Dấu hiệu bị suy nhược cơ thể nặng và cách cải thiện
Tình trạng suy nhược cơ thể nặng khiến bệnh nhân cảm thấy uể oải, kiệt sức và không thể thực hiện bất cứ việc gì. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tổng thể và chất lượng của sống của họ.
Dấu hiệu suy nhược cơ thể nặng
Suy nhược cơ thể nặng là hệ lụy tất yếu của căng thẳng, áp lực lâu ngày, và lao động quá sức. Suy nhược cơ thể khiến chúng ta không đủ năng lượng, thiếu sức sống, mệt mỏi toàn thân kéo dài trên 6 tháng.
Theo thời gian, bệnh nhân sẽ phản xạ kém linh hoạt và hành động thiếu chính xác. Suy nhược cơ thể nặng còn kèm theo nhiều biểu hiện nghiêm trọng như:
- Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi. Dù nghỉ ngơi hoặc ngủ vẫn không giúp tình trạng khá hơn.
- Cơ bắp trở nên yếu đuối, khó cầm nắm vật và nâng đồ nặng
- Gặp khó khăn trong những hoạt động thường ngày
- Giảm cân nhanh chóng, không rõ nguyên do là dấu hiệu suy nhược cơ thể nặng.
- Thường xuyên căng thẳng, lo âu, mất ngủ
- Tăng nhịp tim và huyết áp
- Tình trạng tinh thần không ổn định, có dấu hiệu lo âu, trầm cảm.
- Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Mất sự tập trung nên dễ gặp tai nạn
- Ham muốn và khả năng tình dục suy giảm
Nguyên nhân gây ra hiện tượng suy nhược cơ thể nặng
Khi bị suy nhược cơ thể nặng, mọi bộ phận của cơ thể đều hoạt động kém hiệu quả. Lúc này, nhiều vấn đề sức khỏe phức tạp có thể phát sinh.
Người bệnh cần hiểu nguyên nhân cụ thể để điều trị kịp thời, đúng hướng. Dưới đây là một số yếu tố gây suy nhược cơ thể thường thấy.
1. Thiếu hụt nguồn vitamin thiết yếu
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì các cơ quan trong cơ thể mới hoạt động bình thường. Thiếu hụt dưỡng chất gây mệt mỏi, chóng mặt, yếu sức, thậm chí suy nhược cơ thể nặng.
Chính vì thế, bổ sung đầy đủ nguồn vitamin và năng lượng cần thiết có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng giúp củng cố hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Xem thêm: 12 Loại hoa quả tốt cho người bị suy nhược cơ thể nên ăn
2. Mất cân bằng nội tiết tố
Nhiều người bị suy nhược cơ thể nặng vì mất cân bằng hormon bên trong cơ thể. Sự thay đổi nồng độ hormon ở tuyến yên, vùng dưới đồi và tuyến thượng thận có thể thúc đẩy những triệu chứng suy nhược.
3. Thói quen lười vận động
Nhịp sống hiện đại vội vã, xô bồ khiến nhiều người lãng quên “nhiệm vụ” rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Thói quen ù lì, lười vận động gây ngừng trệ quá trình giải phóng năng lượng.
Thói quen xấu này ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động trao đổi chất. Tình trạng này kéo dài khiến cơ bắp cùng nhiều cơ quan dần dần suy yếu, dẫn đến suy nhược cơ thể nặng.
4. Rối loạn giấc ngủ
Những bệnh nhân rối loạn giấc ngủ thường khó ngủ, ngủ ít, dễ thức giấc giữa đêm, ngủ không ngon giấc. Vấn đề này làm cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, đồng thời kéo theo rối loạn vận động.
Đặc biệt, chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây suy giảm nồng độ oxy trong máu. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, tim mạch, và gây ra suy nhược cơ thể nặng.
Căng thẳng, trầm cảm kéo dài
Theo một số khảo sát, tình trạng căng thẳng, trầm cảm kéo dài chính là tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy nhược. Tâm lý căng thẳng quá mức sẽ phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên của hưng phấn và ức chế.
Sự cùng tăng, hoặc cùng giảm của hai quá trình này khiến cơ thể khó thích nghi. Bệnh nhân dễ bị suy nhược cơ thể, và kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực khác.
Hầu hết trường hợp căng thẳng, trầm cảm đều bắt nguồn từ những áp lực cuộc sống, mâu thuẫn gia đình, xung đột với đồng nghiệp,…
5. Mắc bệnh lý mạn tính
Hệ miễn dịch của những bệnh nhân ung thư, tiểu đường, mất ngủ lâu ngày suy yếu rõ rệt. Vì vậy, họ thường xuyên mệt mỏi mạn tính và suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Phương pháp cải thiện suy nhược cơ thể nặng
Để đẩy lùi triệu chứng uể oải, mệt mỏi cũng như hồi phục nguồn năng lượng vốn có, mọi người có thể tham khảo những cách sau:
- Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn
- Bổ sung nhiều nước khoáng, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày
- Ưu tiên dung nạp nhóm thực phẩm giàu vitamin, protein và khoáng chất (trứng, cá, sữa, thịt bò, thịt gà, đậu tương, bông cải, đậu hũ…)
- Kiêng cữ trà đặc, cà phê, thuốc lá, bia rượu
- Thường xuyên tập luyện thể dục – thể thao nhằm nâng cao thể trạng và điều hòa cảm xúc
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc
- Duy trì cân nặng ổn định, không ăn uống quá độ hoặc chán ăn, bỏ bữa
- Xây dựng lịch trình làm việc – nghỉ ngơi hợp lý, khoa học
- Trò chuyện, tâm sự cởi mở với những người thân thương
- Tự giác thăm khám sức khỏe định kỳ
Bài viết đã liệt kê 6 nguyên nhân gây suy nhượv cùng một số phương pháp đẩy lùi an toàn, đơn giản. Hy vọng thông qua bài viết, bạn có thể chủ động chăm sóc bản thân, và phòng ngừa bệnh lý một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
- Bị Suy Nhược Cơ Thể Cảnh Báo Bệnh Gì?
- [Giải đáp] Suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?
- Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Cách chọn chế độ ăn khoa học
- Bị suy nhược cơ thể do làm việc quá sức và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!