thay thể bằng niềm tin đúng đắn, suy nghĩ tích cực. Chúng ta có thể là tự ám thị hoặc tìm đến NHC Việt Nam để chữa lành mối quan hệ với tiền, loại bỏ niềm tin cũ đưa niềm tin mới vào tiềm thức. Nhưng hãy nhớ rằng bạn phải đặt mình vào tâm thế sẵn sàng chịu trách nhiệm 100% cho cuộc đời của mình.
Bởi tiền là một dạng năng lượng nên chúng ta cần tạo ra sự hòa hợp giữa hòa hợp năng lượng bản thân với năng lượng của tiền. Nếu bạn từng nghĩ rằng mình không thể kinh doanh thì có thể đảo chiều năng lượng bằng cách thường xuyên gặp gỡ những người đang kinh doanh thành công, lắng nghe họ chia sẻ để cảm nhận năng lượng tích cực của việc kiếm tiền.
Vì não bộ sẽ ghi nhớ thông tin cuối cùng nó tiếp nhận nên thay đổi cách dùng từ khi nói chuyện về tiền rất quan trọng. Dù chúng ta có tài chính như ý nhưng nếu nói rằng: “Tôi kiếm nhiều tiền nhưng không bị áp lực” thì tâm trí sẽ ghi nhớ hai chữ “áp lực”. Ta có thể nói theo cách khác là: “Tôi kiếm nhiều tiền trong vui vẻ”. Điều chỉnh một chút, thay thế từ ngữ tiêu cực thành tích cực mọi người nhé!
3. Thực hành quy trình xác lập niềm tin về mục tiêu tài chính
Trong chương trình trị liệu nhóm lần này, Chuyên gia Tâm lý trị liệu Nguyễn Hoàng Sơn đã hướng dẫn người tham gia trực tiếp thực hành xác lập niềm tin mới về sự thịnh vượng.
Qua các bài tập chữa lành mối quan hệ với tiền, buông bỏ kí ức tiêu cực, cài đặt niềm tin mới… mọi người tham gia đã có nhiều chuyển biến tích cực và được củng cố thêm niềm tin đúng đắn về tiền.
Chị T.Tr chia sẻ rằng: “Sau khi tham gia buổi trị liệu nhóm thì chị thấy rằng trước giờ mình cũng chưa hiểu gì lắm về tiền. Chỉ biết là khi còn nhỏ mẹ luôn nhắc phải tiết kiệm, lớn thì mẹ bảo “ hãy an phận, con không có khả năng làm nhiều tiền đâu”. Vậy nên cuộc đời chị không dám theo đuổi các ý định kinh doanh, chưa bao giờ quyết tâm và dễ bị áp lực khi kiếm tiền”. Với anh M.A thì anh nhận ra: “Bản thân mình có nỗi sợ về tiêu tiền là làm tiền bị mất đi. Chính vì thế, anh không có mục tiêu luôn để tiền “nằm im”. Bây giờ anh sẽ tìm hiểu về đầu tư cho sinh sôi, nảy nở”.
Những chuyển biến tích cực ngay tại chương trình đã giúp mọi người nhìn nhận lại chính mình, trân trọng giá trị bản thân và bắt đầu có những dự định mới để thay đổi cho một cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc.
Chị N.Th nhìn ra mình có niềm tin sai về tiền: “Khi mình kiếm tiền tốt thì nghĩ do may mắn nhất thời tại lúc đó”. Còn em N.Q thì hiểu rằng những nỗi sợ về tiền trước đây của em là do từ bé đã tự ti là mình không giỏi tính toán, không giữ được tiền. Giờ đây em thay đổi góc nhìn, từ niềm đam mê nghệ thuật em có định hướng cho bản thân để vừa có công việc mình yêu thích vừa có thu nhập xứng đáng.
Trong chương trình lần này, Master Coach Hoàng Sơn đã chia sẻ câu chuyện về con bọ và chiếc ly. Bản năng của con bọ là có thể bật nhảy rất cao. Nhưng sau khi bị nhốt lâu ngày trong một chiếc ly, nó không nhảy quá chiều cao của chiếc ly được nữa. Giờ đây, trong đầu nó đã hình thành một “chiếc ly vô hình”, tự giới hạn chính mình.
Chúng ta cũng vậy, có rất nhiều niềm tin giới hạn sau một quá trình trưởng thành phải tiếp nhận nhiều thông tin tiêu cực. Tuy nhiên, khi bạn cam kết “Tôi hoàn toàn và tuyệt đối chịu trách nhiệm 100% cho tâm trí của tôi, cho cuộc đời của tôi” và sẵn sàng hành động thì giới hạn ấy sẽ bị phá bỏ. Bạn làm chủ niềm tin về tiền và kiến tạo cuộc sống thịnh vượng của chính mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!