Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì nhanh khỏi?
Việc xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh sẽ giúp cho người bệnh rối loạn tiền đình giảm bớt các triệu chứng đau nhức, thở gấp, chóng mặt,…Vậy người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì nhanh khỏi?
Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì nhanh khỏi?
Rối loạn tiền đình là căn bệnh khiến cho con người khó có thể cân bằng về tư thế, từ đó làm cho người bệnh thường xuyên cảm thấy chóng mặt, ù tai, hoa mắt, buồn nôn và việc di chuyển cũng trở nên khó khăn hơn. Tuy những triệu chứng của bệnh không quá nặng nề nhưng nếu không được can thiệp và điều trị sớm sẽ gây nên nhiều trở ngại trong cuộc sống.
Các chuyên gia cho biết rằng, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần vào quá trình cải thiện và giúp sức khỏe bình phục tốt hơn. Do đó, nhiều người bệnh luôn thắc mắc rằng “Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì?”. Để có thể nhanh chóng cải thiện được tình trạng sức khỏe, người bệnh nên chú ý bổ sung những thực phẩm sau đây.
1. Thực phẩm giàu omega 3
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những thực phẩm giàu axit béo omega 3 sẽ có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, dưỡng chất này còn góp phần trong hoạt động của não bộ, hạn chế sự gia tăng của những mảng bám tại động mạch, phòng tránh tình trạng tắc nghẽn ở mạch máu và giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn. Nhờ đó mà các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình cũng được cải thiện đáng kể.
Một số loại thực phẩm giàu omega 3 mà người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung như: hàu, cá thu, cá hồi, đậu nành, hạt chia, dầu gan cá tuyết, các trích, cá mòi, cá cơm, hạt lanh, quả óc chó,….
2. Thực phẩm giàu axit folic
Axit folic là một trong những dạng hòa tan trong nước có trong vitamin B9. Loại vitamin này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sức khỏe của phụ nữ mang thai và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Đặc biệt, đối với những người bị rối loạn tiền đình khi được bổ sung axit folic sẽ giúp làm lành những tổn thương trong hệ thống tiền đình, hạn chế các vấn đề về cân bằng, nhất là ở những người cao tuổi.
Ngoài ra, Axit folic còn có tác dụng phòng chống tình tình trạng mất trí nhớ, nghe kém ở người già, cải thiện tình trạng lão hóa và làm thuyên giảm các cơn đau thần kinh, hạn chế các bệnh về xương khớp, đặc biệt là loãng xương. Hơn thế, loại axit này còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, hạn chế tình trạng thiếu máu và giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng.
Những loại thực phẩm giàu Axit folic mà người bệnh có thể bổ sung như:
- Các loại trái cây như dưa gang, bưởi, cam, chuối, chanh,…
- Các loại rau xanh như đậu hà lan, củ cải, bông cải xanh, rau diếp cá, rau chân vịt,…
- Hoặc sữa, thận bò, gan bò,…
3. Thực phẩm giàu vitamin B3
Vitamin B3 là loại vitamin không thể thiếu trong cơ thể mỗi người, đặc biệt là những người bị rối loạn tiền đình. Đây là loại vitamin giúp cải thiện hàm lượng cholesterol bằng cách loại bỏ các cholesterol xấu (LDL) và triglyceride và gia tăng cholesterol tốt (HDL).
Vitamin B3 có công dụng hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch, vỡ cứng động mạch, phòng tránh các vấn đề về tim. Ngoài ra, loại vitamin này cũng hạn chế được tình trạng rối loạn tiêu hóa, tăng cường và cải thiện các chức năng của não bộ, giúp lưu thông máu tốt hơn.
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B3 như gà tây, thịt heo, thịt bò, gan, ức gà, cá ngừ, các cơm, cá hồi,…Tuy nhiên, đối với từng độ tuổi khác nhau mà người bệnh cần bổ sung lượng vitamin B3 cho phù hợp.
- Trẻ em: Khoảng 2 – 16 miligam/ ngày.
- Người trưởng thành: Nam giới (16 miligam/ ngày) và nữ giới (14 miligam/ ngày).
- Người cao tuổi: 35 miligam/ ngày.
4. Thực phẩm giàu vitamin B6
Vitamin B6 được biết đến bởi vai trò hỗ trợ cho sức khỏe của hệ thần kinh. Một chế độ dinh dưỡng bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B6 sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng đặc trưng của người bị bệnh rối loạn tiền đình. Ngoài ra, loại vitamin này còn tham gia trong quá trình chuyển hóa glucid, tổng hợp acid gamma aminobutyric bên trong hệ thần kinh trung ương, chống căng thẳng, giảm stress, bảo vệ sức khỏe tim mạch và duy trì chức năng của bộ não, giúp cho người bị xơ vữa động mạch giảm bớt lượng cholesterol trong máu.
Một số thực phẩm giàu vitamin B6 mà người bệnh nên ăn như: trứng, thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm, khoai tây, mầm đậu nành, cà rốt, bắp cải, đu đủ, chuối, bơ, cam, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,…
Tùy vào độ tuổi và giới tính mà lượng vitamin B6 cần cung cấp cho mỗi ngày cũng sẽ khác nhau, cụ thể:
- Đối tượng từ 14 đến 19 tuổi: Nam giới (1,3mg/ngày) và nữ giới (1,2 mg/ngày).
- Đối tượng từ 20 đến 50 tuổi: Nam giới (1,3 mg/ngày ) và nữ giới (1,3 mg/ngày )
- Đối tượng từ 50 tuổi trở lên: Nam giới (1,7 mg/ngày ) và nữ giới (1,5 mg/ngày )
5. Thực phẩm giàu vitamin C
Để gia tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, nhiều người thường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn có tác dụng giảm chóng mặt, đau đầu đối với người bị rối loạn tiền đình. Trong một số nghiên cứu chuyên khoa cho biết, mỗi ngày bổ sung khoảng 60mg vitamin C cùng các hợp chất khác trong khoảng 8 tuần sẽ giúp cải thiện bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả.
Hơn thế, vitamin C còn có công dụng tốt đối với xương, cơ bắp, mạch máu, hỗ trợ làm lành nhanh chóng các vết thương, ngăn ngừa các nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng hoặc giúp cho quá trình hấp thụ sắt được gia tăng.
Những thực phẩm giàu vitamin C mà người bị rối loạn tiền đình nên thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày như: đu đủ, ổi, dâu tây, dưa gang, xoài, quýt, cam, mâm xôi, rau mùi, rau cải xoăn, ớt chuông vành, rau mùi tây, bông cải xanh, rau bina,…
Nhu cầu bổ sung vitamin C đối với mỗi người cũng sẽ khác nhau:
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: 25mg/ ngày
- Trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi: khoảng 30 – 35 mg/ ngày
- Trẻ từ 10 – 18 tuổi: khoảng 65mg/ ngày
- Người trưởng thành: khoảng 70mg/ ngày
- Phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú: khoảng 80 – 90 mg/ngày.
6. Thực phẩm giàu vitamin D
Để cải thiện tốt tình trạng rối loạn tiền đình, người bệnh cần phải chú ý lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin D để bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với cấu trúc xương rằng, hỗ trợ gia tăng quá trình hấp thu photpho và canxi trong cơ thể. Đồng thời, loại vitamin này còn giúp cải thiện nhanh các triệu chứng chóng mặt, ù tai, buồn nôn và điều trị tình trạng xơ cứng tai.
Những thực phẩm giàu vitamin D mà người bị rối loạn tiền đình nên lựa chọn như: lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, cá thu, cá hồi, ngũ cốc, đậu phụ, nấm, đậu bắp, cải xoăn, rau bina, cam,…
Các chuyên gia khuyến nghị lượng vitamin D mà mỗi người cần bổ sung mỗi ngày là:
- Đối tượng từ 6 tháng tuổi đến 50 tuổi: khoảng 5mcg/ ngày
- Đối tượng từ 51 tuổi đến 60 tuổi: khoảng 10mcg/ ngày
- Người trên 60 tuổi: khoảng 15mcg/ ngày
Người bị rối loạn tiền đình nên kiêng gì?
Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì? Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì người bệnh cũng cần kiêng một số món ăn, nước uống sau đây để không làm cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng.
1. Thực phẩm giàu chất béo
Người bị bệnh rối loạn tiền đình nên hạn chế bổ sung các thực phẩm giàu chất béo bởi nó sẽ khiến cho hàm lượng cholesterol bên trong máu tăng cao, dẫn đến sức khỏe của thành mạch bị giảm đáng kể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tắc tĩnh mạch, gây ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông đến tiền đình và não bộ.
Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều các món ăn, thực phẩm giàu chất béo sẽ làm cho các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu càng gia tăng. Bởi vì thế mà người bị rối loạn tiền đình cần hạn chế ăn một số thực phẩm giàu chất béo như phô mai, cá béo, hạt chia, dầu oliu, socola đen, các loại hạt, da động vật,…
2. Thực phẩm giàu axit tyramine
Trong thực phẩm ăn uống hàng ngày của người bệnh rối loạn tiền đình không nên có những thực phẩm giàu axit tyramine. Bạn nên hạn chế tối đa những thực phẩm như xúc xích, thịt hun khói, gan gà, rượu vang đỏ, socola, phô mai, quả sung, các loại thịt chế biến sẵn,…để hạn chế các triệu chứng của bệnh.
Bởi vì axit tyramine có thể làm cho mạch máu giãn ra, gây nên những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai và làm cho tình trạng bệnh rối loạn tiền đình trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Muối và đồ ăn mặn
Những đối tượng đang bị rối loạn tiền đình nên hạn chế tối đa sử dụng muối và các món ăn có độ mặn cao. Bởi vì muối có chứa thành phần natri, nếu cơ thể sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tích trữ nước, làm cho khoáng chất bị mất cân bằng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho tai chịu nhiều áp lực và gây nên tình trạng chóng mặt.
Đặc biệt đối với những người đang mắc phải hội chứng Meniere chỉ cần dung nạp khoảng 120mg muối cho bữa ăn hàng ngày. Còn đối với những người bị rối loạn tiền đình thì không nên sử dụng quá một muỗng cà phê muối mỗi ngày để tránh các triệu chứng chóng mặt, đau đầu.
Những thực phẩm mà người bệnh cần kiêng sử dụng như mì ống, khoai tây chiên, salad trộn, súp dưa chua, nước sốt, đồ ăn đóng hộp, bột đông lạnh, baking soda, gia vị,…
4. Đường tinh luyện
Đường tinh luyện hoặc những thực phẩm có hàm lượng đường cao cần được loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của người bị rối loạn tiền đình. Bởi vì đường có thể tạm thời làm gia tăng huyết áp, đồng thời còn giảm lượng oxy và máu cung cấp đến não bộ, từ đó khiến cho các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi càng gia tăng.
Vì thế, người bệnh cần chú ý kiêng các thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, bánh quy, bánh rán, mứt, kem, siro, mật ong, socola, nước trái cây, aspartame, mayonnaise, bơ, phô mai, các món chiên rán,…
5. Bia rượu, đồ uống có cồn
Rượu bia là một trong các loại đồ uống kiêng kỵ đối với sức khỏe con người, đặc biệt là những đối tượng bị rối loạn tiền đình. Bởi vì khi uống nhiều rượu bia hoặc các đồ uống có cồn sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống tiền đình, cơ thể bắt đầu gửi những tín hiệu giả đến não bộ gây nên tình trạng xung đột với tín hiệu ở tai trong đến não.
Hậu quả của tình trạng này đó chính là các triệu chứng mất cân bằng trong di chuyển, hoa mắt, chóng mắt, thậm chí sẽ làm cho tình trạng rối loạn tiền đình càng trở nên nghiêm trọng. Vì thế, để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh, các đối tượng bị rối loạn tiền đình nên hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích, đồ uống có cồn.
6. Thực phẩm chứa kiềm
Việc tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm giàu canxi có tính kiềm sẽ làm cho hàm lượng magnesium bị dư thừa. Các chuyên gia cho biết magnesium có vai trò giúp cân bằng acid – kiềm trong cơ thể. Vì thế nếu lượng chất này bị dư thừa sẽ khiến cho acid – kiềm bị mất cân bằng, từ đó khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt, buồn nôn.
Tuy nhiên, khi thiếu magnesium sẽ làm các mạch máu có nguy cơ co lại, làm chậm quá trình lưu thông máu dẫn đến não bộ bị thiếu oxy cũng sẽ khiến cho người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt. Vì thế, người bệnh cần cân nhắc và dung nạp một lượng vừa đủ, không được quá lạm dụng các thực phẩm chứa kiềm để giúp cho tình trạng rối loạn tiền đình được sớm cải thiện.
Một số lưu ý dành cho người bị rối loạn tiền đình
Bên cạnh việc biết được bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì thì người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
- Việc ăn uống của người bị rối loạn tiền đình không cần quá khắt khe, người bệnh chỉ cần hạn chế những thực phẩm không tốt và tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi. Không nên kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, làm cho sức khỏe bị giảm sút.
- Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm thì người bệnh cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày. Các chuyên gia khuyên rằng mỗi người cần uống đủ từ 1,5 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Để có thể xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp và khoa học, bệnh nhân cũng nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để có được lời khuyên tốt nhất.
- Đối với những trường hợp bệnh nặng, các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của bạn thì bạn cần trao đổi với bác sĩ để có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng nếu chưa được sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
- Đối với những người cao tuổi bị rối loạn tiền đình thì cần chú ý nhiều hơn về việc giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, cần tắm bằng nước ấm và ngủ trong không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa phải.
Việc nắm được thông tin người bị tiền đình nên ăn gì và kiêng gì sẽ giúp cho người bệnh dễ dàng xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp, giúp cho tình trạng bệnh được nhanh chóng cải thiện. Tuy nhiên, để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, bạn cũng cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ cụ thể hơn.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!