Cha Mẹ Ly Hôn Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Con Cái?
Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con cái trong nhiều khía cạnh. Chính vì vậy, các cặp đôi cần suy nghĩ thấu đáo trong cách ứng xử để giúp trẻ hạn chế tổn thương.
Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con cái như thế nào?
Ly thân, ly hôn đôi lúc là cách giải thoát tốt nhất cho hai vợ chồng. Đôi bên sẽ tránh tổn thương nhau nặng nề hơn. Tuy nhiên, sau mỗi cuộc hôn nhân đổ vỡ, người tổn thương nhất vẫn là con cái.
Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con cái theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những vấn đề tâm lý mà trẻ phải đối mặt khi cha mẹ ly hôn:
1. Tâm trạng buồn bã kéo dài
Phản ứng chung của trẻ khi bố mẹ ly dị là buồn bã, bi quan, và chán nản kéo dài. Trẻ sẽ mất khá nhiều thời gian bình ổn tâm lý để trở lại cuộc sống bình thường.
Nhà tâm lý học E. Mavis Hetherington của Trường Đại học Virginia (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2002 về vấn đề này. Kết quả cho thấy, trẻ sẽ mất khoảng 2 năm để vượt qua những cảm xúc tiêu cực sau khi bố mẹ ly dị,
Tuy nhiên, thời gian hồi phục cũng phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể. Chẳng hạn như với trẻ chỉ từ 2 – 5 tuổi, trẻ sẽ nhanh chóng quên đi sự việc này. Nhưng trẻ vẫn sẽ thường xuyên hỏi tại sao bố mẹ lại không sống chung.
Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con cái nhiều nhất trong độ tuổi dậy thì từ 9 – 16 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý nên khó tránh phản ứng quá khích.
Đối với trẻ đã khôn lớn, việc bố mẹ ly hôn thường ít gây sốc hơn. Khi này trẻ đã có hiểu biết, và phần nào nhận thức được lý do dẫn đến tình trạng này.
2. Tính cách tự ti và nhút nhát
Bố mẹ ly hôn có thể ảnh hưởng đến tính cách của con cái. Cụ thể, trẻ có cha mẹ ly thân, ly hôn thường có tính cách nhút nhát, thiếu tự tin.
Biểu hiện này đặc biệt rõ ràng trong giai đoạn trẻ mới bắt đầu đến trường (6 – 12 tuổi). Lúc này, trẻ dễ bị bạn bè trêu chọc về việc bố mẹ ly dị, gia đình không hạnh phúc và trọn vẹn.
Những lời trêu chọc từ bạn bè khiến trẻ bị tổn thương và có xu hướng sống thu mình, cô lập. Trẻ dần trở nên tự ti, nhút nhát va cảm thấy cô đơn.
Bây giờ, trẻ không chỉ có thể sống cùng bố hoặc mẹ, mà còn bị chia cách với anh chị em ruột. Cú sốc tâm lý này khiến trẻ cảm thấy khó khăn, và mất phương hướng.
3. Khó tập trung khi học tập
Ngoài ảnh hưởng đến tâm lý, cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con cái trong vấn đề học tập. Trong thời gian đầu, tâm lý của trẻ thường bất ổn nên khó có thể tập trung.
Trẻ sẽ có biểu hiện lơ đễnh, hay suy nghĩ trong giờ học, tiếp thu chậm, quên làm bài tập,… Vì lý do này, các cặp đôi cần phải lựa chọn thời điểm ly hôn phù hợp.
Tốt nhất, cha mẹ nên thông báo khi trẻ đã nghỉ hè, hoặc hoàn thành kỳ thi quan trọng. Điều này sẽ giúp trẻ có thời gian để bình ổn lại tâm lý, giảm thiểu ảnh hưởng trong học tập.
4. Có quan niệm lệch lạc về tình yêu
Khi bố mẹ không hạnh phúc, trẻ sẽ dễ hình thành những quan niệm lệch lạc về tình yêu. Chẳng hạn như tình yêu là điều không cần thiết và chỉ mang lại sự đau khổ, yếu đuối và tổn thương.
Tuy nhiên, cũng có những trẻ khi lớn lên mắc phải hội chứng ám ảnh tình yêu. Đây là một dạng rối loạn tâm lý đặc trưng bởi việc khao khát được yêu, và muốn kiểm soát được tình yêu.
Việc sống trong gia đình không hạnh phúc khiển trẻ khao khát tình cảm một cách mù quáng. Hội chứng này gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Xem thêm: Hội chứng ám ảnh tình yêu (Adele): Biểu hiện & Hướng điều trị
5. Nguy cơ mắc hội chứng sợ kết hôn
Hội chứng sợ kết hôn là một dạng ám ảnh sợ đặc hiệu. Đặc trưng của bệnh là tình trạng sợ hãi quá mức, dai dẳng về việc phải kết hôn, và gắn kết với một người nào đó.
Người mắc hội chứng này vẫn có thể yêu đương và có tình cảm với những người khác. Tuy nhiên, họ sẽ từ bỏ mối quan hệ nếu đối phương đề nghị tiến xa hơn.
Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân từ chối các mối quan hệ tình cảm để không làm tổn thương người khác và chính bản thân. Điều này gây ra sự đau khổ và dằn vặt cho chính người bệnh.
Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây bệnh chưa được xác định. Tuy nhiên nhiều bằng chứng cho thấy, trẻ lớn lên trong gia đình không trọn vẹn, bố mẹ ly hôn và ly thân là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc phải hội chứng này.
6. Có các hành vi chống đối
Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con cái sâu sắc. Một số trẻ có thể phản ứng với nỗi đau bằng các hành vi chống đối, phá phách.
Trong trường hợp này, trẻ cho rằng bố mẹ hoàn toàn không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ cho bản thân nên mới quyết định ly dị, ly thân.
Các hành vi chống đối đôi khi được thực hiện nhằm mục đích thu hút sự chú ý và quan tâm của bố mẹ. Lúc này, bố mẹ cần phải thấu hiểu tâm lý của con cái để có cách xử lý đúng đắn.
Trên thực tế, rất nhiều gia đình không hiểu được nguyên nhân sâu xa trong các hành vi của con. Họ nhanh chóng quy chụp con cái hư hỏng. Điều này khiến cho trẻ càng thêm tổn thương và dễ hình thành ý nghĩ, quan điểm lệch lạc.
7. Bất thường trong quá trình phát triển nhân cách
Cha mẹ ly hôn cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Bố mẹ ly hôn, ly thân, bạo lực và xung đột gia đình được xem là yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ mắc phải các rối loạn nhân cách như:
- Rối loạn nhân cách ranh giới
- Rối loạn nhân cách phụ thuộc
- Rối loạn nhân cách thể kịch tính
- Rối loạn nhân cách né tránh
Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con cái là điều khó tránh. Do đó, phụ huynh cần quan tâm đến con nhiều hơn để giúp con vượt qua bất ổn về tâm lý, lấy lại sự lạc quan, vui vẻ vốn có.
Cần làm gì để giúp trẻ thích ứng với việc cha mẹ ly hôn?
Nếu cả hai đi đến quyết định ly dị, hai vợ chồng nên trao đổi trực tiếp với con. Con cần hiểu rằng, dù cha mẹ không còn chung sống với nhau nhưng vẫn dành tình cảm và sự quan tâm cho trẻ.
Tùy vào độ tuổi, bố mẹ phải lựa chọn lý do phù hợp để giải thích cho việc ly hôn. Sự trung thực sẽ giúp con hiểu hơn và tôn trọng quyết định của bố mẹ.
Đặc biệt, cả hai không nên đề cập đến lỗi lầm của đối phương. Tuyệt đối không chỉ trích, trách móc nhau trước mặt con cái. Các cặp đôi nên dành cho nhau sự tôn trọng để tránh trẻ bị tổn thương.
Có như vậy, con trẻ khi lớn lên mới hạn chế những vấn đề tâm lý. Trẻ hiểu hơn về ý nghĩa thực sự của hôn nhân, và tầm quan trọng của việc tôn trọng, thấu hiểu trong một mối quan hệ.
Dù sống chung với bố hay mẹ, cả hai đều phải quan tâm đến con. Vào cuối tuần, cả hai nên dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ cùng con những vấn đề, sự việc xảy ra trong cuộc sống.
Nếu ở xa con cái, nên liên lạc với con thường xuyên qua điện thoại để giúp con cảm thấy được quan tâm. Trẻ sẽ không có cảm giác cô đơn và bị bỏ rơi.
Ly hôn đôi khi là giải pháp tốt nhất cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Tuy nhiên, các cặp đôi cần hiểu được vấn đề cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con cái như thế nào để lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
Phụ huynh cần chọn thời điểm ly dị phù hợp, và biết cách giúp con vượt qua tổn thương tâm lý. Nếu cần thiết, nên xem xét cho trẻ tham vấn tâm lý để hạn chế thương tổn.
thật sự những người làm cha làm mẹ trước khi tách rời nhau nên suy nghĩ một chút đến con cái
đâu phải đó là điều các cặp vợ chồng muốn đâu bác, rời xa nhau có thể sẽ là giải pháp tốt nhất cho nhau mà
nhưng mà con cái sẽ nhìn vào đó, sẽ thiếu đi sự yêu thương của cả 2, tôn thương lắm
nếu cặp vợ chồng nào mà sau ly hôn thì vẫn còn quan tâm đến con cái thì đảm bảo đưa trẻ vẫn cảm nhận được sự yêu thương của cha mẹ thôi
dù sao cũng là chia ly, sau này bé đi học đi chơi với bạn bè, nhìn bạn bè đồng trang lứa lại thấy tủi thân ý
cũng phải dạy trẻ chấp nhận điều đó bạn ạ, vì sự việc là như vậy rồi, nên rèn cho bé quen, sau này sẽ chín chắn hơn các bạn đồng trang lứa
không rời nhau như vậy, ở chung rồi xảy ra mâu thuẫn, cãi vã còn ảnh hưởng đến con trẻ hơn ý
biết là như vậy nhưng dù sao con trẻ thấy bố thấy mẹ vẫn thấy được sự gần gũi của gia đình chứ
ôi trời ơi mâu thuẫn đem đến nhiều tiêu cực cho con trẻ lắm, ví dụ 1 tuần mà 3 lần cãi nhau là đứa trẻ sẽ bị cài đặt những điều tiêu cực và những suy nghĩ quẩn quanh xoay quanh bố mẹ, kéo dài như vậy khéo rối loạn tâm lý luôn ấy chứ
bạn nói đúng quá bạn!!! đôi khi xa nhau là cách giải thoát khỏi những mâu thuẫn tốt nhất, con cái cũng sẽ bớt tiêu cực hơn, bố mẹ vẫn yêu thương con cái thôi mà sẽ quan tâm theo cách khác
mình thấy nhiều đôi chia tay sau quan tâm chăm sóc con cái chỉ còn là trách nhiệm, đúng hơn là chu cấp hằng tháng để lo cho con đấy là những người có điều kiện, còn những người mà chả quan tâm chả có điều kiện ý họ bỏ bê có khi biệt tăm luôn
ừ thì những đôi đấy đúng là con cái sẽ bị tiêu cực thật, nhưng nếu bố hoặc mẹ dạy dỗ tốt, cũng sẽ trưởng thành và quen dần với điều đó thôi
Cô nói rất đúng, con cảm ơn vì cô đã hiểu cho hoàn cảnh của những người có hoàn cảnh như con
giờ việc ly hôn như cơm bữa ý mà, xã hội hiện đại nên giờ có cả xu hướng độc thân vui vẻ nữa cơ
bác nói chuẩn cơm mẹ nấu!! chỗ làm tối toàn các ông các bà sống độc thân thôi, mà trông người ta thoải mái lắm
đó là niệm tin và sự tích cực của người ta đấy, không muốn đi bước nữa vì sợ đổ vỡ nên cài đặt sự tích cực bằng niềm vui khác
mà công nhận cũng phục con người đấy, một mình nuôi con, đi làm cũng tầm cỡ trong cơ quan, đúng là có ý chí là vượt qua hết tất cả, giỏi thật
ừ những con người đấy tuy đổ vỡ trong tình cảm nhưng lại rất thành công ở những khía cạnh khác
chỉ tội bọn nhỏ!
phải, con cái không được tình yêu thương của cả 2 cũng khó toàn diện được, sợ rằng sau này lại bị cài đặt tư duy độc thân thì khó mà trọn vẹn hạnh phúc
nghĩ đến cảnh bọn trẻ lủi thủi một mình thấy thương ý
sợ nhất là cảm xúc thay đổi rồi có quan niệm sai về tình cảm thôi
ừ bố mẹ ly hôn luôn là cú sốc lớn cho bọn trẻ mà
nó thấy bố mẹ ly hôn xong sống vẫn vui vẻ bình thường lại tưởng đó là chuyện bình thường, hiển nhiên rồi sau này lại gây bao đau khổ cho người khác ý
cái này bố mẹ nào quan tâm lớn dần là dậy được, sợ nhất bố mẹ ly hôn rồi bỏ bê không quan tâm thôi
sốc tâm lý luôn ý xong tự ti rồi nhút nhát hẳn
đứa trẻ nhà cạnh bên nhà mình thì ngược hẳn kiểu nó chán quá nó quậy phá phách rồi chống đối bố cơ xong suốt ngày gọi mẹ nhắc đến mẹ làm ông bố càng điên hơn
nó nhớ mẹ nó nên thế đấy khổ thân
ừ nghĩ cũng tội thật ngày nào gặp nó cũng hỏi mẹ cháu đâu
thế á thế mẹ nó không đến chơi với nó à
mẹ nó bỏ bê nó đi theo người khác rồi giờ kiểu gà trống nuôi con ấy
thấy đa phần bình luận bảo ly hôn bình thường không có vấn đề gì toàn đến từ các ông bố bà mẹ vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết, hoặc do chưa trực tiếp trải qua bao giờ. rất nhiều trường hợp gia đình không trọn vẹn, rồi một chuỗi các vấn đề xảy đến với đứa trẻ khiến nó thậm chí từng ở trong tình trạng một bước chân nữa là có thể chấm hết sự sống. mỗi nỗi đau mỗi khác, chưa từng trải qua thì xin đừng quy chụp rằng vấn đề ly hôn là bình thường, hay kể cả bảo “nếu biết dạy dỗ đúng cách thì đứa trẻ sẽ bình thường”. sẽ không bao giờ có “cách đúng” nào có thể xoá nhoà tổn thương trong trẻ.
10 tuổi, bố mẹ li hôn, tính cách mẹ thay đổi, thiên vị chị, nói xấu ba và ông bà trước mặt tôi, không muốn tôi gặp ba, điều đó có phải là quá khó khăn trước mặt tôi ko?
Tôi năm nay 43 tuổi, bố mẹ tôi ly hôn lúc tôi 12 tuổi, ban đầu tôi như đứa tự kỷ không muốn tiếp xúc với ai đi học bạn bè trêu ghẹo về nhà hàng xóm nói ra nói vào tôi bỏ học 1 năm ở nhà thu mình trong phòng, mẹ tôi khuyên bảo dạy dỗ 2 năm sau tôi mới vượt qua nhưng đi đâu cũng thấy gia đình người ta cũng có bố mẹ tôi chạnh lòng lắm, tôi là con trai nên có sự cố gắng hết sức, tôi ở với mẹ bố tôi đi với người đàn bà khác ko quan tâm đến tôi, nhưng được sự dạy dỗ của mẹ giờ tôi đã trưởng thành, giờ tôi nhìn thấy cảnh anh tôi cũng như 30 về trước tôi ko biết phải làm sao
Bây giờ bm con ly hôn mà tòa cho con hai sự đáp an chọn bố hặc mẹ bây giờ con rất bối rối ko nên chọn ai con xin mọi người cho con xin ý kiến nên theo ai ạ Cầu xin mn cho con xin ý kiến
Mình cũng đang muốn ly hôn, thực ra suy nghĩ muốn lý hôn lâu lắm rồi nhưng vẫn luôn cố gắng để giữ được gia đình cho 2 con. Nhưng thực sự sống cùng người mình không yêu, không tin tưởng, không tôn trọng nó khó khăn lắm. Thậm chí mình cảm giác tính mình nó sân si hơn nhiều thêm, bình thường thì không sao nhưng khi bực tức vẫn có những lời thiếu tôn trọng ck trước mặt các con mặc dù đã cố tránh hết sức. Như vậy theo các bạn, mình có nên lý hôn không. Mình sống với ck nhưng không khác nào mẹ đơn thân nuôi 2 con, thậm chí còn tệ hơn vì 3 mẹ con luôn phải xem cảm xúc của ck hôm nay thế nào để cư xử.
mình năm nay 28 tuổi đã kết hôn đc 1 năm và có 2 con (chị lớn 5 tuổi và cậu em 2 tuổi), vợ chồng mình quen nhau 9 năm từ hồi còn đi học đến 6-2022 mới cưới, giờ vợ mình muốn ly hôn và cũng viết sẵn đơn rồi, chị lớn ở với mình còn cậu em ở với vợ mình, vợ mình nói với mình hiện giờ cảm thấy yêu bản thân hơn, nghĩ cho bản thân nhiều hơn và đã trải qua 2 mối tình trong lúc mình và vợ trên phương diện pháp luật vẫn còn là vợ chồng, mỗi lần mình nghĩ đến 2 con rất xót và ko đêm nào thẳng giấc được, con trai mình hiện tại mẹ vợ mình trông, bé gái thì mình trông, vợ mình hiện tại như thoát khỏi ra áp lực hôn nhân và trách nhiệm con cái rồi.Mình đã 3 lần níu kéo mong vợ mình quay về nhưng vợ nói muộn rồi nếu muốn quay lại thì sau này còn duyên có cơ hội thì 2-3 năm 5-10 năm sau sẽ lại quay về bên nhau. mình rất buồn khi biết tin vợ mình mới đi biển 2 ngày 2 đêm cùng nhân tình. con gái lớn của mình hôm nào mình dắt đi chơi đều nói với mình sao ngoài đường mấy bạn ai cũng có ba mẹ đi cùng. tại sao ba với mẹ ko đi cùng nhau với con. mình cảm thấy lo lắm, thật sự mình rất áp lực.
Thấy các cặp khi suy nghĩ đến ly hôn, ly thân họ ko bao giờ nghĩ con cái sau ly hôn sẽ ra sao, họ chỉ làm theo cái tôi của chính họ để thỏa mãn nó mà thôi. Ly hôn song khi bình tỉnh mới nghĩ đến con cái. Nếu họ nghĩ đến con cái thì chắc chắn ít có cải vã và gần như ít ly hôn chỉ những trường hợp cá biệt, quá lắm mới ly hôn. Bây giờ thấy trình trạng ly hôn, ly thân nhiều quá nhất là giới ca sĩ, diễn viên….