Căn bệnh trầm cảm – tiếng khóc tuyệt vọng “thời covid”
Một đêm tủi hờn vì bị sa thải chỉ vì cắt giảm nhân sự do dịch bệnh. Lại một đêm khóc thầm vì cảm thấy nhục nhã khi nộp đơn xin việc khắp nơi nhưng bị từ chối. Rồi đến những đêm mất ngủ vì lo sợ sẽ mất đi công việc hiện tại, suy sụp và áp lực… là tất cả những cảm xúc đọng lại khi tôi cảm nhận về ký ức những ngày tháng mang hình bóng của căn bệnh trầm cảm mà thứ dịch bệnh do virus corona đáng sợ ấy gây ra.
“Thất vọng với cuộc sống, tổn thương bởi quá nhiều áp lực, cảm giác như mình rơi xuống một cái hố sâu xung quanh chỉ có bùn lầy đang dìm mình xuống ngày một sâu hơn. Và mặc nhiên, chẳng có sợi dây hay tia sáng nào le lói ở phía trên để mình chạm tay hoặc nắm lấy. Giây phút ấy đúng là chỉ có buông xuôi, chấp nhận bị bùn lầy chôn vùi mà thôi…”. Đó là những bộc bạch của M.T.L 24 tuổi, Kim Sơn, Ninh Bình khi kể về giai đoạn trầm cảm hành hạ cô suốt gần một năm qua.
Ít ai ngờ rằng, L vốn là một cô gái trẻ trung, năng động, hoạt náo trong công việc và rất giàu cảm xúc khi thể hiện tình yêu thương với mọi người xung quanh. Với gia đình, L là cô gái chín chắn hơn so tuổi 24, hiếu thảo, biết điều lại vô cùng chu đáo.
Mọi thứ tưởng chừng như đang đi đúng quỹ đạo trên con đường vui vẻ, hạnh phúc đầy sáng lạn của M.T.L. Ấy thế mà, đại dịch của chủng virus Corona xuất hiện làm cả thế giới như chao đảo, hàng chục quốc gia khủng hoảng kinh tế, hàng ngàn gia đình phải mất đi người thân… Đại dịch Covid-19 giống như “cú nổ lớn” khiến cả thế giới vẫn đang phải hứng chịu hậu quả và chống chọi mỗi ngày. Và với riêng cô gái trẻ T.L, những gì đã trải qua khiến sức chịu đựng của cô ấy gục ngã, tưởng chừng như không thể tìm được ánh sáng sau vực thẳm tăm tối ấy. Cùng NHC Việt Nam tìm hiểu về câu chuyện của M.T.L trong những năm tháng chống lại trầm cảm nhé.
Cuộc sống yên bình và sự xuất hiện đột ngột của dịch bệnh
Tôi tốt nghiệp bằng giỏi chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Học viện Ngân hàng và có được vị trí chuyên viên kinh doanh sau hai năm gắn bó tại một doanh nghiệp tư nhân về trang sức. Thời điểm cuối năm 2019 tôi có nhiều dự định phấn đấu cho năm 2020 với một tinh thần đầy ắp tự tin, quyết tâm và tràn trề nhiệt huyết.
Vậy nhưng dịch bệnh đã “vô tình” nhấn vào nút “dừng lại” tất cả mọi kế hoạch của tôi và đưa tôi đến một cánh cửa hoàn toàn mới với những gam màu xám xịt. Đầu tiên là quyết định cắt giảm nhân sự từ công ty sau hơn 3 tháng vật lộn với dịch, và tất nhiên, tôi không thể phản kháng gì khác khi biết mình có tên trong danh sách ấy. Đó là việc bất khả kháng bởi doanh thu giảm sút, công ty phải đưa ra quyết định sa thải bớt nhân sự để cứu lấy doanh nghiệp cũng đã là phương án cuối cùng.
Nhưng thời điểm đối mặt với thất nghiệp khi ấy tôi đã chấp nhận một cách rất bình thản và nhẹ nhàng, bởi hơn hai năm làm việc tôi cũng có một khoản tiết kiệm nho nhỏ dùng để phòng thân. Và vào lúc ấy, bản thân tôi cứ ngỡ tìm một công việc mới đối với năng lực của mình thực sự không quá khó khăn. Khi bàn giao xong xuôi và đã nghỉ hẳn ở công ty cũ, tôi chưa vội vàng tìm việc mới luôn mà lựa chọn tạm nghỉ một thời gian ngắn. Tôi tự cho mình 1 tháng xả hơi để lên dây cót tinh thần cho một công việc mới tốt nhất. Thế nhưng, mọi việc lại không hoàn toàn dễ dàng giống như tôi vẫn tưởng. Đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra, những gì phải đối mặt trong cuộc sống với tôi vẫn còn là rất ít ỏi.
Tôi nộp CV vào rất nhiều doanh nghiệp mà mình thấy tiềm năng cũng như cần kinh nghiệm mà tôi có. Nhưng một số nơi vì tình hình dịch bệnh kéo dài, làm ăn thất bát mà trả lương rất rẻ, còn một số sau khi đi phỏng vấn sau đó cũng chẳng có phản hồi gì, số còn lại thì môi trường lại quá già hoặc không phù hợp với những mong muốn tôi cần… Cứ thế, tôi dần chuyển từ bình thản sang lo lắng, suy nghĩ ngày một nhiều hơn khi tài khoản tiết kiệm có hạn của mình ngày một vơi bớt.
Thời gian đầu thất nghiệp tôi không dám cho bố mẹ ở quê biết, vì sợ người thân thêm lo lắng, không an tâm. Hàng tháng như thường lệ, tôi vẫn rút một khoản tiền tiết kiệm để gửi về cho gia đình như hồi đi làm. Nhưng sau 1 tháng nghỉ ngơi cộng với 2 tháng chơi vơi thì tôi bắt đầu hoảng sợ. Tôi suy nghĩ rất nhiều không biết có nên nói với gia đình để tạm thời cắt khoản cố định hằng tháng gửi về cho nhẹ bớt gánh nặng không? Nhưng rồi bố mẹ và hai em ở nhà sẽ thiếu sinh hoạt phí, sẽ khó khăn chi tiêu…
Những biến cố ập đến chỉ vì dịch bệnh Covid bùng nổ
Đến một hôm khi đang lao đao với những tin tuyển dụng, tôi nhận được điện thoại của em trai báo mẹ ốm nặng và đang nằm ở bệnh viện huyện. Vừa sợ, vừa lo, hụt hẫng, bao nhiêu thứ bất an bủa vây làm vai tôi như nặng thêm mấy phần. Đầu óc tôi có chút choáng váng nhưng sau đó cũng nhanh chóng thu xếp về quê để xem xét tình hình của mẹ. May mắn là tình trạng của mẹ tôi không đáng lo ngại quá, mẹ tôi bị viêm đại tràng nên lâu lâu có chút biến động nhẹ do ăn uống sinh hoạt không khoa học.
Ở lại viện chăm sóc mẹ được 3 ngày thì tình hình tiến triển tốt nên mẹ được ra viện sớm. Tôi lại nói dối với gia đình là phải xuống thành phố làm việc luôn để tránh bị bố mẹ gặng hỏi. Tài chính lúc đó thực sự với tôi là gần như cạn kiệt, sau bao nhiêu chuyện xảy ra, suy nghĩ của tôi càng thêm nặng nề,, chỉ mong có thể tìm được công việc càng sớm càng tốt. Tôi lại tiếp tục lao vào vòng xoay tìm việc, gửi CV, hỏi han hết những chỗ quen biết để tìm kiếm cơ hội nhỏ bé nào đó dành cho mình.
Sau đó khoảng 2 tuần vật lộn với các lịch phỏng vấn liên tiếp nhau. Cuối cùng tôi cũng tìm được một vị trí phù hợp nhất với mình thời điểm đó. Tuy nhiên, trước đây tôi chỉ làm về mảng trang sức phụ kiện, bây giờ lại bắt đầu với một sản phẩm hoàn toàn mới thời trang. Lúc mới bắt đầu công việc tôi cũng nhiều thứ là “tấm chiếu mới” nên hoàn toàn không hiểu gì, ở môi trường xa lạ nhưng tôi không tìm được sự đồng điệu hay thân thiện nào như muốn chào đón, cổ vũ mình. Mỗi ngày đi làm tôi đều cảm thấy như mình đang thực hiện nghĩa vụ để kiếm tiền, mà thậm chí, số tiền ấy còn rất ít ỏi, chỉ bằng một phần ba so với khoản lương ở công ty cũ. Đã thế ngày nào đi làm tôi cũng bị quở trách, hết làm sai lại nhầm lẫn số liệu, không biết các loại vải, phân biệt hoạ tiết khó khăn…
Mọi thứ tưởng chừng đã dần đi về đúng quỹ đạo khi tôi có công việc mới, tôi đã thầm an ủi và động viên mình rằng “rồi mọi thứ sẽ lại ổn như trước kia”. Nhưng mới đi làm tuần đầu tiên, hầu như đêm nào tôi cũng về muộn, rối bòng bòng một mớ suy nghĩ hỗn độn và sự mệt mỏi. Cơ thể tôi uể oải chỉ muốn ngủ thiếp đi cho quên hết mọi thứ. Nhưng cứ nhắm mắt lại, đầu tôi lại vang lên những lời chê trách, rồi sự già nua của bố mẹ, tương lai của hai đứa em, chi phí sinh hoạt cho những tháng ngày tiếp theo… Có đêm tôi bật khóc trong vô thức rồi cứ thế oà lên nức nở. Nước mắt cứ rơi đến khi mệt nhoài ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Tôi nhớ lại khoảng thời gian đi làm vui vẻ trước kia, có bạn bè, đồng nghiệp thân thiện, hoà đồng. Giờ đây, tôi chẳng thể tâm sự với bất kỳ ai, chuyện gì cũng chỉ có thể giữ riêng mình. Cứ như vậy, tôi thu mình lại, ít nói cười, không tự nhiên giao lưu hay trao đổi công việc, chuyện đời sống hằng ngày với mọi người xung quanh. Tôi cứ đi làm về lại nhốt mình trong phòng, đến bữa tối cũng ít dần đi và chẳng thiết ăn uống. Vỏn vẹn một tháng rưỡi đi làm tôi sụt đến bốn cân, người hốc hác và thiếu sức sống hẳn đi.
Dịch bệnh Covid khiến cuộc sống trở nên đầy tuyệt vọng
Dần quen với công việc mới được khoảng một tháng thì dịch bệnh lại bùng phát một lần nữa. Gần về những tháng cuối năm làm tôi càng lo lắng hơn, tâm trạng rối ren vì sợ mình có thể lại lọt vào danh sách “nhân sự cắt giảm” bất cứ lúc nào. Rồi những điều đáng sợ như mấy tháng trước sẽ lại tiếp diễn. Điều đó thực sự với tôi giống như một cực hình. Quá nhiều thứ làm bản thân tôi stress, rối loạn suy nghĩ và tình trạng không thể tập trung làm việc bỗng xảy ra thường xuyên hơn. Đến tháng làm việc thứ hai mà tôi vẫn bị phạt những lỗi rất cơ bản và bị phê bình khi họp công ty vào cuối tuần. Đứng trước hàng chục người, sếp quở trách và chỉ điểm những lỗi lầm của tôi, khoảnh khắc đó tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống, nghe trong nhục nhã. Có lần không kiềm chế nổi cảm xúc tôi đã xin phép ra ngoài rồi ngồi trong nhà vệ sinh công ty khóc hết giờ nghỉ trưa. Giận bản thân kém cỏi, giận mình ngu dốt, giận con người xung quanh vô tình, giận xã hội đầy chông gai, khắt khe, giận đồng nghiệp không thân thiện, giúp đỡ… Tôi cứ thế oán trách cuộc đời và cuộc sống đã đẩy tôi vào đường cùng, chỉ biết bất lực với mọi thứ, không làm cách nào để gượng dậy tinh thần trước kia, mạnh mẽ, can trường đối mặt với mọi thứ.
Khi phát hiện ra tình trạng bất ổn trong cảm xúc cũng như những hành động của mình, tôi cố gắng khuyên nhủ bản thân phải hết sức bình tĩnh và thử gọi điện cho một cô bạn thân nhất hồi đại học ở xa để tâm sự. Lúc bạn bắt máy, tôi đã khóc ầm lên như một đứa trẻ, cứ thế tuôn trào những cảm xúc ấm ức, bất lực với cuộc sống đang đè nén, giằng xé tôi. Vì đã lâu không liên lạc, việc của bạn tôi cũng rất bận bịu nên khi nói chuyện tôi cảm thấy như đang làm phiền cô ấy nên cũng chỉ tâm sự qua loa sau đó lấy cớ buồn vì vài chuyện ở chỗ làm để dừng cuộc trò chuyện. Tôi cũng thử lên mạng tìm hiểu một số phương pháp giảm stress, lấy lại cân bằng cuộc sống…. nhưng đa số chỉ là khuyên đến bệnh viện kiểm tra tâm lý hoặc đi chơi, đi du lịch để thư giãn. Nhưng những hoạt động đó tôi thấy không phù hợp với mình, thời kỳ khó khăn, tài chính chẳng dư dả gì, công việc lại đang trong giai đoạn thử thách để níu lấy miếng cơm cuối cùng, không thể buông thả đi chơi được. Mà tôi cũng không muốn đến bệnh viện, phần vì sợ tốn kém, phần vì nghĩ họ chẳng giúp gì được mình, chắc lại chẩn đoán qua quýt rồi cho một số thuốc bổ uống cho khoẻ nên lại tiếp tục chìm vào những suy nghĩ tiêu cực.
Đã có lần, trong thâm tâm tôi xuất hiện câu hỏi: “Liệu mình chết đi thì có hạnh phúc hơn không? Có đỡ khổ sở, vất vả như thế này không? Sao cuộc sống này bất công với mình như thế? Mình đã cố gắng bao nhiêu, nỗ lực nhiều như thế nào, vậy mà chẳng bao giờ thấy may mắn mỉm cười? Mình buông xuôi tất cả thì có phải sẽ hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn?..”. Nhưng sau những lần chán nản với mọi thứ tôi lại khóc đến mệt lả rồi ngủ thiếp đi. Đã có lần, trong vô vàn điều ước của cuộc đời, tôi chỉ ước có thể thoát ra khỏi những suy nghĩ ấy. Tôi cảm giác như mình đứng giữa vực sâu, xung quanh chỉ toàn bùn lầy đen kịt và chẳng có sợi dây nào để kéo mình lên cả. Tôi cứ chìm dần trong đống bùn nhơ nhuốc ấy. Đôi chân chẳng thể bước đi, tôi vùng vẫy, nhưng càng vùng vẫy càng đuối sức, rồi toàn thân tôi bị bùn lầy nhấn chìm hoàn toàn.
Một lần tình cờ trong lúc làm việc tôi có nghe được chị đồng nghiệp nói chuyện với bạn về Trung tâm trị liệu chứng bệnh trầm cảm ở gần nơi tôi làm việc. Và trùng hợp bạn của chị ấy cũng có các triệu chứng giống như tôi. Lúc ấy, tôi ngỡ ngàng nhận ra, bản thân phải chăng cũng đã bị trầm cảm dày vò suốt khoảng thời gian vừa rồi. Nhưng thoạt đầu, thâm tâm tôi kịch liệt phản đối, cứ chối đây đẩy rằng “không, chắc mình chỉ suy nghĩ nhiều một chút nên vậy thôi”. Tôi thậm chí còn không dám thừa nhận mình mắc phải căn bệnh ma quỷ đó. Nó thật đáng sợ. Tôi thầm nghĩ trong đầu như thế hàng trăm nghìn lần, chỉ muốn chối bỏ là bản thân không hề mắc phải chứng bệnh nguy hiểm đó.
Nhưng cuối cùng, sau những ngày chạy đua với đống lộn xộn trong suy nghĩ, tôi đã bất lực và chịu thua chính mình. Tôi tuyệt vọng thừa nhận rằng, rõ ràng tôi đang bị trầm cảm. Tôi đã làm gì để “trầm cảm” hạ gục mình một cách dễ dàng như thế? Tại sao lại là tôi? Giây phút quyết định nhìn nhận vào sự thật cũng là lúc tôi lấy hết can đảm để cho mình một cơ hội cuối cùng. Tìm lại cuộc sống cân bằng và một con người như tôi của ngày xưa – năng nổ, nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng. Với một chút tò mò kèm với những hy vọng nhỏ nhoi trong đầu, tôi đã gọi điện đến hotline của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. Sau rất nhiều lần trò chuyện và cảm thấy được lắng nghe, trong suy nghĩ của tôi bỗng nhiên như “chạm” vào một chút le lói của ánh sáng nên đôi tay vô thức muốn vươn lên chạm vào thứ ánh sáng ấy để thoát khỏi vũng lầy đen tối.
Theo hướng dẫn tận tình của nhân viên qua hotline tôi quyết định đến trung tâm tại cơ sở số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội để gặp trực tiếp Chuyên gia tâm lý nhờ tham vấn về tình trạng và phương pháp điều trị. May mắn là khi đến Trung tâm tôi được chính Giám đốc của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cũng là Chuyên gia tâm lý – Master Coach Bùi Thị Hải Yến tham vấn và trực tiếp trị liệu cho mình.
Liệu trình trị liệu tâm lý không sử dụng thuốc – không can thiệp cơ thể tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến lên rất chi tiết liệu trình trị liệu cho tôi, liệu trình được tiến hành gồm 7 bước chính. Trong đó hệ thống bao gồm 21 ngày trị liệu với 7 buổi can thiệp trực tiếp (trung bình mỗi buổi khoảng 2 tiếng đồng hồ) và 14 buổi trị liệu từ xa, cụ thể như sau:
- Buổi 1: Tôi được trực tiếp làm quen với Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến và phương pháp Tâm lý học trị liệu để tạo sự gần gũi và dần dần mở khóa tiềm thức trong tôi.
- Buổi 2: Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến giúp tôi hiểu rõ về tâm trí của mình, đi tìm nguyên nhân sâu xa gây nên chứng trầm cảm.
- Buổi 3: Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến lần lượt gỡ rối các khúc mắc trong tâm trí và dần lấy lại cân bằng cảm xúc cho tôi.
- Buổi 4: Chuyên gia tâm lý giúp tôi gỡ rối hoàn toàn các khúc mắc trong tâm trí, đánh đổ các neo tiêu cực trong tiềm thức và đặt lại định nghĩa mới.
- Buổi 5: Master Coach hỗ trợ để xây dựng lại niềm tin, lối tư duy tích cực và phá vỡ những rối loạn trong tâm lý.
- Buổi 6: Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến hướng dẫn tôi làm quen dần với lối tư duy mới và sử dụng chúng một cách phù hợp trong cuộc sống thực tại.
- Buổi 7: Đánh thức năng lực tự thân của tôi và hướng dẫn tôi tìm ra cách giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm.
Hệ thống liệu trình trị liệu cơ bản là như vậy. Tuy nhiên, dựa vào tình trạng cụ thể, vấn đề người bệnh gặp phải cũng như từng trường hợp khác nhau sẽ có liệu trình trị liệu cụ thể. Sau quá trình trò chuyện cùng người bệnh, chuyên gia tâm lý sẽ xây dựng liệu trình cụ thể trên cơ sở phù hợp và đảm bảo tính hiệu quả đối với từng trường hợp riêng biệt.
Ngoài 7 buổi trực tiếp nói trên thì liệu trình của tôi còn áp dụng 14 buổi trị liệu từ xa nữa. Chuyên gia cho biết, nếu như 7 buổi trị liệu trực tiếp sẽ là mấu chốt quan trọng giải quyết vấn đề trực tiếp với chuyên gia thì 14 buổi trị liệu từ xa sẽ giúp khách hàng loại bỏ nốt những vấn đề còn tồn tại cũng như giúp người bệnh có thể tự mình tìm ra cách giải quyết và không để nó quay trở lại.
Bên cạnh đó, liệu pháp mà Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến áp dụng trị liệu cho tôi hoàn toàn không dùng đến thuốc điều trị gây hại cho cơ thể như những phương pháp điều trị tại một số nơi. Chính điều này khiến tôi rất thích thú và cảm thấy vô cùng thoải mái trong suốt các buổi trị liệu.
Cuộc sống vui vẻ trở lại sau khi trị liệu trầm cảm thành công tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
Sau khoảng thời gian được Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến trị liệu suốt 21 ngày, tôi đã thật sự cảm nhận được sự sống như quay trở về một lần nữa. Trong mỗi buổi trị liệu trực tiếp với Chuyên gia tâm lý tại Trung tâm, tôi được giải tỏa khỏi những áp lực vô hình cứ nằm khư khư trong suy nghĩ. Một cách rất đơn giản, nhẹ nhàng, chấp nhận và tha thứ… Tôi đã nhìn thế giới và cuộc sống này bằng một góc nhìn thoáng đãng, rộng mở và nhiều năng lượng hơn. Thực ra bấy lâu tôi chỉ cứ mãi nhìn thấy những gam màu tối bao phủ lấy niềm vui thường nhật của mình nên chỉ cảm nhận rõ nhất sự buồn phiền, mệt mỏi, hấp thụ những điều không tốt đẹp xảy đến với mình và cứ thế hao tổn tâm tư vì nó.
Chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến đã chia sẻ với tôi những phương pháp làm thế nào để sở hữu lối sống đẹp, mượt mà trong suy nghĩ, tươi vui trong các hoạt động thường ngày… Cách lấy lại năng lượng và luôn trân trọng cuộc sống theo cách của mình. Tôi rất thích ngôn từ trò chuyện của chuyên gia, thích lắng nghe chuyên gia chia sẻ, thích cảm nhận những năng lượng tuyệt vời mà chuyên gia trao cho mình. Điều đó thật sự bất ngờ và đáng quý. Tôi cảm nhận được, không chỉ bản thân đang thay đổi từng ngày, cảm xúc đang ổn định và giàu sức sống hơn mà mỗi hành động, suy nghĩ cũng đều đang tích cực hơn. Đó thực sự là món quà quý giá, là “liều thuốc bổ” tôi nhận được sau những ngày tiếp nhận trị liệu tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam.
Tôi không biết phải bày tỏ tình cảm, sự biết ơn như thế nào đối với Trung tâm, đặc biệt là Chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến. Chuyên gia đã giúp tôi thoát khỏi bờ vực trầm cảm để tìm lại giá trị cuộc đời. Một lần nữa, cho tôi được sống với chính mình, được cảm nhận nhiều hơn, sâu hơn về cuộc đời còn vô số điều tốt đẹp đang chờ đợi. Tôi lấy làm may mắn khi bản thân mình trong giây phút đứng trước bờ vực trầm cảm, tuyệt vọng cùng cực, chẳng còn thiết tha gì với mọi thứ… vẫn nhìn thấy tia sáng cuộc đời cho mình biết đến và gặp được Chuyên gia tâm lý cũng như Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!