Phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ
Hiện nay, phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ đang được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng nhằm hỗ trợ trẻ phát triển nhận thức và trí tuệ.
Tìm hiểu về trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ
Đối với trẻ tự kỷ, âm nhạc là liều thuốc tinh thần giúp chữa lành tâm hồn. Đây là cơ sở của phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ.
Âm nhạc có thể điều chỉnh ý nghĩ, cảm xúc, hành vi của trẻ theo hướng tích cực. Chúng cũng giúp tăng cường trí nhớ, phục hồi khả năng giao tiếp, và xoa dịu nỗi đau về thể xác và tinh thần.
Vào năm 2008, một nhóm chuyên gia thuộc các viện nghiên cứu âm nhạc tại Na Uy, Đan Mạch, và Hàn Quốc đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu trên 10 trẻ tự kỷ khoảng 3 – 5 tuổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc, các em tỏ ra hứng khởi và thích thú. Trẻ cũng biết chờ đợi, lắng nghe, giao tiếp bằng mắt, và tuân theo hướng dẫn hơn.
Có thể thấy, âm nhạc có thể tác động sâu sắc đến mọi giác quan của con người một cách tự nhiên. Âm nhạc giúp ta kết nối sâu sắc với thế giới nội tâm của trẻ tự kỷ.
Trẻ tự kỷ nên được khuyến khích vui chơi, nhảy múa, ca hát, nghe nhạc, chơi nhạc cụ mỗi ngày. Chúng thúc đẩy quá trình phục hồi những kỹ năng quan trọng mà trẻ khiếm khuyết.
Xem thêm: Những phương pháp can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ
Phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ dưới góc nhìn tâm lý học
Trị liệu âm nhạc là một lĩnh vực khoa học sáng tạo. Phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như tâm lý học, âm nhạc học, âm vực học, xã hội học, thần kinh học, nhân chủng học,…
Các chủ đề tiêu biểu trong ngành tâm lý học về âm nhạc bao gồm:
- Biểu tượng thính giác
- Quá trình tiếp nhận âm nhạc của bộ não
- Vai trò của âm nhạc trong lịch sử nhân loại và cuộc sống hàng ngày
- Chức năng của âm nhạc trong nhân dạng con người và cuộc sống thường nhật
- Nhận thức trí nhớ và thính giác trong âm nhạc
- Ý nghĩa của âm nhạc cùng sở thích âm nhạc trong quá trình hình thành bản sắc cá nhân
- Nguồn gốc của khả năng cảm thụ âm nhạc và quá trình phát triển của kỹ năng âm nhạc
Tại sao nên trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ?
Phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ giúp các em điều hòa cảm xúc, hỗ trợ giao tiếp một cách nhẹ nhàng, tích cực, không ép buộc.
- Điều hướng sự chú ý
Âm nhạc có thể loại bỏ những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực sinh ra do tự kỷ bằng cách thu hút sự chú ý. Đây chính là lý do các chuyên gia sử dụng âm nhạc để hạn chế cảm giác đau đớn trong quá trình điều trị y tế.
- Điều hướng cảm xúc
Liệu pháp âm nhạc giúp điều chỉnh hoạt động của những vùng não liên quan đến quá trình khởi tạo, hình thành, duy trì, điều tiết và kết thúc cảm xúc.
- Điều hướng nhận thức
Âm nhạc có khả năng điều chỉnh nhận thức của con người. Âm nhạc có liên quan trực tiếp đến quá trình ghi nhớ bao gồm: phân tích ý nghĩa giai điệu và mã hóa, lưu trữ, giải mã các sự kiện và thông tin liên quan,…
- Điều hướng hành vi
Liệu pháp âm nhạc giúp điều chỉnh hành vi của chúng ta. Âm nhạc có thể khơi gợi những hành vi có chuyển động như: nắm bắt, nói chuyện, đi bộ,…
- Điều hướng giao tiếp
Là một phương tiện giao tiếp hữu hiệu, âm nhạc có thể kiến tạo và xây đắp các mối quan hệ. Việc tương tác âm nhạc trong trị liệu sẽ đóng vai trò ngôn ngữ và tiền ngôn ngữ.
Âm nhạc giúp mọi người tương tác với nhau nhiều hơn về mặt cảm xúc. Từ đó, đôi bên có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn so với cách giao tiếp bằng lời nói.
Vai trò của phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ
Những yếu tố cấu thành âm nhạc như: hòa âm, tiết tấu, giai điệu, nhịp điệu, âm thanh… có thể tạo ra những ảnh hưởng tích đến tâm lý của trẻ tự kỷ.
Âm nhạc có thể tăng cường khả năng tương tác
Hoạt động âm nhạc có thể giúp trẻ tương tác lẫn nhau, và tương tác với người lớn.
Ví dụ, nhóm trẻ tự kỷ được hướng dẫn giữ lấy một phần vòng tròn. Trẻ được yêu cầu giữ chiếc vòng chuyển động theo điệu nhạc vui nhộn. Để hoàn thành nhiệm vụ, mỗi bé phải tự chuyển động hợp lý.
Lúc này, âm thanh là cầu nối tuyệt vời để các em duy trì tương tác với nhau. Âm thanh xúc xắc rộn rã, nhịp trống rộn ràng và điệu nhạc sôi động giúp các bé cảm thấy hào hứng, vui vẻ.
Với những bài hát yêu thích, bé có thể tự tin ngân nga, hoặc nhảy múa lắc lư mà không cảm thấy sợ hãi, e ngại. Phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ giúp trẻ chủ động và tự tin hơn.
Phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ giúp cải thiện hành vi
Âm nhạc có công dụng điều chỉnh cảm xúc, và ổn định tâm trạng. Nếu âm nhạc phù hợp với trẻ, nó có thể xoa dịu cơn giận và ngăn ngừa hành vi bộc phát, tiêu cực.
Khi cáu gắt, trẻ sẽ cầm ném bất cứ thứ gì ngay trong tầm với. Giáo viên hay cha mẹ lúc này nên chơi một bản nhạc mà bé yêu thích. Những giai điệu thân quen sẽ thu hút sự chú ý, khiến bé quên đi cơn giận dữ.
Học chơi nhạc cụ giúp trẻ giảm dần các hành vi không tốt đã định hình. Ngoài ra, nếu được tổ chức khéo léo, các trò chơi âm nhạc sẽ lôi cuốn sự tập trung của bé.
Khi kết hợp nhịp điệu và nhạc cụ, bé sẽ hình thành nhiều cảm xúc lạc quan. Duy trì cảm xúc tích cực giúp trẻ hạn chế hành vi tiêu cực, không lành mạnh.
Âm nhạc giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng giao tiếp
Phương pháp trị liệu âm nhạc cũng hỗ trợ giao tiếp cho trẻ tự kỷ.
Thông qua việc lắng nghe và hát theo một bài hát bất kỳ, trẻ tự kỷ có thể học từ vựng hiệu quả hơn so với cách học truyền thống. Nhờ có âm nhạc, trẻ sẽ tập trung chú ý và ghi nhớ dễ dàng hơn.
Phụ huynh và giáo viên cũng có thể dạy bé sử dụng lưỡi, môi, hàm và kiểm soát tốt hơi thở bằng âm nhạc. Ví dụ như hướng dẫn bé cách thổi một chiếc kèn phù hợp.
Khi thích thú những âm thanh sinh động, trẻ sẽ cố gắng tạo ra âm thanh tương tự. Đây là cách rèn luyện kỹ năng sử dụng môi, lưỡi một cách hoàn toàn tự nhiên
Nhịp trống rộn rã, âm điệu rộn ràng cũng giúp những đứa trẻ thụ động ban đầu trở nên dạn dĩ và biết cách thể hiện bản thân.
Có thể thấy, âm nhạc không trực tiếp giáo dục trẻ tự kỷ cách thể hiện bản thân. Tuy nhiên, âm nhạc giúp trẻ cân bằng cảm xúc, từ đó hỗ trợ các hoạt động liên quan.
Trị liệu cho trẻ tự kỷ theo cá nhân hoặc nhóm
Giáo dục và trị liệu cá nhân là kỹ thuật được áp dụng chủ yếu đối với trẻ em tự kỷ. Đây là tiền đề quan trọng để bé tham gia những hoạt động âm nhạc theo nhóm.
Lúc này, giáo viên có thể tổ chức hoạt động phù hợp với khiếm khuyết riêng của từng trẻ. Trẻ dễ dàng làm quen với giai điệu, bài hát phù hợp.
Nếu tiến hành can thiệp theo nhóm, chúng ta cần phân chia trẻ tự kỷ theo mức độ phát triển các kỹ năng tương đồng. Thông thường, mỗi nhóm sẽ gồm có 5 bé.
Những hoạt động âm nhạc theo nhóm mang đến cho trẻ cơ hội bước ra khỏi thế giới của bản thân. Thông qua tiếp xúc trực tiếp với bạn bè, trẻ sẽ hình thành kỹ năng tương tác xã hội.
Hoạt động phổ biến trong phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ
Phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ có thể kết hợp nhiều hoạt động thực tiễn như: nghe nhạc, biểu diễn ca khúc, sáng tác bài hát, thảo luận ca từ, học cách cảm nhạc…
1. Nghe nhạc
Âm nhạc tác động sâu sắc đến thế giới tâm hồn, và góp phần nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc của bé.
Những bản nhạc du dương, êm dịu sẽ xoa dịu cảm xúc bi quan, khó chịu, cáu gắt, giận dữ. Những bài hát sôi nổi, vui tươi khuyến khích trẻ vận động, vui đùa.
Cha mẹ cần tập cho bé nhận biết và phản ứng với các âm thanh trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, ta cần hạn chế những âm thanh khiến trẻ khó chịu.
Tiếp theo, hãy cho trẻ nghe những bản nhạc, bài hát phù hợp với đặc điểm rối loạn và sở thích cá nhân. Bé tăng động nên nghe nhạc nhẹ nhàng. Trẻ ù lì cần nghe nhạc sôi động.
2. Hát cùng bé
Hoạt động này giúp bé tăng cường hứng thú đối với ngôn ngữ, lời nói. Âm nhạc sẽ nâng cao khả năng nhận thức, tăng cường kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ.
Việc phụ huynh hát thì thầm bên tai con là cách thể hiện tình cảm chân thành, trìu mến. Hãy lựa chọn những bài hát ngắn gọn, ca từ đơn giản, giai điệu dễ nhớ, và phù hợp với sở thích của trẻ.
Sử dụng tranh ảnh hoặc thú bông để minh họa có thể lôi kéo sự chú ý của con. Phụ huynh và giáo viên cũng nên đưa ra một số phần thưởng nho nhỏ để khích lệ trẻ.
3. Trò chơi âm nhạc
Trò chơi âm nhạc thường bao gồm nhiều hoạt động như: lắng nghe, ca hát, nhảy múa, tương tác… Đối với trẻ em tự kỷ, các trò chơi cần dễ hiểu, đơn giản và có mức độ phù hợp.
Nhận thức của trẻ tự kỷ khá chậm, nên chúng ta cần kiên trì hướng dẫn, lặp lại cho đến khi bé hiểu rõ và bắt nhịp. Hãy tăng dần độ khó khéo léo để nội dung trò chơi không thay đổi quá nhiều.
Trước khi tổ chức trò chơi âm nhạc, giáo viên hãy lên kế hoạch chi tiết cho từng bước. Điều quan trọng nhất là chuẩn bị kỹ lưỡng cả về âm thanh lẫn đạo cụ.
Khi tiến hành hướng dẫn, thay vì nói quá nhiều, người đọc hãy làm mẫu để bé bắt chước. Hãy dùng thêm khẩu lệnh như “Bắt đầu”, “Tiếp tục”, “Dừng lại”,… để trẻ hiểu ra và làm theo.
Muốn duy trì trò chơi, bạn nên thường xuyên khen ngợi, khuyến khích và tặng quà cho các con. Đây là cách áp dụng phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ hiệu quả.
4. Dạy bé chơi nhạc cụ
Hoạt động bổ ích này giúp bé tăng cường mức độ tập trung, cải thiện kỹ năng vận động, và giảm thiểu hành vi không lành mạnh.
Các loại nhạc cụ đơn giản, dễ chơi với âm thanh vui nhộn có thể khiến trẻ thêm hăng hái tham gia. Nhớ đó, trẻ phát huy tối đa sở trường cá nhân.
So với nhiều phương pháp, trị liệu bằng âm nhạc mang đến hiệu quả cao và an toàn. Ngoài ra, liệu pháp này còn giúp chúng ta phát hiện khả năng nghệ thuật tiềm ẩn ở trẻ.
Phụ huynh, gia đình và xã hội cần quan tâm, hỗ trợ trẻ tự kỷ nhiều hơn trong việc cải thiện kỹ năng và hòa nhập cộng đồng. Cách tốt nhất là nên kết hợp đa dạng nhiều phương pháp điều trị khác nhau.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà cha mẹ nên lưu ý
- Tìm hiểu phương pháp dạy trẻ tự kỷ bằng hình ảnh (PECS)
- Tìm hiểu phương pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
- Chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả không?
Mình muốn được tư vấn