Xung đột gia đình: Hiểu rõ nguyên nhân và Cách hoá giải
Xung đột gia đình là vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để chúng trở nên nghiêm trọng, hay giải quyết được tận gốc vấn đề là phụ thuộc vào cách ứng xử của chúng ta.
Xung đột gia đình là gì?
Xung đột được định nghĩa là các mâu thuẫn có liên quan đến nhu cầu, giá trị và lợi ích. Trong gia đình, bất đồng quan điểm, suy nghĩ giữa các thành viên là nguyên nhân chính gây ra xung đột.
Xung đột gia đình là điều bình thường trong cuộc sống. Xung đột này có thể xuất hiện giữa những thành viên trong cùng thế hệ, hoặc cách biệt thế hệ
Xung đột gia đình không phải lúc nào cũng xuất phát từ lợi ích của một trong hai bên. Chẳng hạn, xung đột cha mẹ với con cái xuất phát từ tình thương, nhưng thiếu sự tinh tế và thấu hiểu nhau.
Khi có xung đột, người trong cuộc có thể to tiếng, nặng lời, thậm chí có hành vi bạo lực. Một số người còn áp dụng bạo hành lạnh để đả kích đối phương.
Xung đột gia đình là nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Các thành viên ngày xa cách nhau, thậm chí dẫn đến gia đình tan vỡ.
Nguyên nhân gây ra các xung đột gia đình
Hiểu rõ được các nguyên nhân gây xung đột gia đình có thể giúp ta xóa tan các mâu thuẫn, hòa giải và kéo các thành viên tiến lại gần nhau hơn.
1. Xung đột gia đình giữa cha mẹ và con cái
Xung đột gia đình giữa cha mẹ và con cái có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau đây:
- Cha mẹ ép trẻ học quá nhiều, buộc trẻ đạt được thành tích vượt quá khả năng
- Phụ huynh quá nghiêm khắc, thiếu đồng cảm với trẻ
- Cha mẹ quá bận rộn, không quan tâm đến con, bỏ mặc con
- Xung đột trong việc định hướng tương lai, nghề nghiệp.
- Xung đột gia đình do khác biệt sở thích và góc nhìn
- Cha mẹ luôn ép con tuân theo quy tắc xưa cũ, không còn phù hợp với lối sống hiện đại.
Xung đột gia đình không cùng thế hệ điển hình nhất vẫn là cha mẹ với con cái. Cha mẹ tự cho mình quyền kiểm soát cuộc đời con với cái mác “tình yêu”. Họ cho rằng mình luôn đúng, mình làm như thế là vì con.
Nhưng trên thực tế, họ thiếu sự tinh tế, thấu hiểu, và tôn trọng con cái. Nhiều người chỉ muốn áp đặt suy nghĩ của mình lên con, muốn con làm điều mình chưa làm được.
Về phần con cái, nhiều đứa trẻ thiếu sự đồng cảm với cha mẹ, hoặc có tâm lý hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân, thích chống đối người lớn nên dễ có xung đột.
Ngoài ra, sự thay đổi tính cách trong giai đoạn dậy thì, hoặc áp lực học tập, áp lực do cha mẹ gây ra cho trẻ cũng khiến trẻ dễ có hành vi chống đối.
2. Xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu
Xung đột gia đình giữa mẹ chồng nàng dâu cũng là xung đột phổ biến. Xung đột này thường xuất phát từ những khác biệt về quan điểm, lối sống, và sự kỳ vọng.
Trong nhiều gia đình, mẹ chồng thường mong muốn giữ vững truyền thống, và quản lý các việc gia đình theo cách của mình. Trong khi đó, nàng dâu thường mong ở riêng, và có cách sống hiện đại hơn.
Mẹ chồng còn cảm thấy bị đe dọa bởi sự hiện diện của nàng dâu. Họ lo sợ mất đi vị thế, mất đi quyền lực và ảnh hưởng trong gia đình. Họ lo sợ con trai không đứng về phía mình.
Một số người còn mâu thuẫn với con dâu trong việc chăm sóc chồng/con của họ. Mẹ chồng cảm thấy con dâu không lo lắng cho con trai họ chu đáo.
Những vấn đề này tạo ra căng thẳng khi hai bên không tìm được tiếng nói chung. Ngoài ra, sự thiếu hỗ trợ hoặc không công bằng của người đàn ông khi xử lý mâu thuẫn làm tình trạng trầm trọng hơn.
Xem thêm: Bí Quyết Hòa Hợp Mối Quan Hệ Giữa Mẹ Chồng Và Con Dâu
3. Xung đột giữa hai vợ chồng
Xây dựng một gia đình bền vững, hạnh phúc lâu dài chưa bao giờ là điều dễ dàng. Khi bước vào hôn nhân, đôi bên buộc phải đối mặt với khuyết điểm của nhau, và rất nhiều vấn đề phát sinh.
Xung đột trong gia đình giữa vợ và chồng có thể bắt nguồn từ:
- Mâu thuẫn về tài chính: Sự chênh lệch tài chính, hoặc bất đồng ý kiến trong các khoản chi tiêu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn do công việc: Hai vợ chồng không có sự thấu hiệu cho công việc của nhau. Người đàn ông ra ngoài làm việc cực khổ, nhưng người phụ nữ cũng phải ở nhà chăm sóc con cái và nội trợ. Đôi bên đều có vai trò quan trọng như nhau, không có bên nào “ăn bám” hay “cực khổ” hơn.
- Mâu thuẫn trong nuôi dạy con cái: Chẳng hạn bố muốn để con phát triển tự nhiên, làm theo điều mình thích, trong khi mẹ lại muốn đưa con vào khuôn khổ.
- Mâu thuẫn trong cách sống: Cách sống và quan niệm sống của đôi bên quá khác biệt, không tìm được sự hài hòa.
- Mâu thuẫn trong tình cảm: Vợ/chồng ngoại tình, ghen tuông thái quá, và không tôn trọng đối phương để có thể gây xung đột, đẩy hôn nhân đến bờ vực tan vỡ.
Xung đột giữa vợ và chồng được bắt nguồn bởi cả hai đều có cái tôi quá lớn. Ai cũng cho rằng mình đúng, không ai chịu nhường ai.
Khi yêu nhau chúng ta thấy điều gì ở đối phương cũng đẹp đẽ, kể cả những tính xấu. Chỉ khi ở với nhau hằng ngày, tâm lý chán ghét và mâu thuẫn mới nảy sinh khiến cuộc sống vợ chồng căng thẳng.
4. Xung đột giữa anh chị em trong nhà
Bên cạnh đó, xung đột giữa anh chị em trong nhà cũng là điều rất thường thấy. Tình trạng này có thể diễn ra do những tác nhân sau:
- Phụ huynh thiên vị một trong hai, thường là thiên vị con út
- Anh chị bị buộc nhường nhịn em khiến trẻ tổn thương
- Một trong những đứa trẻ nổi bật hơn khiến những đứa trẻ còn lại bị so sánh về mọi thứ
- Sự khác biệt tính cách của đôi bên
- Tranh giành tiền bạc hay gia sản
Các xung đột có thể tồn tại âm ỉ khiến các thành viên luôn cảm thấy không hài lòng về nhau, cáu kỉnh và không còn muốn nói chuyện với nhau.
Hệ lụy gây ra bởi các xung đột gia đình
Hệ lụy lớn nhất mà các xung đột gia đình gây ra chính là khiến các thành viên ngày càng xa cách. Đến khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, đôi bên sẽ bùng nổ
Cha mẹ và con cái dường như có những bức tường ngăn cách vô hình. Hai vợ chồng không còn muốn tiếp tục cuộc hôn nhân. Rất nhiều gia đình đã tan vỡ vì không thể giải quyết xung đột.
Xung đột gia đình cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề tâm lý cho các thành viên, đặc biệt là con cái. Stress, trầm cảm là hai bệnh lý tâm thần thường gặp nhất.
Không ít trẻ đã bị trầm cảm, thậm chí dẫn đến tự sát do cha mẹ thường xuyên cãi nhau, thường xuyên kiểm soát mình quá mức, hoặc luôn bị so sánh với anh/chị.
Tình trạng người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh do chịu nhiều áp lực, do không được chồng thấu hiểu cũng khiến mâu thuẫn ngày càng tăng cao.
Hướng giải quyết hoá giải xung đột gia đình hiệu quả
Nói chung, xung đột gia đình nếu không được giải quyết sớm có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu. Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn, đôi bên cần ngồi xuống nói chuyện với nhau.
1. Luôn giữ bình tĩnh khi giải quyết các xung đột gia đình
Khi tức giận, chúng ta thường mất kiểm soát cảm xúc nên có những hành động, lời nói làm tổn thương người đối diện. Vì vậy để tránh điều này, chúng ta cần học cách bình tĩnh.
Lời đã nói ra chắc chắn không thể rút lại được. Một lời nói tưởng chừng đơn giản, vô hại nhưng có thể khiến đối phương nhớ mãi, trở thành vết sẹo không thể nào xóa bỏ.
Chồng nóng thì vợ bớt lời. Bố mẹ đang tức giận thì con cái không nên cố gắng phản đối lại. Một trong hai bên cần phải chấp nhận “xuống nước” trước để mâu thuẫn không bị đẩy lên cao trào.
Bạn nên đợi khi cả hai bình tĩnh mới tiếp tục việc tranh luận hay giải quyết các vấn đề. Khi bình tĩnh, cách nhìn nhận của con người cũng thay đổi so với lúc tức giận.
2. Cho nhau cơ hội lắng nghe và chia sẻ
Muốn hóa giải những xung đột do hiểu lầm thì đôi bên cần cho nhau cơ hội lắng nghe và chia sẻ. Chỉ khi cho đối phương cơ hội giải thích, chúng ta mới hiểu được vấn đề.
Đôi khi, điều chúng ta nhìn thấy không phải là sự thật. Chẳng hạn việc chồng đi làm về muộn không phải do ngoại tình, hay tụ tập bạn bè mà do làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập.
Lắng nghe là nguyên tắc đầu tiên để chúng ta có thể hiểu nhau hơn. Song song đó cũng cần chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc chân thật của bản thân để đối phương hiểu rõ.
Chẳng hạn nếu thấy cha mẹ luôn áp đặt bản thân, trẻ cần nói thẳng suy nghĩ của mình. Thay vì để cảm xúc tiêu cực tích tụ, hãy thẳng thắn chia sẻ với nhau để tìm cách giải quyết.
Trong xung đột giữa phụ huynh và con cái, cha mẹ nên là người chủ động làm hòa trước. Chủ động làm hòa, học cách làm bạn với con cái cũng là bài học rất quan trọng mà cha mẹ cần biết.
3. Thống nhất các nguyên tắc trong gia đình
Đôi khi trong gia đình cũng cần có những nguyên tắc để làm tiền đề xử lý khi có xung đột. Quy tắc này có thể áp dụng với cả cha mẹ, con cái hay bất kể thành viên nào với nhau.
Điều này cũng tự tạo cho mỗi người một ý thức riêng để xây dựng gia đình lâu bền, hạnh phúc hơn. Một vài quy tắc mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Khi cãi nhau không được dùng những lời lẽ thô tục, sỉ nhục đối phương
- Không được lôi những chuyện quá khứ ra nói nếu đã giải quyết xong
- Nếu anh chị em cãi nhau phải cùng ôm nhau nói lời xin lỗi 50 lần
- Nếu con bị điểm kém sẽ cắt xài điện thoại trong hôm đó
- Không được giận nhau và im lặng quá 3 ngày
- Mọi xích mích khó chịu cần được giải quyết, không được trốn tránh hay lờ đi
Những quy tắc ứng xử là điều cần thiết để duy trì các mối quan hệ. Chúng khiến ta có trách nhiệm hơn với lời nói và hành vi của mình, cũng như tránh đẩy sự việc đi quá xa
4. Gặp gỡ chuyên gia tâm lý
Nếu bạn không biết làm sao để hóa giải mâu thuẫn thì có thể nhờ đến các chuyên gia tâm lý. Chuyên gia sẽ lắng nghe và giúp bạn hiểu được tâm lý của bản thân và đối phương.
Từ đó, chuyên gia giúp bạn đưa ra phương hướng giải quyết, hòa hợp mối quan hệ gia đình. Bạn nên lựa chọn những trung tâm tâm lý uy tín, có chương trình trị liệu cho cá nhân và cả gia đình.
Xung đột gia đình là những tình huống khó tránh khỏi trong quá trình xây dựng một ngôi nhà hạnh phúc. Vẫn có những lúc vợ chồng, con cái xuất hiện những mâu thuẫn, quan trọng là cách giải quyết như thế nào.
Học cách lắng nghe, thẳng thắn và quan trọng hơn là luôn đặt tình cảm gia đình hàng đầu sẽ giúp bạn có thể bỏ qua những tật xấu, lỗi lầm không đáng có của nhau.
Có thể bạn quan tâm
- Tác hại của việc đánh mắng con cái cha mẹ cần lưu ý
- Kiểm soát con cái quá mức: Những sai lầm cha mẹ nên tránh
- Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu: Nguyên nhân cốt lõi và cách giải quyết
- Hội Chứng Cô Đơn Giữa Gia Đình: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
đợt dịch vừa rồi chắc nhiều gia đình xung đột lắm nhỉ chỉ tội mấy đứa nhỏ thôi
phải đấy, cha mẹ cãi nhau thì con cái là người chứng kiến có khi cũng là người phải hứng chịu cơn giận dữ của bố mẹ
em chứng kiến mấy vụ mà bố mẹ cãi lộn xong chuyển cơn giận sang con cái, đánh tụi nhỏ nhỉn thương rớt nước mắt ý
cũng từ nguyên do này mà nhiều đứa trẻ có bất ổn về tâm lý đấy
đi làm không đi làm, động đến việc gì cũng không có tiền mà suốt ngày nhìn mặt nhau thì chả cãi nhau hả bác
áp lực mà bác,không có tiền là cảm thấy chán nản rồi, là mình cũng sẽ vậy thôi
mà đợt đấy đúng kiểu tra tấn tâm lý ý, mở mắt ra là covid với phong tỏa, bước chân ra đường thôi là đủ mang tội rồi
đợt đấy em cũng vì thế mà stress dã man, cứ ở nhà ôm máy tính với điện thoại cảm thấy mụ mị hết cả người, đợt vừa rồi phải qua trung tâm nhc này trị liệu mới ổn trở lại đấy
bác chữa ở đây thấy dịch vụ thế nào, em có thằng em họ bị trầm cảm mà uống thuốc mãi không hết định bảo qua đây chữa thử
ở đây thì chuyên chữa trầm cảm rồi, hôm nọ họ được lên vtv nói về trầm cảm đấy anh https://tamlytrilieunhc.vn/vtv2-gioi-thieu-giai-phap-tri-lieu-tram-cam-khong-dung-thuoc-cua-trung-tam-nhc-viet-nam-16067.html
lối sống giờ theo 4.0 rồi nhưng những người ở thế hệ cũ vẫn sống theo quan niệm cũ của cha ông truyền lại nên chính sự khác biệt này hay dẫn đến xung đột
đúng cái kiểu ra đường hiểu biết một kiểu về nhà bố mẹ lại kìm hãm cái hiểu biết của mình nên cũng tức
anh hồi còn thiếu niên cũng vậy mà, nhất là tầm đại học khi mà hiểu biết nhiều rồi mà về nhà bố mẹ vẫn cấm đi chơi, rồi ăn uống các thứ vẫn đúng phép tắc, rồi ra ngoài phải xin phép gần 20 tuổi chứ ít đâu mà quản như lên ba ý, xong hồi đó có chia sẻ bố mẹ xong kiểu gì lại thành to tiếng, mình phận làm con thì vẫn phải nhịn thôi, cũng may thời gian sau ra trường anh lên thành phố đi làm, bố mẹ thấy vậy cũng dẫn thay đổi cách nhìn về mình
chắc tại bố mẹ anh lúc đó thấy anh vẫn tuổi ăn tuổi học chưa biết tự kiếm tiền tự lo cho bản thân mình thôi
anh có đi làm thêm hỗ trợ bố mẹ rồi đấy chứ, đưa 3tr một tháng chứ có ít ỏi đâu
3tr là hỗ trợ chứ việc nhà việc cửa sinh hoạt, rồi quần áo bố mẹ anh vẫn phục vụ anh mà, nên trong tâm bố mẹ vẫn nghĩ là anh chưa lớn và vẫn cần phải quản đấy
nghĩ lại thì thấy lời em nói đúng phết, quần áo bát đũa các thứ vẫn toàn tay mẹ anh làm, bảo sao mà mình bị quản như vậy chứ
từ hôi tôi và chồng tôi ly thân, tôi thấy con tôi có biểu hiện lạ, ít nói chuyện với tôi hơn, không thấy vui vẻ mà luôn thấy tâm trạng thất thần, cũng chả ra ngoài đi chơi như trước nữa, bạn bè đến chơi thì không tiếp bảo bạn đi về, tôi có nói vài câu nhắc nhở thì bực tức làm việc gì cũng mạnh tay kiểu khó chịu. trung tâm cho tôi hỏi con tôi như vậy là bị sao
Chào bạn, dựa vào thông tin bạn cung cấp, Trung tâm nhận thấy con bạn có chút bất ổn về tâm lý, có thể nguyên nhân từ việc vợ chồng bạn ly thân, và những thông tin bạn nói cũng có biểu hiện của chứng rối loạn cảm xúc. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ cho bạn
nhà bác tôi mỗi lần có dỗ hay gì là mọi người thường tụ tập về nhà bác ăn uống, và các bác thường hay uống rất nhiều rượu trong bữa ăn, mà những lúc khi rượu đã ngấm là rất hay lời qua tiếng lại giữa các bác, có hôm có đập cả bát cả đũa, rồi to tiếng chửi bới. có ai gặp tình cảnh này như tôi không ạ? giờ cũng chả biết phải làm sao vì mình phận làm cháu và cũng không có tiếng nói gì cả
chắc các bác bạn toàn người nóng tính nhỉ
đúng rồi bạn, nóng tính lắm ý, chỉ cần nói 1 câu không vừa ý thôi là ầm ầm hết cả lên
những người nóng tính thường thế mà, nhất là rượu vào nữa thì những lời nói bình thường cũng trở thành lời tiêu cực và dễ bị kích động
nên chia sẻ vẫn đề này với bố mẹ để bố mẹ chuyển lời tới người có tiếng nói nhất bên bác bạn
bố mẹ em cũng nói rồi, mà cũng không được, lúc khuyên thì rất hiểu rất oke nhưng rồi đâu lại vào đấy
vậy thì cần cả những người khác nữa, bố mẹ nói thì có thể không được nhưng nhiều người thì sẽ có thể được mà, phải ngồi chung nói đồng loạt mới thấu được bạn
để em thử bảo bố em cách này xem, chứ mỗi lần có dỗ là thấy mệt mỏi lắm, chả muốn sang ý mà phận con cháu không sang không được, các bác lại nói
rượu vào là dễ xung đột rồi, không rượu là tốt nhất
không thể không rượu được, cái này mà bảo các bác không rượu là bất khả thi rồi
em đang có con nhỏ mà bố mẹ chồng suốt ngày cãi lộn trước mặt bé làm em khó xử quá, đưa đi ra ngoài thì sợ covid, mặc dù đã bảo chồng em và chồng em nói với bố mẹ vấn đề này rồi mà không được
như này tâm lý trẻ dễ ảnh hưởng lắm, tiêu cực vậy mà, nhà tôi cũng vậy xong phải sang nhà ngoại ở 1-2 tháng đấy
Chỉ mong các bậc làm cha làm mẹ, hãy dạy dỗ con mình từ khi còn nhỏ, thấy con có những hành động thái độ bạo lực, không đúng đắn cần phải giải thích và uốn nắn chứ không phải im im cho qua chuyện như gia đình mình. Cho đến hiện tại, mình đã lớn rồi và điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mình, đúng kiểu phá nát cuộc đời của mình, từ 1 đứa vui vê vô tư trở thành 1 người luôn rầu rĩ buồn phiền và không có lối thoát. Có đôi khi chỉ muốn chết đi cho nhẹ nhàng 😊
Chào bạn, cảm ơn những góp ý của bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!