Rối loạn tiền đình trung ương là gì? Điều cần biết
Rối loạn tiền đình bao gồm hai dạng là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Kết quả thống kê cho thấy, khoảng 5 – 10% bệnh nhân rối loạn tiền đình mắc chứng rối loạn tiền đình trung ương. Vậy rối loạn tiền đình trung ương là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Phương pháp điều trị ra sao?
Biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình trung ương
Rối loạn tiền đình trung ương bắt nguồn từ tình trạng tổn thương nhân tiền đình hoặc những đường liên hệ giữa các nhân nhầy bên trong tiểu não và thân não. Các triệu chứng của căn bệnh này hình thành âm thầm, dai dẳng, không rõ ràng và dễ nhận biết như rối loạn tiền đình ngoại biên.
Tuy nhiên, rối loạn tiền đình trung ương khó trị hơn hẳn và có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm, khó lường. Khi bị bệnh này, bạn sẽ thường xuyên choáng váng, chóng mặt, đãng trí, mất thăng bằng, khó tập trung, đi đứng khó khăn, đôi khi nôn ói nhiều.
Hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ di chuyển khó khăn, đi đứng không vững, khó thay đổi tư thế. Không chỉ dừng lại ở đó, bạn cũng có thể:
- Mệt mỏi, uể oải, mất ngủ kéo dài
- Buồn nôn, ù tai
- Mất thăng bằng, dễ té ngã
- Không ngồi dậy nổi, không thể thay đổi tư thế, buồn nôn, nôn ói
- Hạ huyết áp, sợ tiếng động, người mệt lả
- Thiếu tập trung, suy giảm trí nhớ
- Nhạy cảm với tiếng ồn
- Run rẩy, tê bì chân tay, suy nhược cơ thể
- Mất đi thính lực, điếc đặc
Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, độc giả cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán cụ thể và điều trị đúng hướng.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình trung ương
Rối loạn tiền đình trung ương bắt nguồn từ sự tổn thương não bộ. Các chuyên gia cho biết, những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này gồm có:
Viêm xoang
Khi chúng ta bị viêm xoang, niêm mạc vùng mũi sẽ bị nhiễm khuẩn, sưng phồng. Lúc này, người bệnh thường hít thở khó khăn, thậm chí không thể thở được. Do đó, quá trình thu nhận không khí của tai cũng rơi vào tình trạng thiếu ổn định. Không chỉ dừng lại ở đó, hành động rửa mũi sai hay xì mũi quá mạnh dễ làm mủ xoang tràn xuống ống vòi nhĩ, từ đó dẫn đến viêm tai.
Nếu không được làm căng, màng nhĩ sẽ lõm dần và gây suy giảm thính lực. Hơn nữa, bệnh nhân có thể bị chóng mặt, lâng lâng, không thoải mái hoặc cảm giác vùng đầu của mình đang có vấn đề.
1. Huyết áp thấp
Huyết áp thấp là nguyên nhân chiếm đến 30% tổng số trường hợp rối loạn tiền đình trung ương. Tình trạng này có thể tác động tiêu cực đến mạch máu (khiến mạch máu co hẹp hoặc giãn rộng) và cản trở quá trình tuần hoàn máu não.
Sự hình thành nhiều mảng xơ vữa cũng làm suy giảm lượng máu đưa lên não bộ. Thế nên, hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hoặc sai và gây ra bệnh lý.
2. Thoái hóa cột sống cổ
Đối với những người khỏe mạnh, não bộ được cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết nhờ vào hệ thống mạch máu và động mạch qua cổ. Trong khi đó, sự hình thành của nhiều gai xương, mảng xơ vữa động mạch, vôi hóa dây chằng… ở bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ sẽ làm ống sống hẹp dần. Sau một khoảng thời gian, các động mạch có thể cản trở nguồn máu lên não.
3. Thiếu máu não
Tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu não bắt nguồn từ tác nhân xơ vữa, thoái hóa cột sống cổ và huyết áp thấp. Lúc này, các mạch máu bị chèn ép đến nỗi bộ não không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu tưới máu.
Theo các chuyên gia, mạch máu não là hệ thống cấu trúc vô cùng đa dạng, tinh vi và phong phú. Bộ phận này tiếp nhận khoảng 20 – 25% tổng lượng máu nuôi dưỡng não bộ. Đây là nơi không ngừng diễn ra quá trình chuyển hóa và trao đổi dưỡng chất, đồng thời liên tục hình thành gốc tự do.
Những gốc tự do này bắt đầu tấn công lên nội mạc mạch máu, từ đó làm tổn thương thành mạch cũng như tạo điều kiện thuận lợi để phốt pho, lipid, cholesterol, chất béo tích tụ.
Theo thời gian, các mảng xơ vữa ra đời, lòng mạch dần thu hẹp, lượng máu lên não bộ cũng giảm đi đáng kể. Điều này gây ra rối loạn tiền đình trung ương và kéo theo nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, căn bệnh có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác như: chấn thương sọ não, nhiễm độc, nhiễm trùng, nhược giáp, tiểu đường, u tiểu não, bệnh Parkinson, xơ vữa động mạch, hội chứng Wallenberg, nhồi máu tiểu não, nhức đầu Migraine, giang mai thần kinh…
Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình trung ương gồm có:
- Người cao tuổi
- Phụ nữ sau sinh
- Người có tiền sử mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt mạn tính
Phương pháp điều trị
Căn cứ vào nguyên nhân hình thành và mức độ biểu hiện, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân kết hợp một số loại thuốc Tây để giảm thiểu những cơn đau đầu và đẩy lùi triệu chứng chóng mặt, hoa mắt. Thêm vào đó, bệnh nhân cũng nên thay đổi chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh lối sống hàng ngày.
1. Điều trị nội khoa
- Nhóm thuốc an thần (lorazepam, diazepam…)
- Nhóm thuốc chống buồn nôn (ví dụ metoclopramide dạng tiêm)
- Nhóm thuốc trị chóng mặt (chẳng hạn tanganil (acetyl DL leucin) dạng viên hoặc dạng nước)
- Nhóm thuốc thúc đẩy tuần hoàn máu (piracetam dạng tiêm tĩnh mạch và dạng nước uống)
- Nhóm thuốc hỗ trợ cải thiện chức năng tiền đình (thuốc bổ Ginkgo biloba (tanakan))
- Nhóm thuốc chọn lọc mạch máu và ức chế kênh canxi (cinnarizin (stugeron ), flunarizin (sibelium)…)
2. Thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng
- Tập thể dục – thể thao tối thiểu 30 phút/ngày
- Hạn chế lo âu, căng thẳng
- Nghỉ ngơi thường xuyên
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ
- Tăng cường dung nạp nhóm thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin C, vitamin D, axit folic từ rau củ, trái cây
- Kiêng cữ thức ăn nhiều dầu mỡ
- Bổ sung 2 – 2,5 lít nước/ngày
- Tránh làm việc quá lâu trước màn hình máy tính
- Không đến nơi có ánh sáng mạnh và tiếng ồn lớn
- Không lạm dụng thuốc Tây
- Kiêng cữ thuốc lá, cà phê, rượu bia, trà đặc…
Điều quan trọng nhất là trong suốt quá trình chữa bệnh rối loạn tiền đình trung ương, bệnh nhân cần đảm bảo uống thuốc đúng thời gian, liều lượng và tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!