Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm có thể gặp
Buồn nôn, tăng cân hay rối loạn tình dục có thể là những tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm gây ra, đặc biệt sẽ trầm trọng hơn nếu bạn lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định từ bác sĩ về liều lượng, cách dùng, các chăm sóc sức khỏe để hạn chế tối đa những ảnh hưởng này.
Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm bạn nên cảnh giác
Việc dùng các loại thuốc chống trầm cảm nhằm mục đích ổn định tâm trạng của người bệnh, không ở mức độ quá thấp để tránh người bệnh có những suy nghĩ hay hành vi tiêu cực. Ngoài ra các loại thuốc này còn có tác dụng giảm lo lắng, căng thẳng, an thần, tăng sự tập trung hay một số tác dụng khác tùy từng trường hợp.
Hầu hết bất cứ loại thuốc Tây nào hiện nay cũng đều gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong suốt quá trình điều trị, các nhóm thuốc dùng trong điều trị trầm cảm cũng tương tự. Hiểu rõ về các tác dụng phụ này sẽ giúp bạn có hướng phòng tránh và kiểm soát phù hợp để tránh những tác động không tốt lên sức khỏe.
1. Cảm giác buồn nôn
Một số loại thuốc tây như thuốc chống trầm cảm hay kháng sinh thường gây ra cảm giác buồn nôn, đặc biệt kéo dài trong vài tuần đầu khi uống. Tình trạng này thường liên quan đến cơ chế hoạt động của thuốc, có thể tác động nên trung tâm kiểm soát buồn nôn hay kích thích vào niêm mạc dạ dày.
Tuy nhiên thường cảm giác buồn nôn sẽ hết trong vài ngày hoặc vài tuần, khi người bệnh đã dần quen với thuốc. Tuy nhiên nếu người bệnh thực sự nôn sau khi dùng thuốc thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Tình trạng này có thể gặp ở những loại thuốc như nhóm SNRI (venlafaxine, duloxetine, desvenlafaxine.. ) hay nhóm SSRI (sertraline, paroxetine, fluoxetine, citalopram).. Cách đơn giản để cải thiện tình trạng này là không uống thuốc khi bụng rỗng, nên uống sau khi ăn hoặc uống thật nhiều nước trước khi dùng thuốc.
2. Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm – Chán ăn
Chán ăn cũng là triệu chứng thường gặp ở người mới dùng thuốc chống trầm cảm trong giai đoạn đầu. Người bệnh thường cảm giác không được ngon miệng, mất vị giác và dần trở nên chán ăn, không muốn ăn uống.
Một phần nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng có thể liên quan đến tác dụng phụ buồn nôn phía trên. Người bệnh có thể bị kích thích dạ dày gây ra cảm giác chua miệng, chướng bụng, khô miệng nên ăn uống không cảm thấy ngon.
3. Rối loạn tiêu hóa sau khi dùng thuốc chống trầm cảm
Tác dụng phụ này thường gặp ở những bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thường là tình trạng táo bón. Nguyên nhân là do cơ chế hoạt động của các nhóm thuốc này là đối kháng acetylcholin gây ức chế hệ thần kinh phó giao cảm. Điều này làm giảm hoạt động của nhu động ruột và gây ra tình trạng táo bón.
Các giải quyết tình trạng này khá đơn giản, người bệnh chỉ cần tăng cường uống nhiều nước, bổ sung các chất xơ nhiều hơn như rau củ, trái cây mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ nhanh tình trạng khó tiêu. Trong các trường hợp táo bón nặng, người bệnh có thể tham khảo bác sĩ để sử dụng các thuốc làm mềm phân.
4. Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm – Buồn ngủ vào buổi sáng
Một trong những tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm thường gặp phải chính là cảm giác buồn ngủ, đặc biệt vào ban ngày. Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, uể oải, ngáp ngủ không ngừng, đặc biệt vào các giai đoạn đầu khi chưa quen với thuốc.
Vì để ổn định tâm trạng và nâng chất lượng giấc ngủ cho bệnh nhân nên các loại thuốc thường bổ sung thêm các hoạt chất giúp an thần. Các nhóm thuốc này có thể tác động lên cơ quan thụ cảm của não bộ hoặc ngăn hấp thụ ngược serotonin và norepinephrine nên mới gây ra trạng thái mơ hồ và buồn ngủ.
Một số loại thuốc thường gây ra trạng thái này như vilazodone và vortioxetine, desvenlafaxine duloxetine và levomilnacipran..
Để khắc phục tình trạng này bạn có thể uống thuốc sớm hơn vào ngày hôm trước và duy trì thói quen dậy sớm vào ngày hôm sau. Cố gắng vấn động nhẹ và ngủ một chút vào giờ trưa để cơ thể thoải mái hơn. Tuy nhiên nên chú ý không thực hiện lái xe hay các công việc vận hành máy móc khác nếu thấy quá buồn ngủ.
5. Mất ngủ cũng là tác dụng phụ của thuốc
Cần chú ý rằng không phải loại thuốc nào cũng gây ra trạng thái buồn ngủ, ngược lại một số thuốc còn khiến bệnh nhân mất ngủ. Một số loại thuốc thường gây kích thích thần kinh, tạo cảm giác hưng phấn nhằm ngăn chặn những suy nghĩ hay hành vi tiêu cực.
Thường những loại thuốc này được chỉ định dùng vào ban ngày tuy nhiên đôi khi có thể kéo dài thời gian đến tối do người bệnh dùng sai thời điểm. Để giải quyết tác dụng phụ này bạn nên đảm bảo dùng đúng theo chỉ định, tránh dùng bia rượu cà phê đồng thời nên vận động nhẹ một chút trước khi đi ngủ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
6. Tăng cân sau khi dùng thuốc chống trầm cảm
Một số bệnh nhân đã cho biết, trọng lượng của họ bắt đầu có dấu hiệu tăng cân đáng kể sau khi dùng thuốc được 6 tháng. Một số nhóm thuốc này có thể tạo cảm giác chán ăn nhưng một số khác lại khiến người bệnh ngon miệng hơn. Tình trạng này có thể do người bệnh vui vẻ, ăn ngon nên tăng cân thật nhưng cũng có thể liên quan đến nguy cơ tích nước trong cơ thể gây tăng cân ảo.
Người bệnh nếu muốn giảm cân hoặc giữ cân nặng khoa học ở mức ổn định nên có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh hơn. Bổ sung các loại đạm dễ tiêu, rau củ, trái cây mỗi ngày để thể trạng luôn tốt nhất. Điều này cũng giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân trầm cảm trong suốt quá trình điều trị.
7. Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm – Khô miệng
Khi uống thuốc tây bạn thường luôn có giác khát nước kèm theo miệng khô khá khó chịu. Nguyên nhân có thể do cơ chế hoạt động của thuốc làm giảm receptor tới não, do đó khiến cơ thể giảm tiết dịch, trong đó có bao gồm cả nước bọt. Tình trạng này kéo dài khiến lượng enzym trong miệng không đủ và gây ra các vấn đề như hôi miệng, sâu răng, nứt nẻ môi, giảm khả năng tiêu hóa..
May mắn là cải thiện các vấn đề này không quá khó khăn. Bạn chỉ cần tăng cường uống trên 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung các chất điện giải, các loại nước trái cây… Khi uống không nên uống 1 lần 1 lượng nước lớn và nên chia nhỏ thành nhiều lần để cơ thể phân chia đều đặn. Nếu bị khô môi có thể bôi một chút son dưỡng ẩm để cải thiện.
Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ này mà bạn cần chú ý như amitriptyline, desipramine, doxepin, imipramine, trazodone, mirtazapin, bupropion
8. Rối loạn tình dục là hệ quả thường gặp
Trầm cảm và rối loạn tình dục thường có mối liên hệ trực tiếp với nhau, có thể liên quan đến việc dùng các loại thuốc chống trầm cảm. Những loại thuốc này thường hoạt động với cơ chế làm mất cân bằng các chất hóa học dẫn truyền thần kinh, tuy nhiên điều này lại làm rối loạn tình dục do các ham muốn chịu sự chỉ đạo của não bộ.
Vì thế người bị trầm cảm nói chung hay người đang sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm thường gặp phải tình trạng rối loạn tình dục như mất ham muốn, không thể đạt được khoái cảm..Một số nhóm thuốc có thể gây ra tình trạng này như nhóm MAOI (isocarboxazid, phenelzine, tranylcypromine…); Nhóm TCA (imipramine, doxepin, desipramine, amitriptyline)..
Có đến 70% bệnh nhân cho biết họ đã bị suy giảm ham muốn do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. Nếu phát hiện các dấu hiệu này người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để xem xét chỉ định những loại thuốc khác phù hợp hơn.
9. Thay đổi cảm xúc
Cảm giác kích động quá mức cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân sau khi sử dụng các thuốc chống trầm cảm. Người bệnh đôi khi có thể rơi vào trạng vui vẻ, hưng phấn, kích động ngay sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên nếu sử dụng kéo dài lại chuyển sang trạng thái lo lắng, căng thẳng, đặc biệt là khi chưa dùng thuốc.
Người dùng thuốc chống trầm cảm còn cho biết biết dùng thuốc khiến họ luôn ở trong trạng thái lâng lâng, không quá vui cũng không quá buồn. Một số nghiên cứu còn cho thấy có đến 60% bệnh nhân sau khi dùng thuốc có trạng thái tê liệt về cảm xúc và có khoảng 52 người bệnh có cảm giác như không giống như bản thân mình, không thể kiểm soát tâm tư theo ý họ muốn.
Các bệnh nhân cũng cho biết họ ít khi đưa các triệu chứng này vào bảng thống kê sau điều trị. Tuy nhiên nếu gặp trạng thái này người bệnh nên trao đổi thêm với bác sĩ để có phương hướng giải quyết phù hợp, không nên dấu diếm bởi có thể làm việc điều trị không mang kết quả tốt nhất.
10. Hội chứng serotonin
Serotonin là hoạt chất thường xuất hiện trong các loại thuốc chống trầm cảm nhằm tạo cơ hội cho các tế bào não và các tế bào thần kinh khác trao đổi nhiều hơn với nhau. Tuy nhiên việc sử dụng hoạt chất này trong một thời gian dài hoặc lạm dụng quá mức, tăng liều đột ngột có thể gây ra một số vấn đề bất thường cho người dùng.
Các triệu chứng điển hình của hội chứng serotonin như cảm thấy bồn chồn, lú lẫn, kích động, giảm tập trung, thay đổi huyết áp bất thường, nôn mửa, đau cơ. Người lạm dụng quá mức hoạt chất này thậm chí có thể gây sốt cao, co giật động kinh, rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
Một số nhóm thuốc chứa serotonin có thể gây tình trạng này như Thuốc ức chế monoamin oxidase (MAOI); nhóm SSRI, nhóm SNRI hay desyrel… Người bệnh ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng kịp thời.
11. Một số tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm khác
Bên cạnh các triệu chứng trên, người bệnh cũng có thể gặp các tình trạng sau
- Chóng mặt
- Giảm trí nhớ
- Bí tiểu
- Hạ huyết áp tư thế
- Đổ mồ hôi
Khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường, tốt nhất người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, tránh những hệ lụy nguy hiểm khác.
Phòng tránh những tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm
Thực tế không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ trên mà còn phụ thuộc vào cơ địa, loại thuốc, liều dùng, tình trạng bệnh. Tuy nhiên để hạn chế nguy cơ gặp các tác dụng phụ này cũng như giảm nhẹ những tác động từ nó, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây
- Đảm bảo tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng, thời điểm uống, cách uống
- Không tự ý tăng/ giảm liều thuốc, không dừng thuốc đột ngột
- Mỗi đợt điều trị sẽ sử dụng các đơn thuốc khác nhau dựa theo tình trạng bệnh, không tự ý dùng lại đơn thuốc cũ hay dùng đơn thuốc của người khác có triệu chứng tương tự
- Nếu đang sử dụng các loại thuốc nào khác cần trao đổi thêm với bác sĩ
- Không nhai hay cắn thuốc, không uống thuốc với bất cứ loại thuốc nào khác ngoài nước lọc, trừ khi có các chỉ định từ bác sĩ chuyên môn
- Chú ý chế độ ăn uống trước và sau khi dùng thuốc
- Uống nhiều nước trước và sau khi dùng các loại thuốc vừa để cấp nước cho cơ thể, vừa giúp tăng tốc độ đào thải các độc tố dư thừa do dùng thuốc tây kéo dài
- Xem xét thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung rau củ, trái cây và chất xơ nhiều hơn để tốt cho cơ thể
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho cơ thể
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao hằng ngày với những bộ môn phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Hướng đến đời sống vui vẻ lạc quan tích cực hơn để điều trị bệnh nhanh chóng nhất, tránh khỏi tác dụng phụ của thuốc.
Có rất nhiều các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm mà người bệnh cần sớm loại bỏ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện. Phối hợp với bác sĩ, hướng đến đời sống lành mạnh, vui vẻ, lạc quan mỗi ngày chính là cách giúp loại bỏ bệnh trầm cảm hoàn toàn, từ đó có thể hạn chế việc dùng thuốc và tránh khỏi các tác dụng phụ không tốt này.
Có thể bạn quan tâm
- Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
- Nguy hiểm khôn lường khi ngưng thuốc chống trầm cảm đột ngột
- Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch bạn nên cảnh giác
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!