Cha mẹ không quan tâm con cái: Tác hại và điều cần biết
Cha mẹ không quan tâm con cái là một thực trạng khiến không ít trẻ em cảm thấy bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc và tâm lý. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phụ huynh nên theo dõi, chăm sóc các bé để tạo nền tảng phát triển thành công, hạnh phúc.
Nguyên nhân khiến cha mẹ không quan tâm con cái
Mỗi đứa trẻ đều xứng đáng nhận được sự yêu thương, chăm sóc và bảo vệ từ những người thân yêu. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn rất nhiều trẻ em phải đối mặt với sự thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm từ chính phụ huynh. Nguyên nhân của việc cha mẹ không quan tâm con cái có thể xuất phát từ:
1. Hình ảnh bản thân tiêu cực
Nhiều bậc cha mẹ mang hình ảnh bản thân tiêu cực nên không thể yêu thương con cái. Không tự yêu chính mình, cảm giác tự ti đã ăn sâu vô tình được truyền lại cho con cái. Một số phụ huynh có tuổi thơ không hạnh phúc, thiếu yêu thương không biết cách trở thành người lớn tận tâm hỗ trợ cho con mình. Đồng thời không có khả năng khuyến khích, khen ngợi và giúp đỡ con trẻ đúng mực.
Ngoài ra, cảm xúc tiêu cực về bản thân khiến cha mẹ “chiếu” cảm xúc ấy lên con. Lúc này họ vô tình truyền đi sự tự ti, xấu hổ và thiếu tự tin vào chính con mình. Những nhận thức tiêu cực này nếu không thay đổi sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của trẻ, làm cho bé khó cảm nhận được tình yêu thương và sự dịu dàng từ người lớn.
2. Vấn đề hôn nhân của cha mẹ
Cha mẹ gặp vấn đề trong hôn nhân phải lo toan cho mối quan hệ của mình nên ít chú ý đến nhu cầu của con cái. Căng thẳng, mệt mỏi từ xung đột liên tục khiến họ không còn đủ năng lượng để dành thời gian cho trẻ. Thậm chí người lớn còn vô tình dùng con cái như công cụ gây áp lực lên đối phương, khiến trẻ bị tổn thương.
Trong một số trường hợp, cha mẹ cho rằng việc giữ khoảng cách với con là cách để bảo vệ bé khỏi những tổn thương. Tuy nhiên, hôn nhân không hòa hợp làm cho gia đình thiếu đi sự ổn định, an toàn mà trẻ cần. Những khó khăn như mất người thân, bệnh tật, khủng hoảng gia đình càng cản trở sự phát triển của mối quan hệ lành mạnh trong gia đình.
3. Cha mẹ bị tổn thương thời thơ ấu
Khi người lớn mang trong mình tổn thương thời thơ ấu chưa được giải quyết sẽ khó hòa hợp và thấu hiểu con cái. Cảm xúc tiêu cực từ quá khứ dẫn đến 2 phản ứng cực đoan là tránh xa con – bao bọc con quá mức. Cả hai đều không giúp ích cho sự phát triển lành mạnh của trẻ, thậm chí khiến bé trở nên bất an và khó tìm thấy chỗ dựa.
Một vài cha mẹ vô tình xem con như nơi để thỏa mãn nhu cầu tình cảm chưa được đáp ứng từ nhỏ nên đó là tình yêu chiếm hữu, ngột ngạt. Trẻ em lớn lên trong môi trường này hay thấy thiếu an toàn và phản kháng lại sự gần gũi của phụ huynh. Điều này khiến con dễ bị tổn thương với mối quan hệ khi trưởng thành, thậm chí thấy tình cảm như gánh nặng.
Ngoài ra, phụ huynh có trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực còn cạnh tranh ngầm, cố hạ thấp thành tích của con để cảm thấy mình nổi bật hơn. Các hành vi kiểm soát, ghen tuông quá mức xuất phát từ nhu cầu được chú ý chưa thỏa mãn từ nhỏ. Trẻ lớn lên trong gia đình như vậy dễ khó để xây dựng lòng tự trọng và cảm giác tự tin.
4. Không có tình cảm với con
Không thể hiện tình cảm với con cái gây ra hành vi khó chịu cho con với sự ngang bướng và thách thức. Mặc dù vậy, đó lại là nguyên nhân khiến cha mẹ vẫn thấy khó yêu thương một đứa trẻ có tính cách tiêu cực. Thiếu gắn bó cảm xúc còn tác động tiêu cực đến sự phát triển tâm lý của bé.
Nghiên cứu cho thấy thể hiện tình cảm qua tiếp xúc vật lý như ôm ấp kích thích phản ứng tích cực trong não trẻ sơ sinh và sự phát triển lành mạnh của trẻ. Tuy nhiên, một số cha mẹ có thể đã lớn lên trong môi trường thiếu thốn tình cảm nên khó thể hiện yêu thương với con cái của mình.
5. Oán giận con cái
Một số người làm cha mẹ cảm thấy oán giận vì trách nhiệm nặng nề khi nuôi dưỡng con cái, đặc biệt nó làm họ nhận ra thời gian trôi nhanh gần với tuổi già, thậm chí là cái chết. Nó gây ra căng thẳng, lo âu và dần xa cách, ít thể hiện tình yêu thương với con cái hơn để tránh cảm giác tổn thương.
Ngoài ra, khi không đạt được mục tiêu hay đam mê cá nhân, người lớn thấy cuộc sống của mình không trọn vẹn. Việc chăm sóc con cái trở nên nặng nề và gây ra cảm giác oán giận, khiến cho tình cảm yêu thương dần phai nhạt, thậm chí có lúc bị lãng quên.
6. Hoàn cảnh sống của gia đình
Những lo lắng về tài chính, nhà ở khiến phụ huynh không có đủ thời gian và tâm trí để chăm sóc cho nhu cầu của con. Tại các thành phố lớn ở Ấn Độ, nhiều bậc cha mẹ bận rộn đến mức không còn thời gian tương tác với con cái mà chỉ tặng đồ đắt tiền thay thế.
Hơn nữa, gia đình có hoàn cảnh khó khăn phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như nghiện rượu, ma túy, bạo lực gia đình nên không thể chăm sóc tốt cho con cái. Môi trường sống thiếu thốn và áp lực tài chính khiến cha mẹ không có thời gian và tâm sức dành cho việc nuôi dạy trẻ.
Trong khi một số phụ huynh khác lại lầm tưởng rằng việc cung cấp vật chất là đủ để bù đắp cho tình cảm. Thực tế là trẻ em cần sự quan tâm và chăm sóc tinh thần để phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Dấu hiệu cha mẹ không quan tâm con cái
Một số dấu hiệu phổ biến sau đây thể hiện sự bỏ bê cần được lưu ý nhằm kịp thời bảo vệ và hỗ trợ trẻ em không được cha mẹ quan tâm:
- Bỏ mặc con cái khi bé buồn bã, khóc lóc
- Kỳ vọng con tự chăm sóc bản thân khi chưa đủ khả năng
- Không tôn trọng sở thích cá nhân của trẻ
- Thờ ơ về mặt tình cảm với con cái
- Ít tương tác với con vì bận rộn với các vấn đề cá nhân
- Đặt kỳ vọng thấp, không kỳ vọng vào hành vi của trẻ
- Ít thể hiện tình yêu thương, sự ấm áp với con cái
- Bỏ qua các sự kiện, không tham gia cuộc họp phụ huynh trên lớp cho con
- Trẻ không có quần áo phù hợp với thời tiết để mặc
- Nhà ở thiếu nhiều hệ thống, máy móc, điều kiện sống kém
- Trẻ thường đói, không có tiền mua thức ăn
- Bé có mùi hôi do cha mẹ vệ sinh cá nhân cho quá kém
- Trẻ thường xuyên vắng mặt trên lớp, nghỉ học không có lý do
- Con trẻ bị chậm trễ trong việc tiêm phòng, chăm sóc y tế cần thiết
- Trẻ bị thiếu máu, có vấn đề về sức khỏe kéo dài do không được quan tâm
- Cha mẹ không quan tâm đến nhu cầu học tập của trẻ
- Trẻ bị hăm tã, có vấn đề về da như ghẻ, hắc lào nhưng không được điều trị kịp thời
- Thường xuyên bị thương do té ngã, đánh nhau do thiếu sự giám sát của cha mẹ
- Con cái hay tự thu mình, cô độc, có biểu hiện trầm cảm
- Cha mẹ khó tập trung học tập, tham gia các hoạt động thường ngày
- Cả người lớn, trẻ em thay đổi thói quen ăn uống bất thường
- Trẻ thường xuyên thấy lo lắng, sợ hãi, có nỗi ám ảnh
- Con có dấu hiệu sử dụng ma túy, rượu bia khi còn nhỏ
Tác hại của việc cha mẹ không quan tâm con cái
Trẻ em không được cha mẹ quan tâm khó có động lực học tập, thiếu tự tin và ít hứng thú với việc học. Đồng thời thiếu đi sự giám sát, động viên từ phụ huynh khiến con mất định hướng, trở nên lười biếng, gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức.
Ngoài ra, sự quan tâm của cha mẹ góp phần hình thành nên tính cách của con cái. Những đứa trẻ bị bỏ rơi thiếu tự tin, cảm thấy cô đơn và hay thu mình, ngại giao tiếp xã hội. Ngược lại, sự đồng hành và hướng dẫn kịp thời từ giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, biết phân biệt đúng sai để tự điều chỉnh hành vi phù hợp.
Một số tác hại khác mà trẻ có thể gặp phải bao gồm:
- Trẻ thiếu định hướng và không biết cách chọn lựa hướng đi cho mình.
- Con không thể tuân thủ các quy tắc và thấy bối rối khi giao tiếp
- Bé gặp vấn đề về phát triển não bộ do thiếu sự kích thích từ cha mẹ
- Con cái có nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc
- Bé dễ tham gia thực hiện hành vi nguy hiểm, mối quan hệ rủi ro
- Khó duy trì các mối quan hệ và chăm sóc gia đình riêng cùng con cái sau này
Cha mẹ nên làm gì khi nhận ra không quan tâm con cái?
Trong hành trình nuôi dạy con cái, nếu nhận ra rằng mình đã không quan tâm đến con cái đúng mức, cha mẹ cần có những bước đi cụ thể để khắc phục tình trạng này.
1. Tìm gặp chuyên gia
Nếu thấy mình không đủ quan tâm đến con cái, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia thông qua các buổi tư vấn. Qua đó, cha mẹ có cơ hội tự vấn và nhìn nhận lại phát triển cá nhân trong quá khứ. Việc hiểu rõ tổn thương từ thời thơ ấu đảm bảo khôi phục tâm lý, từ đó mở rộng trái tim để yêu thương bản thân cũng như các bé.
Liệu pháp cá nhân là lựa chọn hữu ích, đặc biệt cho những ai lớn lên trong môi trường thiếu vắng sự quan tâm. Nó giúp phụ huynh hiểu rõ tác động của trải nghiệm trong quá khứ ảnh hưởng đến phong cách nuôi dạy con cái hiện tại. Qua đó xác định được hướng đi mới, tạo ra thay đổi tích cực trong mối quan hệ với con trẻ.
Ngoài ra, liệu pháp gia đình dưới sự hỗ trợ của các nhà trị liệu có chuyên môn sẽ mang đến phản hồi cần thiết để cải thiện tình hình. Những hình thức liệu pháp như liệu pháp tâm lý cha mẹ – con cái (CPP) và liệu pháp tương tác cha mẹ – con cái (PCIT) giúp ích khi xử lý vấn đề hành vi của trẻ nhỏ, giúp phụ huynh xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với con cái.
2. Thừa nhận thiếu sót
Khi cha mẹ thành thật nhận ra sai lầm của mình sẽ tạo dựng lòng tin để còn thấy mình được tôn trọng. Hơn nữa, việc này mở ra cơ hội để cả hai cùng nhau tìm ra những giải pháp tích cực cho các vấn đề đang gặp phải.
Việc thừa nhận những thiếu sót còn giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn trong mối quan hệ với phụ huynh. Thấy bản thân được quan tâm làm bé cảm nhận được tình yêu và sự ủng hộ từ cha mẹ. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực mà còn tạo điều kiện để tình cảm yêu thương chân thành được phát triển.
3. Dành yêu thương cho con mỗi ngày
Dành tình yêu thương cho trẻ mỗi ngày là cách tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ và nuôi dưỡng sự kết nối giữa cha mẹ và con cái. Việc thể hiện yêu thương giúp bé cảm nhận được sự quan tâm và hình thành những kỷ niệm đẹp cùng bài học quý giá.
- Tắt điện thoại khi ở bên cạnh trẻ
- Đưa con đi chơi, đi dạo và khám phá những địa điểm mới
- Đọc sách cùng con trước khi ngủ
- Khen ngợi và động viên con khi bé hoàn thành tốt việc gì đó
- Chơi các trò chơi đơn giản cùng nhau như cờ vua, ô chữ,…
- Cùng nấu ăn và chia sẻ bữa ăn gia đình
- Đến xem con biểu diễn, thi đấu thể thao ở trường
- Tìm hiểu và cùng tham gia vào sở thích của con
- Tổ chức những buổi đi chơi vào cuối tuần
- Cha mẹ viết những tin nhắn yêu thương và dán lên góc học tập của con
- Cùng nhau lắng nghe và chia sẻ về mọi điều xảy ra trong ngày
- Giúp đỡ, hướng dẫn con trong việc học tập và ôn bài
- Để con tham gia vào một vài quyết định nhỏ trong gia đình
- Hỏi thăm về bạn bè và những mối quan hệ của con
- Cùng nhau thực hiện hoạt động nghệ thuật hoặc thủ công
Để tránh những hệ lụy không đáng có, người lớn cần nhớ rằng cha mẹ không quan tâm con cái sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tính cách của trẻ. Một sự thay đổi nhỏ trong thói quen quan tâm sẽ mang đến khác biệt lớn cho các bé cảm nhận được tình thương và sự an toàn trong gia đình.
Có thể bạn quan tâm:
- Cha mẹ độc hại (Toxic parents): Đừng làm con tổn thương thêm
- Con cái thù ghét cha mẹ: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Tác hại của việc đánh mắng con cái cha mẹ cần lưu ý
Nguồn tham khảo:
- https://www.psychologytoday.com/intl/blog/the-human-experience/201510/8-reasons-parents-fail-love-their-kids
- https://www.parentcircle.com/reasons-why-parents-fail-to-love-their-children/article
- https://www.nspcc.org.uk/what-is-child-abuse/types-of-abuse/neglect/
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!