Rối loạn tiền đình thường gặp ở độ tuổi nào? Cách phòng

Rối loạn tiền đình là căn bệnh phổ biến, nó có thể gây ra nhiều biểu hiện khó chịu như chóng  mặt, đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng. Vậy độ tuổi nào dễ bị rối loạn tiền đình nhất? Cách phòng tránh căn bệnh này thế nào?

Độ tuổi bị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình sẽ xuất hiện phổ biến hơn đối với phụ nữ

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình trong tai trong, gây ra cảm giác mất thăng bằng và chóng mặt. Hệ thống tiền đình có nhiệm vụ duy trì sự cân bằng và điều hướng tư thế của cơ thể.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia thì căn bệnh rối loạn tiền đình sẽ xuất hiện khi quá trình tiếp nhận và truyền dẫn thông tin của hệ thống tiền đình bị rối loạn hoặc gặp phải tình trạng tắc nghẽn. Hiện tượng này sẽ xuất phát từ sự tổn thương ở dây thần kinh số 8, các động mạch đang nuôi dưỡng não bộ hoặc các khu vực não và tai trong có liên quan.

Tiền đình được biết với vai trò giúp cho cơ thể giữ được thăng bằng khi hoạt động và di chuyển. Vì thế khi bộ phận này bị tác động sẽ khiến cho người bệnh khó giữ thăng bằng và dần xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, quay cuồng, đi đứng loạng choạng,…

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình có thể bao gồm:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm dây thần kinh tiền đình
  • Bệnh Menière
  • Tổn thương các cấu trúc trong não như nhân tiền đình và tiểu não…
  • Ngoài ra, stress, căng thẳng và một số yếu tố môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình.

1. Dấu hiệu bị rối loạn tiền đình

Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ thường xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, ù tai, đau đầu, mất thăng bằng,…Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị rối loạn thị giác như mắt mờ, nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, cảm thấy lo lắng, bồn chồn, mất tập trung, suy giảm khả năng chú ý, hay cáu gắt, khó chịu.

Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào?
Các biểu hiện của người bị rối loạn tiền đình

Lúc đầu người bệnh chỉ xuất hiện cơn chóng mặt một cách đột ngột rồi tự động biến mất. Nhưng về sau các triệu chứng bệnh lại biểu hiện thường xuyên hơn với mức độ cao hơn. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm cho căn bệnh chuyển biến nghiêm trọng và trở thành rối loạn tiền đình giai đoạn mãn tính.

2. Hệ thống tiền đình phát triển ở độ tuổi nào?

Hệ thống tiền đình của con người bắt đầu hoạt động từ tuần thứ 32 của thai kỳ, khi phản xạ Moro (phản xạ giật mình) đã phát triển đầy đủ. Chức năng này có ngay từ lúc sinh ra và tiếp tục phát triển ở trẻ. Trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi, hệ thống tiền đình phát triển mạnh mẽ nhất, giúp trẻ học các kỹ năng vận động như ngồi, bò và đứng.

Tuy nhiên, lứa tuổi trẻ nhỏ và thanh thiếu niên rất ít bị rối loạn tiền đình. Thực tế là rất ít trường hợp say xe ở trẻ.

Rối loạn tiền đình thường gặp ở độ tuổi nào?

Rối loạn tiền tiền đình là căn bệnh phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi cũng như đối tượng nào. Tuy nhiên, theo thống kê cho biết, tình trạng này sẽ dễ bắt gặp ở những người lứa tuổi trưởng thành. Cụ thể:

  • Một vài nghiên cứu nhận thấy, có đến hơn 35% trường hợp bị rối loạn tiền đình ở độ tuổi từ 40 trở lên. Tỷ lệ này tăng theo độ tuổi, 85% người từ 80 tuổi trở lên có dấu hiệu bị rối loạn tiền đình.
  • Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết thêm, bệnh rối loạn tiền đình sẽ dễ xuất hiện ở phụ nữ hơn là nam giới.
  • Thực tế cho thấy rằng, độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc phải căn bệnh rối loạn tiền đình càng gia tăng. Hơn thế, những đối tượng đã có tiền sử bị chóng mặt sẽ có nhiều khả năng bị rối loạn tiền đình trong tương lai.
  • Tỷ lệ bị rối loạn tiền đình ở những người mắc bệnh tiểu đường cao hơn 70% so với người bình thường.

Tóm lại, rối loạn tiền đình có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là ở độ tuổi 40 trở lên.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn tiền đình tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại làm cản trở và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, công việc, học tập của người bệnh. Những triệu chứng như hoa mắt, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, quay cuồng có thể xuất hiện vào bất cứ khi nào làm cho bệnh nhân không lường trước được và khó có thể tập trung hoạt thành công việc của mình.

Tình trạng rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong khoảng vài ngày rồi tự biến mất. Tuy nhiên vẫn có trường hợp các triệu chứng bệnh kéo dài và thường xuyên tái phát. Căn bệnh này nếu không được can thiệp và kiểm soát kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Nếu các triệu chứng của bệnh xuất hiện mà người bệnh càng cố gắng di chuyển, thực hiện công việc thì sẽ có nhiều khả năng bị té ngã, gây ra những chấn thương không mong muốn như gãy chân, tay, chấn thương sọ não,…Ngoài ra, tình trạng này kéo dài sẽ làm cho người bệnh gia tăng nguy cơ đối mặt với chứng đột quỵ bởi vì máu không thể di chuyển lên não.

Cách phòng tránh rối loạn tiền đình cho mọi lứa tuổi

Như đã nói trên, những triệu chứng của rối loạn tiền đình sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt hơn, độ tuổi người trưởng thành càng dễ gặp căn bệnh này nên cần phải có cách phòng tránh hiệu quả để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây để có được sức khỏe thật tốt.

Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào?
Khám sức khỏe 6 tháng/ lần sẽ giúp bạn kiểm soát và ngăn ngừa tốt căn bệnh rối loạn tiền đình
  • Hạn chế sử dụng máy vi tính quá nhiều. Khi làm việc tránh ngồi quá lâu, nên đứng lên di chuyển và vận động nhẹ nhàng sau khoảng 1 đến 2 tiếng.
  • Sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý, tránh làm việc quá sức. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn để lấy lại năng lượng và giúp tinh thần thoải mái hơn.
  • Đảm bảo giấc ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, không được thức khuya, tốt nhất là nên ngủ trước 23 giờ. Khi ngủ nên chọn không gian thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếng ồn, nhiệt độ và ánh sáng vừa phải, không nên kê đầu quá cao.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất phải bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày. Có thể sử dụng nước hoa quả để bổ sung vitamin cho cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất,…Đồng thời hạn chế ăn các món ăn quá mặn hoặc quá ngọt, những đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Thường xuyên vận động, rèn luyện thể chất bằng các bài tập thể thao tại nhà. Tùy vào độ tuổi và thể trạng của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn những môn thể thao phù hợp. Các bài tập yoga, đi bộ cũng là phương pháp phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, áp lực trong thời gian dài.
  • Thường xuyên áp dụng các vài tập cổ, đầu, sau gáy. Hoặc có thể tập đẩy hơi vào hai tai bằng các sử dụng hai bàn tay áp sát vào hai bên lỗ tai mỗi ngày khoảng 50 đến 100 lần.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để biết được tình trạng sức khỏe của bạn thân. Đồng thời, thói quen này cũng giúp bạn sớm phát hiện ra những vấn đề của cơ thể để có cách kiểm soát và điều trị tốt hơn.

Độ tuổi dễ bị rối loạn tiền đình nhất chính là những người trưởng thành, tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng nhiều. Do đó, bạn cần chú ý và thực hiện các biện pháp phòng tránh, xây dựng lối sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.


Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4069154/

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *