Suy nhược cơ thể ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục
Suy nhược cơ thể ở trẻ em là tình trạng ốm yếu, suy dinh dưỡng khiến cho trẻ nhỏ bị hạn chế các hoạt động thường ngày, sức đề kháng bị giảm đi đáng kể. Tình trạng này có thể xuất phát từ chế độ ăn uống, các bệnh viêm nhiễm hoặc những vấn đề về tâm lý ở trẻ nhỏ.
Suy nhược cơ thể ở trẻ em là gì?
Nhiều người thường nghĩ rằng, tình trạng suy nhược cơ thể chỉ xuất hiện ở người lớn, người già cao tuổi. Tuy nhiên, trẻ em đang ở độ tuổi học tập, vui chơi cũng có nhiều nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Suy nhược cơ thể ở trẻ em chính là một thuật ngữ dùng để thể hiện trạng thái suy dinh dưỡng, ốm yếu gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bé.
Lúc đầu tình trạng suy nhược chỉ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn kém, da mặt nhợt nhạt, xanh xao, cân nặng suy giảm,…Lâu dần nếu tình trạng bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và sự phát triển về sau của trẻ nhỏ.
Nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể ở trẻ em
Tình trạng suy nhược cơ thể ở trẻ em có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân. Khác với người trưởng thành, trẻ có thể bị suy nhược bởi các yếu tố sau đây:
- Trẻ biếng ăn
Đối với những trẻ từ khoảng 2 đến 4 tuổi thường sẽ rất biếng ăn, đa phần trẻ chỉ thích uống sữa. Tuy nhiên, sữa không thể nào thay thế hoàn toàn cho bữa ăn hàng ngày của trẻ nhỏ, trong sữa không có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của các bé. Tình trạng này nếu kéo dài và không được khắc phục sớm sẽ gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là chứng suy nhược cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ biếng ăn kéo dài có nguy cơ bị tự kỷ
- Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng
Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong một số gia đình, các bậc phụ huynh lại không chú ý đến vấn đề này hoặc bởi nhiều nguyên nhân khác khiến cho cơ thể trẻ không hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục duy trì sẽ khiến trẻ không thể phát triển tốt, sức đề kháng bị suy giảm và dần dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
- Do mắc các bệnh về viêm nhiễm
Trẻ em thường sẽ có nhiều khả năng mắc phải các bệnh về đường hô hấp, giun sán, tiêu chảy, trào ngược dạ dày. Những căn bệnh này sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và chán ăn, thường xuyên bỏ bữa. Đối với những phụ huynh có thói quen chăm sóc trẻ theo cảm tính, khi trẻ bị bệnh sẽ tìm đến các quầy thuốc để mua thuốc về cho bé sử dụng.
Tuy các loại thuốc kháng sinh có tác dụng giúp bé mau khỏi bệnh, tăng cường khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại nhưng nó cũng sẽ làm cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột bị giảm đi. Điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, lượng thức ăn dung nạp vào không được hấp thụ triệt để.
- Ảnh hưởng bởi tâm lý
Nếu tình trạng suy nhược cơ thể ở người lớn đến từ áp lực công việc, cuộc sống, gia đình, tài chính,…thì đối với trẻ em cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các mâu thuẫn xung quanh. Thông thường những trẻ từ 3 tuổi trở lên đã có thể nhận thức được những sự việc xảy ra xung quanh. Nếu trẻ chứng kiến cảnh cha mẹ thường xuyên cãi vả hoặc trẻ hay bị chỉ trích, la mắng bởi thầy cô, cha mẹ, bạn bè, người thân,…cũng sẽ khiến cho tinh thần của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi sức khỏe tinh thần không được đảm bảo, trẻ thường xuyên buồn bã, lo lắng, ủ rũ làm cho thể chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dần gây nên tình trạng suy nhược cơ thể.
Biểu hiện suy nhược cơ thể ở trẻ em
Để có thể sớm phát hiện tình trạng suy nhược của trẻ, các bậc phụ huynh nên nắm rõ một số biểu hiện đặc trưng sau đây:
- Da dẻ nhợt nhạt, xanh xao: Đối với những trẻ có sức khỏe bình thường sẽ hay chạy nhảy, nô đùa, gương mặt tươi tắn, tràn đầy năng lượng. Ngược lại, đối với những trường hợp trẻ bị suy nhược cơ thể các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy da dẻ xanh xao, nhợt nhạt hơn hẳn, sắc mặt kém tươi tắn, hồng hào.
- Cân nặng giảm: Khi cơ thể không được đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến cho trẻ bị thiếu hụt năng lượng, cơ thể dần suy yếu và dẫn đến tình trạng sụt cân.
- Mệt mỏi, khó thở: Nếu trẻ bị suy nhược cơ thể, cha mẹ cũng sẽ nhận biết được bởi trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, người uể oải, mắt lờ đờ, nhịp thở cũng thay đổi bất thường, cảm giác khó thở.
- Trẻ biếng ăn: Các triệu chứng của bệnh suy nhược cơ thể sẽ khiến cho trẻ không còn cảm giác ngon miệng, chán ăn, nước bột khô. Mỗi bữa ăn trẻ thường ăn rất ít, thậm chí bỏ bữa hoặc buồn nôn sau khi ăn.
- Rối loạn tiêu hóa: Nếu cha mẹ không thể nhận biết được tình trạng bệnh của trẻ nhỏ sẽ dễ khiến trẻ bị khó tiêu sau khi ăn những món ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc ăn quá no. Ngoài ra, ra thường kèm theo các biểu hiện như táo bón, tiêu chảy xen kẽ lẫn nhau.
- Rối loạn giấc ngủ: Tình trạng suy nhược cơ thể sẽ khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ rất nhiều. Trẻ sẽ thường khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, thường xuyên tỉnh giấc khi ngủ và khó ngủ lại.
Cách khắc phục suy nhược cơ thể ở trẻ em
Việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho trẻ nhỏ là điều mà các bậc phụ huynh nên quan tâm. Tình trạng suy nhược cơ thể ở trẻ em không chỉ gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà còn gia tăng nguy cơ mắc phải các căn bệnh như hen suyễn, viêm phổi, sốt kéo dài, lao phổi, tiêu chảy cấp, các vấn đề về tim mạch,…
Do đó, để khắc phục được tình trạng này, các bậc phụ huynh cần chú ý một số điều sau đây:
- Chú ý xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học và lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ. Nếu trẻ chán ăn, hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để giúp trẻ hấp thu tốt hơn.
- Trong trường hợp trẻ bị suy nhược cơ thể do các bệnh lý viêm nhiễm thì cần áp dụng các phương pháp điều trị triệt tiêu để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
- Hạn chế các tổn thương về tâm lý của trẻ, các bậc phụ huynh nên tạo cho trẻ môi trường thoải mái để sinh hoạt và phát triển tích cực. Gia đình cũng nên tạo nên nhiều niềm vui cho trẻ, tránh sự cải vả, mâu thuẫn.
- Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài để trẻ có thể thoải mái vui chơi, học hỏi.
- Tập cho trẻ thói quen rèn luyện thể dục thể thao để giúp nâng cao sức đề kháng, phòng chống lại các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thường xuyên cho trẻ thăm khám định kỳ. Cần phải theo dõi và quan sát sức khỏe của trẻ để phòng tránh bệnh chứ không nên đợi trẻ bệnh rồi mới tiến hành điều trị. Các trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên thăm khám ít nhất 1 lần/ tháng và giãn dần khi trẻ lớn lên.
Suy nhược cơ thể ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của trẻ, thậm chí sẽ làm xuất hiện các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và khắc phục kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- 12 Loại hoa quả tốt cho người bị suy nhược cơ thể nên ăn
- Suy nhược cơ theo Đông y và các bài thuốc hay chữa bệnh
- Suy nhược cơ thể sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!