Chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả không?
Chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả không là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh đang có con gặp phải hội chứng này. Trị liệu tâm lý là phương pháp được áp dụng với rất nhiều các vấn đề tâm lý – tâm thần bởi mức độ hiệu quả cao nhưng không gây ra các tác dụng phụ như thuốc. Tuy nhiên để phương pháp này thực sự có hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau và gia đình cần phải hiểu rõ điều này.
Chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả không?
Tự kỷ là một hội chứng gây ra bởi những rối loạn thần kinh phức tạp, tuy nhiên chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Người mắc chứng tự kỷ thường gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, ngôn ngữ, không thể thực hiện các kỹ năng xã hội như bình thường. Đồng thời tự kỷ cũng không thể nào điều trị hết hoàn toàn mà sẽ theo bệnh nhân đi đến hết cuộc đời, tất cả mọi biện pháp chỉ giúp cải thiện tạm thời các triệu chứng.
Tuy nhiên người bị tự kỷ không phải là một người kém thông minh, một số người còn có các thế mạnh riêng trong một số lĩnh vực nhất định. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân có những nhận thức nhất định, phát triển khả năng ngôn ngữ, kiểm soát được hành vi của bản thân và đặc biệt là phát triển các kỹ năng của bản thân để sớm hòa nhập với cộng đồng. Trong đó trị liệu tâm lý là một trong những biện pháp thường được khuyến khích áp dụng với cả những người mắc bệnh tự kỷ.
Tâm lý trị liệu là biện pháp được áp dụng trong rất nhiều các bệnh lý tâm lý – tâm thần như trầm cảm, lo âu, stress căng thẳng. Đây là một hệ thống học thuyết được sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp hay sử dụng các kỹ thuật riêng để cải thiện các vấn đề liên quan đến nhận thức, hành vi cũng như các vấn đề về cảm xúc.
Trong trị liệu tâm lý, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thông qua ngôn từ thay vì việc dùng các loại thuốc với nhiều tác dụng phụ. Phương pháp này nhắm đến giải quyết các vấn đề tận gốc của người tự kỷ bằng chính những ngôn từ và kỹ thuật riêng. Từ đó bệnh nhân tự kỷ dần dần nắm bắt được các kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống như việc giao tiếp, nói chuyện, khả năng tự chăm sóc bản thân đồng thời có cơ hội để phát huy những tiềm năng riêng của bản thân.
Chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả không thì câu trả lời là có. Các nghiên cứu cho thấy việc tác động vào nhận thức thông qua lời nói, hành vi có tính chân thực có hiệu quả cao hơn hẳn so với việc dùng thuốc. Mục tiêu của tâm lý trị liệu trong điều trị tự kỷ bao gồm
- Liệu pháp tâm lý giúp gia tăng khả năng thấu hiểu của trẻ
- Giúp giải quyết tốt các xung đột về mặt cảm xúc, tâm lý, hành vi
- Trẻ có thêm các khả năng ứng biến trước khó khăn một cách hữu hiệu
- Củng cố cái tôi vững mạnh, toàn vẹn và an toàn cho trẻ
- Kích thích và thúc đẩy những hành vi tích cực của trẻ nhỏ
Bên cạnh đó, người tự kỷ rất có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm do không họ không thể biểu đạt được những mong muốn, cảm xúc của bản thân, dần dần tự khép mình mình lại mà không muốn chia sẻ với bất cứ ai. Thông qua tâm lý trị liệu cũng chính nhằm can thiệp hay phòng tránh nguy cơ mắc chứng bệnh này đồng thời cũng mang mục đích ngăn ngừa các vấn đề tâm lý khác như stress, căng thẳng, lo âu, mất ngủ..
Tuy nhiên cần phải hiểu rằng tâm lý trị liệu không thể điều trị bệnh hoàn toàn mà chỉ là biện pháp giúp hỗ trợ bệnh nhân. Bác sĩ trị liệu đóng vai trò như một người đánh thức những nhận thức, năng lực tiềm ẩn và bệnh nhân phải là người tự mình nắm bắt, khám phá và phát triển chính mình.
Đồng thời để việc trị liệu có kết quả tốt nhất thì không chỉ các chuyên gia trị liệu, bệnh nhân mà chính gia đình cũng cần tham gia vào quá trình hỗ trợ để đạt được “trái ngọt”. Cần có sự hợp tác toàn diện giữa nhiều yếu tố thì khả năng cải thiện bệnh mới đạt được kết quả đúng như mong đợi. Đặc biệt càng tiến hành điều trị sớm ( tốt nhất là trong giai đoạn 12- 36 tháng đầu đời) thì việc điều trị càng đạt những tiên lượng tốt.
Nói chung với băn khoăn chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả không thì câu trả lời là có nhưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Gia đình cần sớm đưa người bệnh đi điều trị và tìm đến các trung tâm trị liệu dành cho người tự kỷ để có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để lại các hệ lụy xấu về sau.
Các biện pháp can thiệp cho người tự kỷ bằng tâm lý trị liệu
Tùy thuộc vào từng giai đoạn và tình trạng bệnh nhân mà các nhà trị liệu sẽ đưa ra những phác đồ điều trị riêng. Không chỉ đơn giản là dùng ngôn ngữ mà các chuyên gia tâm lý cũng có thể kết hợp sử dụng âm nhạc, thôi miên hay các kỹ thuật riêng vào quá trình trị liệu để đạt hiệu quả tốt nhất. Gia đình cần hỗ trợ bác sĩ trong việc giúp trẻ tuân thủ đúng theo những điều mà bác sĩ đã chỉ định.
Những liệu pháp tâm lý trị liệu cho trẻ tự kỷ
Việc tương tác giữa các nhà trị liệu và người bệnh thông qua các liệu pháp tâm lý sẽ giúp thiết lập một mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để giải tỏa tâm trí cho người bệnh. Các bác sĩ, chuyên gia vừa đóng vai trò là một người lắng nghe, một người định hướng về mặt nhận thức, hành vi và giúp đỡ về mặt cảm xúc cho bệnh nhân. Nếu tiến hành trị liệu sớm ngay từ giai đoạn đầu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc can thiệp trị liệu qúa muộn.
Các liệu pháp được áp dụng chủ yếu với người tự kỷ bao gồm
- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Đây là một trong những phương pháp được đánh giá cao về mức độ hiệu quả trong việc thay đổi nhận thức, hành vi của họ theo hướng đúng đắn hơn. Các bác sĩ sẽ trò chuyện và quan sát người bệnh nhằm xác định những suy nghĩ, hành đang mang tính tiêu cực hay tích cực, qua đó tham gia tác động vào để điều chỉnh sao cho hợp lý, loại bỏ những điều không có ích. Các nghiên cứu cũng cho thấy CBT có tác dụng tốt trong việc giảm lo âu cho người tự kỷ và có thể phản ứng tốt hơn trong các tình huống bất thường.
- Liệu pháp thân chủ trọng tâm (client-centered psychotherapy): Liệu pháp này được sử dụng theo thuyết của Carl Roger với mục đích là giúp bệnh nhân hiểu, chấp nhận bản thân và có thể tự đưa ra những quyết định của riêng mình, nhấn mạnh vai trò của từng cá thể. Người bệnh phải học cách tự chịu trách nhiệm cho chính mình hay nói cách khác client-centered psychotherapy hướng tới sự độc lập để giảm mức độ dựa dẫm, phụ thuộc vào gia đình quá nhiều của những bệnh nhân tự kỷ. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của bệnh nhân bởi tỉ lệ số người phải sống cùng gia đình là 98%, trong đó có đến hơn 50% hoàn toàn phụ thuộc tất cả vào sự chăm sóc, giúp đỡ của người thân.
- Liệu pháp hành vi: Liệu pháp này sẽ chú trọng vào việc xem xét những hành vi và điều kiện giúp phát sinh (ABA, ESDM,…). Nhà chuyên môn sẽ tập trung đánh giá các biến đổi môi trường gây ảnh hưởng đến các nguyên tắc học tập, điều hành của con người để xác định các thủ tục thay đổi hành vi tiềm năng. Liệu pháp hành vi giúp củng cố các khả năng nhận thức, hành vi, ngôn ngữ, khả năng tự chăm sóc bản thân .. Liệu pháp này thường được sử dụng trong quá trình can thiệp trị liệu lâm sàng.
- Liệu pháp phân tâm (psychoanalysis): tuy hiện nay phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi tuy nhiên một số nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả thực sự của liệu pháp này đối với người tự kỷ. Thep đó kiệu pháp phân tâm nhấn mạnh đến các yếu tố có căn nguyên từ sâu trong tiềm thức, nhà chuyên môn sẽ chỉ tập trung vào một vấn đề cốt lõi cần giải quyết. Phân tâm thường được áp dụng nếu cần sử dụng thôi miên nhưng không đem lại hiệu quả, hầu hết chỉ áp dụng trong một vài trường hợp.
Trị liệu tâm lý phông phải phương pháp tạm thời mà có thể được áp dụng đến suốt cuộc đời để giúp đỡ bệnh nhân vượt qua những khó khăn về mặt cảm xúc. Gia đình cần tìm những cơ sở trị liệu uy tín có áp dụng các phương pháp này với người tự kỷ, có thể tương tác, giao tiếp vố bệnh nhân vì thực sự đây không phải là một quá trình dễ dàng, kể cả với những người đã có kinh nghiệm.
Mặt khác những người trong gia đình cũng cần tham gia các buổi tư vấn trị liệu cùng con để áp dụng trong quá trình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà đạt kết quả tốt hơn. Ngoài ra chính bản thân các bậc cha mẹ cũng là đối tượng dễ mắc một số vấn đề tâm lý như trầm cảm hay stress do tự trách mình, cảm thấy đau khổ và đổ lỗi cho bản thân. Hãy gặp gỡ sớm với các bác sĩ ngay khi cảm thấy bản thân có vấn đề bởi cha mẹ chính là người không thể gục ngã vì con đường điều trị và hỗ trợ cho trẻ tự kỷ còn rất dài.
Các hình thức trị liệu tâm lý cho bệnh nhân tự kỷ
Chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả không còn phụ thuộc vào các hình thức được các nhà trị liệu áp dụng. Tùy theo tình trạng, giai đoạn mà mục đích điều trị mà bác sĩ sẽ sắp xếp các hình thức trị liệu khác nhau. Điều này có thể giúp ích trong việc điều trị, đánh thức các khả năng giao tiếp, nhận thức của bệnh nhân.
Các hình thức được áp dụng trong trị liệu tâm lý với người tự kỷ bao gồm
- Trị liệu cá nhân: các chuyên gia trị liệu và bệnh nhân tiếp xúc 1:1 trực tiếp với nhau. Các bác sĩ sẽ đóng vai trò là người lắng nghe, quan sát và hướng dẫn con những xu hướng thay đổi đúng đắn. Việc quan sát để phát hiện những khiếm khuyết cùng như tìm ra những tiềm năng của bệnh nhân sẽ giúp ích cho việc đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Trị liệu nhóm: Chuyên gia trị liệu sắp xếp các nhóm điều trị với 2 – 3 bé có các triệu chứng tương tự nhau hoặc giống nhau. Điều này sẽ giúp ích cho khả năng giao tiếp, tương tác xã hội hay các kỹ năng cần thiết khác như những người bình thường.
- Trị liệu theo gia đình: Được áp dụng nếu nhận thấy các vấn đề của trẻ có liên quan đến một người nào đó trong gia đình để tạo ra mối quan hệ mật thiết giúp cho việc nuôi dưỡng và phát triển đạt kết quả tốt hơn.
Nói chung lộ trình trị liệu tâm lý cho trẻ tự kỷ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đòi hỏi một thời gian rất dài, đôi khi còn không mang lại kết quả nếu không thực sự tìm được các bác sĩ, chuyên gia phù hợp. Gia đình cần dành nhiều thời gian hỗ trợ con trong việc tìm kiếm những bác sĩ, trung tâm tâm lý trị liệu uy tín để đảm bảo kết quả đúng như mong đợi, tránh việc mất quá nhiều thời gian khiến tình trạng của con ngày càng tệ hơn.
Trên đây là một số chia sẻ để giải đáp băn khoăn chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả không, hy vọng đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mặc dù tự kỷ không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc can thiệp trị liệu hay các phương pháp điều trị khác vẫn vô cùng cần thiết và cần tiến hành càng sớm càng tốt. Gia đình cần dành sự quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển và thay đổi của con trong từng thời kỳ để sớm phát hiện những vấn đề bất thường, từ đó có hướng can thiệp kịp thời, tránh gây ra các hệ lụy xấu khác.
Có thể bạn quan tâm
- Mối liên hệ giữa tự kỷ và hội chứng biết đọc trước tuổi ở trẻ
- Rối loạn phát triển bao quát – không phân định rõ (PDD-NOS) là gì?
- Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp ở trẻ và những điều cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!