Trầm cảm không điển hình là gì? Chữa trị thế nào?
Trầm cảm không điển hình không phải là một căn bệnh hiếm gặp, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có phần khá đặc biệt. Người bệnh hoàn toàn có khả năng xuất hiện các biểu hiện mang xu hướng tích cực, trái ngược với những căn bệnh trầm cảm thông thường.
Trầm cảm không điển hình là gì?
Hầu hết tất cả các loại trầm cảm đều có triệu chứng đặc trưng với sự buồn bã, chán nản, tuyệt vọng và mất dần niềm tin, hứng thú với cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, loại trầm cảm không điển hình lại là một phạm trù khác biệt, các cảm xúc của người bệnh có xu hướng tốt hơn khi xuất hiện các hiện tượng, sự kiện mang tính tích cực. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như ngủ nhiều, ăn nhiều, chân và tay có cảm giác nặng nè hoặc cảm thấy đang bị chối bỏ, bỏ rơi.
Trầm cảm không điển hình hay còn có tên gọi tiếng Anh là Atypical Depression, trái với tên gọi của nó, căn bệnh này không phải là hiếm gặp hay không phổ biến. Bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và sức khỏe của bệnh nhân. Những sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ bị tác động mạnh mẽ, thậm chí họ luôn có suy nghĩ rằng bản thân không cần phải tồn tại, luôn có ý định muốn tự sát.
Nguyên nhân gây ra trầm cảm không điển hình
Hiện nay, căn bệnh trầm cảm không điển hình vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân. Thông thường căn bệnh này sẽ xuất hiện ở những độ tuổi vị thành niên và có thể duy trì kéo dài nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng khá giống với các loại trầm cảm thông thường, những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng bệnh lý này như:
- Di truyền: Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ cho biết rằng, ADn cũng là một trong các yếu tố có thể gây nên căn bệnh trầm cảm và những bệnh lý rối loạn tâm thần khác. Kết quả nghiên cứu cho biết rằng, nếu trong gia đình có người thân từng bị các chứng bệnh về tâm lý, đặc biệt là trầm cảm thì con cái sinh ra có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về tâm lý hơn so với những người bình thường.
- Sự thay đổi bất thường của não bộ: Các chức năng của dây dẫn thần kinh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu não bộ bị thiếu hụt hoặc thay đổi bất thường về các chất dẫn trong dây thần kinh, đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh trầm cảm không điển hình.
Bên cạnh những yếu tố thường gặp trên thì bệnh lý này cũng có thể xuất hiện đối với những trường hợp sau:
- Những đối tượng từng bị rối loạn lưỡng cực
- Việc lạm dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia.
- Các tổn thương trong tuổi thơ: cha mẹ li hôn, thường xuyên bị đánh đập, chỉ trích, la mắng,…
- Là nạn nhân của lạm dụng tình dục.
- Những người có bệnh tim hoặc ung thư
- Sử dụng quá nhiều các loại thuốc cao huyết áp hoặc an thần, thuốc ngủ.
- Những tác động từ môi trường bên ngoài
Triệu chứng của bệnh trầm cảm không điển hình
Những trường hợp bệnh trầm cảm không điển hình có rất nhiều các biểu hiện khác nhau. Tùy vào độ tuổi, nguyên nhân gây ra bệnh và các yếu tố tác động khác mà bệnh nhân sẽ hình thành những triệu chứng riêng biệt. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã chỉ ra được một số biểu hiện đặc trưng của bệnh lý này như sau:
- Thèm ăn một cách không kiểm soát
- Phấn kích, hào hứng thái quá đối với các sự kiện, hoạt động mang tính tích cực.
- Buồn ngủ, ngủ quá nhiều, mỗi ngày có thể ngủ hơn khoảng 10 tiếng.
- Cơ thể có cảm giác nặng trĩu
- Nhạy cảm hơn với những lời chỉ trích, phê mình làm ảnh hưởng đến công việc, học tập, các mối quan hệ và những hoạt động cộng đồng.
Ngoài ra, tình trạng trầm cảm không điển hình còn có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Khó ngủ, mất ngủ thường xuyên.
- Rối loạn ăn uống: Có thể thèm ăn một cách thái quá, thích rượu bia hoặc có thể ăn kiêng một cách nghiêm khắc.
- Cơ thể gầy ốm nhưng rất sợ tăng cân.
- Thường xuyên đau đầu hoặc có cảm giác đau nhức mắt cá chân.
Biến chứng nguy hiểm của trầm cảm không điển hình
Trầm cảm không điển hình là một căn bệnh nguy hiểm, nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cũng giống như các loại trầm cảm khác, bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm xúc, hành vi của người bệnh. Một số biến chứng có thể gặp ở những đối tượng bệnh như:
- Tăng cân, béo phì do việc ăn uống không kiểm soát.
- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội
- Công việc, học tập bị tác động do quá nhạy cảm.
- Nguy cơ phát sinh các rối loạn khác, điển hình là rối loạn lo âu.
- Rơi vào tình trạng nghiện rượu bia, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nguy cơ tự sát cao.
Chẩn đoán bệnh trầm cảm không điển hình
Khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh trầm cảm không điển hình, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính nhất. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và tìm hiểu thông tin bệnh lý cũng như các triệu chứng của bệnh nhân trước. Người bệnh cần chia sẻ tất cả các thông tin về tiền sử bệnh, các biểu hiện của cơ thể, cảm xúc, hành vi để các chuyên gia có cái nhìn chuẩn xác nhất.
Sau khi tiến hành khai thác các thông tin của bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành các loại xét nghiệm cận lâm sàng.
Các bước thăm khám và chẩn đoán trầm cảm không điển hình như:
- Khám thực thể: Các chuyên gia sẽ bắt đầu trao đổi kỹ về tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân để có thể xác định được nguyên nhân gây ra bệnh.
- Xét nghiệm: Một số xét nghiệm có thể được yêu cầu thực hiện như xét nghiệm máu, test nồng độ hormone tuyến giáp.
- Chẩn đoán tình trạng sức khỏe tâm thần: Bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá về hành vi, cảm xúc, suy nghĩ của bệnh nhân và đưa ra các câu hỏi để khai thác sâu hơn.
- DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manuel of Mental Disorders): Là thang điểm để có thể tiến hành chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe tinh thần của người bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Cách điều trị trầm cảm không điển hình
Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán được cụ thể tình trạng sức khỏe tâm lý của bệnh nhân, các chuyên gia sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp phù hợp cho mỗi đối tượng. Thông thường tình trạng trầm cảm không điển hình sẽ được áp dụng biện pháp sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý, thay đổi cách sống để hỗ trợ cải thiện. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của người bệnh mà các bác sĩ tâm lý sẽ sử dụng 1 hoặc nhiều phương pháp cùng lúc.
1. Trị liệu tâm lý
Hầu hết các tình trạng bệnh trầm cảm đều sẽ được áp dụng liệu pháp tâm lý trị liệu để cải thiện và kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt hơn. Đây cũng được xem là phương pháp điều trị an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho các trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm, rối loạn lo âu, stress,…
Để thực hiện trị liệu tâm lý, các bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi và trò chuyện trực tiếp với từng bệnh nhân để có thể khai thác được thông tin, tìm ra nguyên nhân bệnh và tháo gỡ các khó khăn, khúc mắc của bệnh nhân. Thông qua các cuộc trò chuyện, các chuyên gia tâm lý có thể giúp cho bệnh nhân:
- Nhận biết được các hành vi, cảm xúc tiêu cực của bản thân.
- Học cách kiểm soát và thay đổi những hành vi sai lệch.
- Tìm ra giải pháp để có thể đối mặt và giải quyết các vấn đề xảy ra.
- Vạch ra được mục tiêu mong muốn thực sự của bản thân.
- Lấy lại sự tự tin và ổn định của tinh thần.
- Cân bằng và điều tiết cuộc sống một cách tốt hơn.
- Cải thiện các mối quan hệ xã hội
- Giảm bớt các triệu chứng của bệnh trầm cảm không điển hình một cách tự nhiên.
2. Điều trị bằng thuốc
Đối với một số trường hợp người bệnh trầm cảm không điển hình ở mức độ nặng, các triệu chứng biểu hiện nghiêm trọng hơn thì các bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc để kiểm soát tốt hơn. Các loại thuốc chống trầm cảm sẽ được áp dụng đồng thời với liệu pháp trị liệu tâm lý vì nó không thể thay thế hoàn toàn cho phương pháp điều trị. Những loại thuốc này chỉ có tác dụng kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân ổn định tinh thần và hạn chế các cảm xúc tiêu cực.
Dựa vào thể trạng, độ tuổi, mức độ bệnh của mỗi người mà các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc hỗ trợ điều trị như:
- Chẹn oxy hóa amine đơn dòng (MAOIS): Đây là một trong các loại thuốc có từ khá lâu và hiện vẫn được áp dụng để điều trị các bệnh trầm cảm. Tuy loại thuốc này có nguy cơ gây nên một số tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng nó lại có hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị trầm cảm không điển hình.
- Các loại thuốc chống trầm cảm khác: Ngoài nhóm thuốc MAOIS thì người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng các thuốc ức chế sự tái hấp thu chọn lọc serotonin, nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị trầm cảm không điển hình:
- Người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Tuyệt đối không được tự ý áp dụng đơn thuốc của người khác.
- Do hầu hết các loại thuốc hỗ trợ điều trị trầm cảm đều có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nên bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ (liều lượng, thời gian sử dụng,…)
- Trong quá trình sử dụng nếu có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và ngăn chặn kịp thời.
- Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng thích hợp, tránh để thuốc trong tầm tay của trẻ nhỏ, thú cưng.
- Không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Người bệnh nên kiên trì áp dụng phương pháp này ít nhất 2 đến 6 tuần để nhận thấy sự thay đổi của bệnh tình.
- Nếu sử dụng trong thời gian dài mà các triệu chứng trầm cảm không điển hình không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân cần báo với bác sĩ để được cân nhắc tăng liều dùng hoặc đổi sang loại thuốc hỗ trợ khác.
3. Thay đổi lối sống
Trầm cảm không điển hình không phải là một bệnh lý đơn giản mà bệnh nhân có thể tự điều trị. Tuy nhiên, để giúp bệnh tình được cải thiện một cách tốt hơn các chuyên gia cũng khuyên người bệnh cần kết hợp với việc thay đổi lối sống, sinh hoạt hàng ngày của bản thân.
Một số lời khuyên dành cho những đối tượng bị trầm cảm không điển hình như:
- Tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích để tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Rèn luyện thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, phục hồi chức năng não bộ. Tốt nhất bạn nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để áp dụng các bài tập đơn giản phù hợp với lứa tuổi.
- Học cách chấp nhận và đơn giản hóa các vấn đề, sự việc xảy ra trong cuộc sống.
- Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, đội nhóm để cải thiện các mối quan hệ xã hội, đồng thời giúp cho tinh thần được thư giãn và các cách nhìn cuộc sống một cách khách quan hơn.
- Học cách kiểm soát stress, thư giãn tại nhà bằng các bài tập yoga, ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn,…
- Sắp xếp thời gian biểu hợp lý, tránh học tập, làm việc quá sức.
- Chú ý hơn về giấc ngủ, chỉ nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và tránh việc thức khuya sau 23 giờ. Tốt nhất bạn nên chọn chỗ ngủ thoải mái, có hương thơm dịu nhẹ và yên tĩnh.
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và lành mạnh, hạn chế dung nạp quá nhiều các thực phẩm béo, đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Kiểm soát cân nặng thật tốt.
- Tập viết nhật kí để ghi lại những cảm xúc, hành vi, suy nghĩ của mình, từ đó cũng sẽ giúp bạn biết được những vấn đề của bạn thân và đưa ra biện pháp cải thiện phù hợp nhất.
- Học cách chia sẻ và tâm sự với những người xung quanh, có thể chọn vài người mà bạn tin tưởng nhất.
Trầm cảm không điển hình tuy không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng nó lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, cuộc sống của người bệnh. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý này và có cách khắc phục chúng tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Trầm cảm trước và sau kết hôn: Nguyên nhân và cách xử lý
- Bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì giúp cải thiện bệnh?
- Các giai đoạn tiến triển của bệnh trầm cảm bạn nên lưu ý
- Điều cần biết của chứng bệnh “trầm cảm theo mùa” (SAD)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!