Tổng kết Zoom Meeting số 13: Chữa lành những tổn thương thời thơ ấu
Chương trình Zoom Meeting số 13 – “Chữa lành tổn thương thời thơ ấu” nằm trong Chuỗi 21 ngày Tự chữa lành và Gieo trồng hạnh phúc diễn ra vào ngày 12/9 do chuyên gia tâm lý, Master Coach Lương Bách Kim thực hiện đã mang lại nhiều kiến thức về việc chữa lành tổn thương cho mỗi người.
1. Những tổn thương thời thơ ấu
Chúng ta phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống đang diễn ra mỗi ngày. Chỉ khi chúng ta hiểu được tiến trình mà chúng ta đã trải qua, những thử thách hoặc là những tổn thương đó như thế nào thì mới có thể chữa lành tổn thương của tuổi thơ.
Qua chương trình, chuyên gia tâm lý Lương Bách Kim chia sẻ:
Đôi lúc, chúng ta cần nhìn lại để xem thử trong sự kiện mà chúng ta đối diện ngay ở hiện tại. Bởi vì đâu đó có những vấn đề của hiện tại vẫn còn ảnh hưởng đến chúng ta và ảnh hưởng đó đã xuất phát, đã khởi sự từ lúc chúng ta còn nhỏ. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải nhìn lại vấn đề của hiện tại. Vậy thì cá nhân của mỗi người đang gặp vấn đề gì ở hiện tại liên quan đến điều gì? Liên quan đến sức khỏe, liên quan đến mối quan hệ hay là liên quan đến công việc mà chúng ta đang làm?
Có thể là trong suốt cái quá trình trưởng thành chúng ta đã xử lý được nhiều nút thắt, xử lý được nhiều điều về cảm xúc, về suy nghĩ, về hành vi, và chúng ta vẫn đang trong tiến trình thay đổi. Nhưng nếu như những vấn đề mà chúng ta đang đối diện vẫn có thể đang ảnh hưởng.
Và nếu như chúng ta nhìn lại, những tổn thương đó đã xuất phát từ đâu và liên quan gì đến vấn đề ở hiện tại? Khi mà chúng ta đối diện với những điều đó thì chúng ta sẽ nhận diện được cảm xúc của bản thân.
2. Chữa lành tổn thương thời thơ ấu
Chuyên gia tâm lý Lương Bách Kim đã chia sẻ nguyên nhân đến đến từ chính chúng ta, khi ta thay đổi góc nhìn về một sự kiện, cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi. Bằng phương pháp tâm lý học, việc chuyển đổi trạng thái cảm xúc có thể thực hiện bởi một quy trình rất đơn giản.
Vấn đề của chúng ta đến từ mối quan hệ của chính chúng ta, là vấn đề liên quan tới công việc, liên quan tới đời sống và tài chính hoặc liên quan đến những ước mơ mà chúng ta chưa đạt được. Chúng ta đang cảm thấy mình đang muốn thoái lui và vô vọng.
Một hành trình và cuộc đời của chúng ta trong suốt những khoảng năm vừa qua, có thể là 40 năm, 60 năm hoặc là có những người còn trẻ, có thể là mới đang khởi đầu, bước chân vào trong hôn nhân hoặc là bước vào trong một công việc, một sự nghiệp nào đó, hay là chúng ta đang là những người ở trong tuổi vị thành niên mà chúng ta đang dừng lại ở đâu đó ở trong hành trình này.
Vậy thì vấn đề hiện tại của chúng ta đang mắc phải ở đây là như thế nào? Hãy nhìn đối diện với chính bản thân mình và đặt câu hỏi “Tôi đang ở đâu?”, giống như trong quyển mà chúng ta có cái quỹ. Nếu như chúng ta trong tiến trình trị liệu chúng ta có sổ biết ơn thì ở trong quyển đó có một bài tập đầu tiên của những trang đầu tiên.
Khi chúng ta nhìn lại vào trong quá khứ, chúng ta đã từng đi qua những đâu, vấn đề đã xuất phát và ảnh hưởng như thế nào trên đời sống của chúng ta hiện tại và liên quan tới ngày hôm nay, hành trình mà chúng ta đang có được đang đứng ở mức nào mà chúng ta có hài lòng không?
Chúng ta đang ở mức gọi là mất mát, tổn thương hay là chúng ta đang nhìn lại để có được điều gì ở trong đời sống này, hoặc là chúng ta có điều gì đang cản trở chúng ta trong hành trình cho những ngày sắp tới nữa thì nhìn vào hiện tại để chúng ta soi chiếu lại chính mình, phản chiếu lại những điều mà chúng ta đã từng làm được hoặc chúng ta chưa từng làm được hoặc chúng ta đang muốn làm mà chúng ta chưa làm.
Sau khi đặt câu hỏi, chúng ta cũng cần đặt mong đợi, đó là mong đợi ở bản thân. Chúng ta cần điều gì vào trong thời điểm hiện tại này để cho chúng ta có thể khỏe hơn, chúng ta sẽ có những mối quan hệ tốt hơn, cũng có một công việc tốt hơn.
Khi chúng ta xác định được vấn đề của mình và xác định được sự mong đợi thì chắc chắn rằng hai nền tảng này sẽ giúp chúng ta sẽ biết được chúng ta cần hướng đến điều gì trong tương lai.
Chúng ta có thấy rằng là cái hình ảnh nào đó của ba, của mẹ khi mà chúng ta đối diện, cách mà ba mẹ đối xử lẫn nhau, cách mà ông bà đối xử lẫn nhau, cách mà ba mẹ đối xử với chúng ta? Liệu chúng ta có đang học theo? Chúng ta đang bước theo? Chúng ta đang làm theo một cách vô thức. Sự ảnh hưởng đó nó đang còn xảy ra trên gia đình hiện tại của chúng ta. Hãy phản chiếu lại, nhìn nhận được liệu có tính cách nào của ba, của mẹ, hay của anh chị em, của ông, của bà mà chúng ta đang học theo.
Chúng ta có thể tích hợp cả ba, cả mẹ chứ không phải là chúng ta chỉ học từ một người. Tất cả những gì xảy ra đối với chúng ta từ nhỏ, trẻ con thường sẽ học một cách vô thức. Liệu chúng ta có đang phản chiếu đời sống của chúng ta theo cách nào đó mà giống như đời sống hôn nhân của ba mẹ hay đời sống của ông bà, hoặc là cái vòng ảnh hưởng đó?
Những tổn thương tuổi ấu thơ có thể kéo chúng ta trở nên nhỏ bé, khiến chúng ta trở thành những người không dám đối diện với những thử thách khác ở trong đời sống, một cách vô thức. Nhưng đặc biệt đó là sự ảnh hưởng từ gia đình, gia đình một khi bị đổ vỡ thì chúng ta sẽ không cảm nhận đủ sự an toàn ở trong chính gia đình. Chúng ta không dám nói ra nhu cầu hoặc thậm chí không dám bước ra ngoài khó có thể đối diện với những sự ức hiếp của xã hội, khả năng bị lạm dụng cũng không dám lên tiếng.
Chúng ta hãy nhìn vào điều đó để khi mà chúng ta nhận diện nó chúng ta có thể bẻ gãy nó, tháo bỏ nó mà chúng ta cần xác định lại bản thân của mình, muốn điều gì để thay đổi. Bởi vì khi chúng ta quyết định một điều gì đó để thay đổi thì chắc chắn lúc đó chúng ta sẽ làm được.
Một khi chúng ta quyết định để thay đổi thì vô thức sẽ giúp đỡ chúng ta. Còn nếu không chúng ta sẽ ở trong cái vòng luẩn quẩn đó và nó sẽ ảnh hưởng không những đời sống của chúng ta mà sẽ trên cả thế hệ mà chúng ta đang nuôi dạy là con em mình.
Mọi sự ảnh hưởng này đều diễn ra như một vòng lặp, ảnh hưởng vô thức mà chúng ta không hề biết được. Chính vì vậy, liệu gia đình gốc của chúng ta, gia đình của ba, của mẹ, của chúng ta có vấn đề này hay không? Có sự ảnh hưởng nào ở trên đời sống của ba, của mẹ mà ảnh hưởng luôn cả trên đời sống của mình, cả bên vợ, bên chồng của mình thì chúng ta hãy nhìn thấy hiện trạng đó.
Nhìn thấy để chúng ta hiểu được làm sao chúng ta cần chuyển đổi, làm sao chúng ta bước đến trong cái thời điểm nào đó để cho chúng ta thực sự nhìn nhận nó theo một cách khác đi để chúng ta quyết định thay đổi và có cách hành xử khác đi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!