Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?
Hiện nay, tình trạng suy nhược cơ thể đang ngày càng gia tăng và có dấu hiệu trẻ hóa dần. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể hoàn thành tốt các hoạt động, công việc hàng ngày. Vậy suy nhược cơ thể có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?
Tìm hiểu về suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể là tình trạng bệnh có khả năng xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người thường xuyên chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Ngoài ra, những người già cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi sức đề kháng yếu, cơ thể đã bị lão hóa dần đi, chế độ ăn uống không được đảm bảo, ít vận động, tinh thần bị suy giảm.
Những đối tượng bệnh thường cảm thấy mệt mỏi trong thời gian kéo dài, dù đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không lấy lại được năng lượng. Đa phần họ sẽ không thể hoàn thành tốt các công việc hàng ngày, hiệu suất làm việc, học tập cũng bị suy giảm đáng kể. Tình trạng suy nhược cơ thể nếu không được sớm khắc phục sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần của người bệnh.
Triệu chứng của người bị suy nhược cơ thể
Trong thực tế, ai cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng suy nhược cơ thể, đặc biệt là những người có sức khỏe kém, thường xuyên phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng đến từ công việc, gia đình, xã hội. Những đối tượng bị suy nhược cơ thể thường sẽ có những triệu chứng đặc trưng như:
- Thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, choáng váng, thậm chí có thể ngất xỉu.
- Luôn lo lắng, bồn chồn, bất an, suy nghĩ tiêu cực.
- Chán ăn, cảm giác ăn không ngon miệng, có thể bỏ bữa thường xuyên.
- Trí nhớ suy giảm, khả năng tập trung bị hạn chế.
- Rối loạn giấc ngủ, thường sẽ cảm thấy mất ngủ, ngủ chập chờn, trằn trọc khó ngủ.
- Sưng hạch bạch huyết, cổ họng đau và khô.
- Cơ, khớp đau nhức nhưng không có dấu hiệu bị sưng, đỏ.
- Suy giảm ham muốn tình dục
Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?
Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không? Trên thực tế, nhiều tình trạng suy nhược cơ thể không sớm được khắc phục và điều trị dứt điểm sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Một số tác động mà căn bệnh này có thể gây ra như:
- Cân nặng giảm đột ngột
Một trong những ảnh hưởng thường gặp của người bị suy nhược cơ thể đó chính là cân nặng bị suy giảm đột ngột. Nếu bạn không áp dụng bất kì biện pháp giảm cân nào nhưng cân nặng vẫn bị tụt dốc đáng kể thì cũng có nhiều nguy cơ bạn đang bị suy nhược.
Hầu hết những người bị suy nhược cơ thể đều cảm thấy chán ăn, ăn không được ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa, cơ thể hấp thu dưỡng chất kém. Điều này cũng chính là lý do khiến cho bệnh nhân bị sụt cân không kiểm soát. Tình trạng bệnh càng nghiêm trọng thì cân nặng sẽ bị giảm sút càng nhanh và nhiều.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Khi cơ thể bị suy nhược thì hệ thần kinh cũng sẽ bị tác động, hậu quả thường gặp nhất đó chính là tình trạng suy giảm trí nhớ. Người bệnh sẽ thường xuyên quên nhiệm vụ được giao, những việc mình cần phải thực hiện hoặc các kiến thức vừa mới được tiếp thu. Điều này sẽ làm suy giảm chất lượng công việc, học tập, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Ngoài ra, tình trạng hay quên khiến cho người bệnh khó có thể tập trung vào bất cứ việc gì. Họ sẽ thường suy nghĩ đến những điều tiêu cực hoặc cảm thấy lo lắng, bất an về tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Ảnh hưởng đến tinh thần
Tình trạng suy nhược cơ thể sẽ khiến cho người bệnh thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, giấc ngủ cũng không được đảm bảo. Do đó, tâm lý của bệnh nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi bất thường. Họ sẽ khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân, dễ kích động, nổi nóng, cáu gắt, buồn bã vô cớ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ bị suy nhược thần kinh hoặc gặp phải một số vấn đề về tâm lý.
- Da dẻ xấu hơn
Thông thường, tình trạng sức khỏe của cơ thể sẽ được biểu hiện cụ thể qua làn da, đặc biệt là khuôn mặt. Đối với những người bị suy nhược cơ thể làn da sẽ dễ bị sạm màu, da nhiều mụn, xuất hiện nhiều nếp nhăn và có nguy cơ lão hóa nhanh hơn so với bình thường.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
Các chuyên gia cho biết rằng, tình trạng suy nhược cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân sẽ bị suy giảm sức khỏe rõ rệt, sau khi làm việc hoặc hoạt động thể chất sẽ cảm thấy cơ thể không còn năng lượng, sức lực. Hơn thế, trong một số trường hợp người bệnh còn bị gia tăng nhịp tim, cảm thấy khó thở, ngất xỉu sau khi vận động nhiều.
Những đối tượng bị suy nhược cơ thể còn có nhiều nguy cơ mắc phải các vấn đề về tim mạch. Nếu không được phát hiện và ngăn chặn sớm sẽ khiến cho bệnh tình phát triển nặng hơn, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Như vậy, suy nhược cơ thể là căn bệnh khá nguy hiểm, nó có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể
Theo các chuyên gia, để giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của suy nhược cơ thể, người bệnh cần phải kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen rèn luyện thế chất hợp lý.
1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
- Người bệnh cần xây dựng thực đơn ăn uống với những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tập trung vào 4 nhóm chất thiết yếu như chất béo, protein, vitamin, carbohydrate. Những loại chất này sẽ có nhiều trong thịt bò, thịt nạc, trứng, gan động vật, sữa, cá, đậu nành, hải sản, các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ xanh, rau dền,…
- Ưu tiên chế biến những món ăn dễ tiêu, dạng lỏng.
- Bệnh nhân không nên cố gắng ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn. Có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần để giảm bớt cảm giác chán ăn, đồng thời giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.
- Hạn chế ăn những thức ăn đóng gói, đồ ăn chế biến sẵn hoặc những món ăn vặt như xúc xích, khoai tây chiên, phô mai, bánh mì, pizza,…Tuy các món ăn này có chứa nhiều calo nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại khá thấp, nếu lạm dụng quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 2 lít nước/ ngày. Người bệnh cũng có thể bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả, trái cây tươi.
- Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích để không làm gia tăng mức độ nguy hiểm của bệnh.
2. Rèn luyện thói quen tập luyện thể dục thể thao
Để giúp cho các triệu chứng của bệnh được sớm cải thiện và hạn chế tình trạng biến chứng thì người bệnh nên chú ý tập luyện các bài tập thể dục thể thao. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 30 phút để để rèn luyện thể chất bằng các bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga, ngồi thiền, đạp xe đạp,…cũng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân xấu gây hại cho sức khỏe.
Đồng thời, việc tập luyện thể dục mỗi ngày còn giúp sản sinh ra nhiều hormone hạnh phúc, giúp tinh thần được thoải mái và vui vẻ hơn, từ đó các suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc bất thường cũng sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, tùy vào từng thể trạng của mỗi người mà bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn các môn thể thao phù hợp, tránh tập luyện quá sức sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?”. Để hạn chế các tác động tiêu cực của căn bệnh này, bạn cần nhanh chóng tiền hành thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh. Đồng thời nghiêm túc tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ để mau chóng phục hồi được sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Suy nhược cơ thể gây thiếu máu và cách xử lý an toàn
- Suy nhược cơ thể ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- 12 Loại hoa quả tốt cho người bị suy nhược cơ thể nên ăn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!