Cách điều trị chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính
Tùy vào nguyên nhân, mức độ và biểu hiện của người bệnh mà các chuyên gia sẽ đưa ra những cách điều trị chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính phù hợp nhất. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị để giúp bệnh tình mau chóng thuyên giảm.
Chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính
Chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính là một trong các tình trạng rối loạn tiền đình thường xảy ra ở những đốt tượng trung niên, tuy nhiên chúng vẫn có thể xuất hiện ở hầu hết mọi độ tuổi, giới tính khác nhau. Căn bệnh này sẽ làm xuất hiện các triệu chứng chóng mặt ở mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, xoay vòng khi thay đổi tư thế hoặc di chuyển đầu một cách đột ngột.
Bên cạnh triệu chứng chóng mặt thì người bệnh còn có thể xuất hiện kèm theo một số biểu hiện như hoa mắt, buồn nôn, mắc ói, nôn ói, đau đầu, choáng váng. Những biểu hiện này sẽ gia tăng mức độ khi người bệnh tiếp tục thay đổi tư thế. Tuy nhiên, chúng sẽ được khắc phục và thuyên giảm nếu bệnh nhân giữ nguyên tư thế trong khoảng vài phút.
Hiện tượng này sẽ diễn ra trong khoảng vài phút và có thể tự biến mất. Tuy nhiên, chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính sẽ thường xuyên tái phát, có thể xuất hiện trong vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc vài năm kế tiếp. Vòng lặp này sẽ cứ tiếp diễn nếu không có biện pháp can thiệp và kiểm soát kịp thời. Lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến họ suy giảm hiệu suất công việc, thậm chí có thể tác động đến tâm lý.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Chóng mặt tuy là một trong các hiện tượng bình thường và có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên do khác nhau. Ngoài ra, nó cũng không phải là biểu hiện quá nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thế nhưng, nếu nhận thấy tình trạng chóng mặt có kèm theo các triệu chứng của bệnh chóng mặt kịch phát tư thế lành tính thì bạn nên nhanh chóng tìm đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Những triệu chứng đi kèm của chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính như:
- Mất thính lực
- Đau đầu dữ dội
- Sốt
- Mất ý thức
- Mất thị lực hoặc nhìn đôi
- Nói chuyện khó khăn
- Chân tay tê bì, ngứa ran
- Dễ té ngã, đứng không vững
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị mắc chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính thì các bác sĩ sẽ tiến hành một số thử nghiệm để tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh. Trong quá trình khám sức khỏe, các chuyên gia sẽ kiểm tra một số vấn đề sau:
- Các triệu chứng chóng mặt sẽ xuất hiện khi người bệnh chuyển động mắt hoặc đầu, sau đó sẽ dần thuyên giảm trong khoảng vài phút.
- Chóng mặt khi chuyển động mắt trong lúc đang nằm ngửa với phần đầu nghiêng sáng một bên và hơi hướng về phía mép giường.
- Rung giật nhãn cầu, nghĩa là chuyển động mắt không thể tự chủ khi chuyển từ bên này sang bên khác.
- Không có khả năng kiểm soát và khống chế chuyển động mắt.
Nếu đã thực hiện và kiểm tra đầy đủ các điều trên nhưng không thể xác định và biết rõ được nguyên nhân thì các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân tiến hành một số xét nghiệm bổ sung như:
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Ảnh động nhãn đồ (VNG) hoặc điện ký rung giật nhãn cầu (ENG)
Cách điều trị chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính
Các chuyên gia cho biết rằng, tình trạng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính có thể tự khỏi sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng. Thế nhưng để có thể kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng của bệnh, hạn chế sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bác sĩ cũng sẽ đưa ra một số biện pháp điều trị thích hợp.
1. Nghiệm pháp chuyển động thạch nhĩ
Nghiệm pháp chuyển động thạch nhĩ thường sẽ áp dụng nghiệm pháp Epley hoặc nghiệm pháp Semont, các bài tập Brandt -Daroff. Phương pháp này sẽ giúp tái lập vị trí của các ống bán khuyên giúp hạn chế tình trạng chóng mặt ở người bệnh.
Nghiệm pháp Epley sẽ được sử dụng trong việc điều trị chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính. Nó sẽ giúp cho các thạch nhĩ được di chuyển từ các ống bán khuyên sau để về lại soan nang.
Cách thực hiện dành cho chứng chóng mặt xuất hiện bên tai trái:
- Ngồi trên phần mép giường. Đầu quay sang trái một góc 45 độ. Đặt một chiếc gối ở phía sau, canh để khi người bệnh nằm xuống chiếc gối sẽ có vị trí ở giữa hai bên vai.
- Bệnh nhân bắt đầu nằm xuống, đầu ngả xuống giường (vẫn giữ nguyên tư thế xoay đầu). Giữ nguyên tư thế nằm trong khoảng 30 giây.
- Đầu quay sang phải khoảng một góc 90 độ nhưng không nâng đầu lên cao. Giữ tư thế này trong 30 giây.
- Cơ thể và phần đầu sẽ quay sang phía bên phải. Lúc này người bệnh sẽ có hướng nhìn xuống dưới sàn nhà. Sau đó giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
- Từ từ ngồi dậy nhưng không di chuyển khỏi giường, thư giãn khoảng vài phút.
- Nếu tình trạng chóng mặt xuất phát từ tai phải thì người bệnh chỉ cần làm theo hướng ngược lại.
2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Bên cạnh việc áp dụng các nghiệm pháp điều trị thì người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Các chuyên gia nhận thấy khi thể tích dịch trong thành phần của tai trong bị thay đổi sẽ gây nên tình trạng chóng mặt. Do đó, để hạn chế sự tái phát của bệnh, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
- Bổ sung nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất là uống trên 2 lít nước mỗi ngày và có thể bổ sung bằng những loại nước ép hoa quả.
- Hạn chế dung nạp các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, món ăn quá ngọt hoặc quá mặn.
- Tránh lạm dụng rượu bia, thuốc lá, nước uống có cồn, các chất kích thích, chất gây nghiện để không làm cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không ăn các thực phẩm có chứa acid amin như gan gà, sữa chua, thịt xông khói, phô mai, trái sung, chanh, quýt,…
- Chú ý bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng có chứa vitamin B6, B3, C, D, khoáng chất,…
3. Sử dụng thuốc Tây
Việc sử dụng thuốc tây để điều trị chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính tuy không được khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp cần thiết thì phương pháp này sẽ giúp kiểm soát và làm thuyên giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Tùy vào mức độ, nguyên nhân, biểu hiện của bệnh mà các chuyên gia sẽ cân nhắc kê đơn thuốc với liều lượng thích hợp.
Một số loại thuốc có thể được áp dụng như Benzodiazepines, thuốc kháng histamines, Phenothazines, Anticholinergic, Sympathomimetics, Glucocorticoids,…Tuy nhiên, những loại thuốc này đều có khả năng gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Vì thế bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, không được tự ý tăng liều dùng để đảm bảo an toàn. Trong thời gian điều trị nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường hoặc tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
4. Tránh thay đổi tư thế đột ngột
Để hạn chế tình trạng tái phát của bệnh, bạn cần hạn chế tối đa việc thay đổi tư thế đầu, mắt, thân thể một cách quá nhanh, quá đột ngột. Trong bất kể trường hợp nào bạn cũng cần chú ý và di chuyển nhẹ nhàng, đặc biệt là lúc vừa mới tỉnh dậy. Cách tốt nhất để hạn chế những cơn chóng mặt đó chính là khi thay đổi tư thế bạn nên nhắm mắt lại, sau khi cố định được tư thế mới thì bắt đầu mở mắt ra.
Người bệnh cũng nên chú ý đến tư thế ngủ của mình, tốt nhất nên nằm ngửa và có thể kê thêm gối ở phần quanh đầu để hạn chế di chuyển quá nhiều. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tránh ngồi ghế xoay hoặc những loại ghế phải ngã đầu ra sau quá nhiều, hạn chế các động tác khom người, cúi hoặc ngửa đầu quá mức.
5. Tiến hành phẫu thuật
Trong một số trường hợp người bệnh đã áp dụng hầu hết các biện pháp điều trị chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính nhưng không mang lại hiệu quả, các triệu chứng bệnh vẫn không thể thuyên giảm và thường xuyên tái phát thì các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân tiến hành làm phẫu thuật.
Bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng nút đệm xương để có thể chặn các phần tai trong gây ra những cơn chóng mặt. Những nút đệm này còn có tác dụng ngăn ngừa các hạt từ ống bán nguyệt di chuyển đến tai trong. Sau khi tiến hành phẫu thuật thì các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt, tỉ lệ thành công chiếm đến hơn 90%.
Cách phòng tránh chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính
Chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người nhưng sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống và hạn chế hoạt động của người bệnh. Vì thế, để phòng tránh căn bệnh này, bạn đọc nên áp dụng các cách sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và hạn chế những thực phẩm cay nóng, nhiều muối, đường, dầu mỡ,…
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid, chất Nicotine có trong thuốc lào, thuốc lá bởi nó có thể gây biến chứng teo hẹp mạch máu, làm gia tăng huyết áp, cản trở quá trình lưu thông máu đến tai trong.
- Nên di chuyển nhẹ nhàng, ngồi xuống đứng dậy từ từ để hạn chế cơn chóng mặt tái phát.
- Giữ tinh thần thật lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
- Nếu có tiền sử bị chóng mặt thì bạn nên hạn chế lái xe, điều khiển các thiết bị máy móc, leo treo cao.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức. Nên ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và đảm bảo giấc ngủ chất lượng.
- Lựa chọn không gian ngủ thoải mái, sạch sẽ, yên tĩnh, ánh sáng ít, nhiệt độ phòng vừa phải để giấc ngủ được sâu hơn và tránh tình trạng chóng mặt sau khi tỉnh giấc.
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được những cách điều trị chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính và đưa ra một số biện pháp phòng tránh hiệu quả. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
- 12 viên uống trị rối loạn tiền đình của Nhật được đánh giá tốt
- Rối loạn tiền đình khi nào cần đi khám bác sĩ? Khám khoa nào?
- Độ tuổi dễ bị rối loạn tiền đình và cách phòng tránh
- 5 Bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiền đình bằng cây thuốc nam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!