Cách xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình tại nhà
Các mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình có thể mang lại hiệu quả rất khả quan trong các trường hợp bệnh nhẹ. Đối với phương pháp này, thầy thuốc Đông Y sẽ tác động lên những huyệt đạo phù hợp để cải thiện các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, buồn nôn, mất cân bằng.
Rối loạn tiền đình theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, rối loạn tiền đình là chứng huyễn vựng với các triệu chứng đặc trưng như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng, buồn nôn, đau đầu và có kèm theo các biểu hiện như ra nhiều mồ hôi, nhịp tim tăng nhanh, rối loạn vận mạch, da tái xanh, nhợt nhạt.
Theo quan điểm của Đông y, chứng huyễn vựng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên căn bệnh này sẽ phổ biến hơn ở đối tượng những người cao tuổi. Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó hầu hết đều sẽ có liên quan đến “hỏa”.
Các chuyên gia cho rằng, khi chân thủy tiên thiên bị suy giảm thì hỏa sẽ dần bốc lên, âm huyết hậu thiên hư sẽ làm hỏa động và khi hỏa động sẽ làm xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt. Tình trạng rối loạn tiền đình thường sẽ có liên quan đến các mạch máu đi nuôi não bộ, nếu chúng hoạt động không tốt sẽ khiến cho thần kinh bị suy nhược.
Trong Đông y, rối loạn tiền đình sẽ được chia thành 2 thể khác nhau là:
- Huyễn vựng do thực chứng: Các biểu hiện của bệnh sẽ thường diễn biến khác nhanh và ở mức độ nặng. Người bệnh sẽ dễ bị đau đầu, buồn nôn, choáng váng, khó di chuyển, lưỡi đỏ, miệng đắng, đầy bụng, thắt lưng đau buốt, mạch huyền hoạt hoặc ngủ hay mộng mị.
- Huyễn vựng do hư chứng: Những triệu chứng mà người bệnh thường gặp như cơ thể mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, căng thẳng, hồi hộp, trí nhớ suy giảm, mất ngủ.
Chữa rối loạn tiền đình bằng xoa bóp vùng đầu
Xoa bóp bấm huyệt là một trong các phương pháp chữa rối loạn tiền đình mang lại nhiều hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Trong Đông y, các thầy thuốc thường áp dụng các xoa bóp vùng đầu để làm dịu các triệu chứng gây khó chịu của bệnh và hiện phương pháp này cũng đang được kiểm chứng và chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại.
Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu những tác dụng của các huyệt đạo tương ứng trên cho cơ thể đã cho biết, khi các huyệt này được tác động một lực vừa đủ sẽ giúp cho chúng có kết nối với não bộ và làm gia tăng tuần hoàn máu lên não giúp sức khỏe được cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, điều này còn hỗ trợ tăng cường lượng máu và oxy lên các tế bào não, giúp cơ quan này hoạt động tốt hơn.
Phương pháp xoa bóp chữa rối loạn tiền đình cần thực hiện theo các động tác sau đây:
- Chải đầu: Người bệnh có thể sử dụng những ngón tay để xoa bóp da đầu, thực hiện giống như động tác đang chải đầu. Bắt đầu bằng động tác chảy thẳng, sau đó chuyển sang chải ngang. Khi chải cần kết hợp với việc kéo nhẹ các chân tóc.
- Ấn day chân tóc: Sử dụng các đầu ngón tay để ấn theo hình lò xo của chân tóc ở ngay vùng Thái dương. Sau đó, xác định điểm đau và dùng lực vừa phải để day ấn điểm đó ở vùng đầu. Nếu bạn càng ấn điểm đau càng thấy khó chịu thì có thể bạn chỉ mới mắc bệnh. Mỗi điểm đau bạn cần tác động lực trong khoảng 30 đến 60 giây. Còn đối với tình trạng càng dây ấn càng cảm thấy dễ chịu thì chứng ở tình trạng rối loạn tiền đình đã xuất hiện khá lâu hoặc tái phát nhiều lần. Với tình trạng này cần thực hiện day ấn khoảng 2 đến 3 phút cho mỗi huyệt.
- Vỗ đầu: Sau động tác day chân tóc người bạn sẽ tiếp tục thực hiện vỗ đầu bằng thủ thuật sử dụng các đầu ngón tay để chặt. Sử dụng 2 bàn tay để chập lại vào nhau và vỗ với lực vừa đủ lên phần đầu.
- Gõ đầu: Dùng các ngón tay để gõ quanh phần đầu, 2 bàn tay thực hiện theo 2 hướng ngược chiều với nhau tạo thành một vòng tròn.
- Bóp đầu: Dùng ngón cái để đặt lên phần đỉnh đầu, những ngón tay còn lại thì để ở hai bên, sử dụng lực vừa phải để xoa bóp phần đầu theo chiều từ dưới lên trên. Cần thực hiện nhẹ nhàng và đều để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
- Rung: Dùng cả hai tay để ôm phần đầu và thực hiện kỹ thuật rung với tần suất thật nhanh.
Lưu ý: Mỗi ngày thực hiện các động tác xoa bóp 1 lần, mỗi lần duy trì trong khoảng 20 đến 30 phút. Nếu sau khoảng 3 đến 5 ngày thực hiện mà các triệu chứng rối loạn tiền đình không được cải thiện thì bạn nên tiến hành thăm khám để có thể áp dụng biện pháp thích hợp hơn.
Mẹo bấm huyệt chữa rồi loạn tiền đình đơn giản
Những đối tượng đang bị rối loạn tiền đình không chỉ cải thiện bằng các động tác xoa bóp, day ấn vùng đầu mà còn có thể hỗ trợ điều trị bằng phương pháp bấm huyệt. Xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình cần được các thầy thuốc có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề và trình độ chuyên môn cao trực tiếp thực hiện. Một số quy trình để tiến hành xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình như:
Chỉ định:
Những bệnh nhân đã được chẩn đoán và xác định cụ thể về tình trạng rối loạn tiền đình.
Chống chỉ định:
- Người bệnh có khối u
- Người bệnh có kèm theo triệu chứng chảy máu
- Người bệnh đang trong tình trạng sốt cao
- Người bệnh bị truyền nhiễm cấp tính
- Người bệnh có các vấn đề ngoài da ở phần đầu và mặt.
Chuẩn bị:
- Người bệnh: Cần đồng ý thực hiện phương pháp bấm huyệt, xem qua các hướng dẫn về vị trí huyệt đạo và đã được thăm khám, chẩn đoán về tình trạng bệnh lý.
- Người thực hiện: Người thực hiện bấm huyệt cần là các chuyên gia về lãnh vực y học cổ truyền đã có chứng chỉ hành nghề đúng theo quy định của pháp luật.
- Phương tiện: Phòng xoa bóp bấm huyệt, cồn sát trùng, gối, ga trải giường và bột talc.
Tiến hành:
- Sử dụng các động tác: day, xoa, bóp, phân, vuốt, gõ, hợp, miết, véo để tác động lên vùng cổ, mặt và đầu.
- Các huyệt đạo sẽ được tác động để chữa rối loạn tiền đình như: Huyệt phong trì, huyệt bách hội, huyệt thái dương, huyệt thượng tinh, huyệt nội quan, huyệt phong phủ, huyệt thiên trị, huyệt giác tôn, huyệt hợp cốc, huyệt tam âm giao, huyệt thái xung.
- Tùy vào mức độ và biểu hiện của người bệnh là liệu trình xoa bóp bấm huyệt cũng sẽ có phần khác nhau. Trung bình sẽ thực hiện khoảng khoảng 15 đến 30 ngày, mỗi lần bấm huyệt sẽ kéo dài 30 phút.
Lưu ý: Nếu trong quá trình bấm huyệt, bệnh nhân có xuất hiện các dấu hiệu như vã mồ hôi, chóng mặt, hoa mắt, mạch đập nhanh, sắc mặt nhợt nhạt thì cần ngưng thực hiện để có người bệnh lau mồ hôi, uống nước chè ấm, ủ ấm và theo dõi huyết áp, đồng thời để họ nghỉ ngơi tại chỗ.
Các vị trị huyệt đạo cần tác động khi bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình là một trong các phương pháp thường xuyên được áp dụng trong Đông y. Biện pháp này không cần đến sự can thiệp của thuốc, đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Các chuyên gia sẽ tiến hành tác động lực lên những huyệt đạo tương ứng để kích thích quá trình lưu thông máu diễn ra trong cơ thể.
Các huyệt đạo cần được tác động khi điều trị rối loạn tiền đình như:
Huyệt thượng tinh
- Vị trí: Huyệt đạo này nằm ngay trên phần đỉnh đầu, nó được xem như một ngôi sao nên lấy tên là thượng tinh. Huyệt này sẽ nằm ở đường thẳng chính giữa của đầu, ngay giữa đoạn nối huyệt ấn đường với huyệt bách hội.
- Công dụng: Đây là huyệt thứ 23 của mạch Đốc. Khi tác động vào huyệt đạo này sẽ giúp cải thiện các vấn đề về mắt như đỏ mắt, hoa mắt, cận thị, đau mắt, đau đầu,…Bên cạnh đó, bấm huyệt thượng tinh còn có thể hỗ trợ chữa trị các bệnh về mũi như ngạt mũi, viêm mũi, viêm xoang hoặc những vấn đề về tâm lý.
Huyệt bách hội
- Vị trí: Huyệt bách hội nằm ở phần đỉnh đầu, vị trí giao nhau của hai đường vuông góc. Một đường sẽ dọc qua giữa đầu và đường còn lại sẽ đi ngang qua đỉnh của vành tai. Khi chạm vào bạn sẽ thấy được một khe xương bị lõm xuống, lúc ấn sẽ có cảm giác đau tức nặng. Để có thể xác định được huyệt bách hội, bạn sử dụng hai ngón tay cái để cắm vào hai lỗ tai, các ngón tay còn lại xòe ra, ngón giữa hướng về phần đỉnh đầu. Sau đó, sử dụng những ngón tay để ôm chặt hết phần đầu, lúc này hai ngón giữa sẽ chạm vào nhau, điểm giao của hai ngón giữa chính là huyệt bách hội.
- Công dụng: Huyệt bách hội có tác dụng bình can tức phong, tỉnh thần tô quyết, thăng dương cử khí giúp cải thiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, ngạt mũi, mất ngủ, sa tử cung, ù tai, trí nhớ kém, tim đập nhanh, trúng phong,…
- Cách bấm huyệt Bách hội: Sau khi đã xác định chính xác huyệt bách hội, bạn cần sử dụng ngón tay giữa để đặt vuông góc với huyệt đạo, gốc bàn tay sẽ tì vào phần đầu. Sử dụng một lực vừa đủ để day và ấn huyệt theo chiều kim đồng hồ.
Huyệt giác tôn
- Vị trí: Huyệt đạo này sẽ nằm ở góc trên của vành tai, khi há mồm sẽ thấy có chỗ lõm xuống. Hoặc cũng có thể xác định bằng các ép sát vành tai vào phần đầu phía trên chân tóc, vị trí cao nhất của vành tai áp vào đầu chính là huyệt giác tôn.
- Công dụng: Khi bấm huyệt này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng như mờ mắt, sưng lợi, sưng răng, đau sưng loa tai, nhai khó.
Huyệt phong phủ
- Vị trí: Đây là huyệt thứ 16 của Đốc mạch, nằm ở sau gáy, ngay phần giữa của đốt sống cổ C1 và xương chẩm. Để xác định được huyệt đạo này bạn nên giữ thẳng đầu, đo từ phần tóc gáy lên trên khoảng một đốt của ngón tay, sau đó tìm điểm hõm ở giữa phần đốt sống cổ đầu tiên và khe xương chẩm, đây chính là huyệt phong phủ.
- Công dụng: Huyệt đạo này có tác dụng chữa các chứng ù tai, đau đầu, khó khăn trong việc cử động cổ, tim đập nhanh, sa tử cung, nghẹt mũi, chóng mặt,…
Huyệt tam âm giao
- Vị trí: Huyệt tam âm giao là huyệt thứ 6 trong đường kinh Tỳ. Huyệt đạo này sẽ nằm ở điểm giao của đường âm quyết âm can, thiếu âm thận và thái âm tỳ. Bạn cũng sẽ dễ xác định bởi nó là phần lõm nằm phía sau xương chà, cách với mắt cá chân bên trong khoảng 6,5 cm đối với người trưởng thành.
- Công dụng: Huyệt này có tác dụng giảm căng thẳng, cải thiện chứng mệt mỏi, uể oải, mất ngủ, điều hòa thần kinh, giải độc,…
- Cách thực hiện: Người bệnh chuẩn bị với tư thế ngồi, cánh tay gập lại nhẹ nhàng để cho lòng bàn tay ôm lấy phần cổ chân. Sử dụng lực vừa đủ để ấn vào huyệt tâm âm giao đã được xác định, vừa bấm vừa kết hợp với động tác dây vòng tròn, thực hiện trong khoảng 7 đến 10 phút.
Huyệt hợp cốc
- Vị trí: Đây là một trong các huyệt của kinh Can, nó nằm ở Nguyên khí sở cư. Để xác định huyệt này bạn cần dặt lòng bàn chân song song với sàn nhà, sau đó xác định điểm sau khe giữa ngón thứ 2 và ngón cái. Bắt đầu từ khe này đo lên khoảng 1,5 thốn sẽ phần lõm ở giữa hai đầu xương của ngón cái và ngón thứ 2, đây chính là huyệt hợp cốc.
- Công dụng: Khi huyệt đạo này được tác động sẽ giúp giảm đau, hỗ trợ gan giải độc, điều trị các bệnh liên quan đến gan và cải thiện tinh thần hiệu quả.
Huyệt thiện trụ
- Vị trí: Huyệt này sẽ nằm ở vùng gáy, phía dưới phần u lồi chẩm bên ngoài, ngay giữa chân tóc gáy đo lên khoảng 0,5 tấc và ngang khoảng 1,3 tấc. Huyệt thiên trị chính là huyệt thức 10 của kinh Bàng Quang.
- Công dụng: Giúp cải thiện tình trạng đau sau đầu và suy nhược thần kinh
Huyệt phong trì
- Vị trí: Huyệt này thuộc Kinh Đởm, có vị trí tại bờ lõm phía trong của ức đòn chũm, chỗ hõm sau tai của chân tóc.
- Công dụng: Khi bấm huyệt phong trì sẽ giúp cải thiện chứng đau nửa đâu, thiếu máu não, thông lợi cơ khớp, phục hồi thị lực, chức năng của tuần hoàn não và giúp điều trị tình trạng rối loạn tiền đình.
Huyệt nội quan
- Vị trí: Đây là huyệt thứ 6 của kinh Tâm Đào. Huyệt đạo này sẽ nằm ở phần cổ tay, mặt phía trước của cổ tay, nó là điểm giữa của đường gân tay gan bé và lớn. Bạn chỉ cần nắm lòng bàn tay lại, gập phần cổ tay vào trong căng tay, lòng bàn tay nghiêng vào phía trong sẽ thấy được đường vân nổi lên, đó chính là huyệt nội quan.
- Công dụng: Huyệt nội quan sẽ có tác dụng giúp ngủ ngon, thư giãn, điều hòa sóng thần kinh, cải thiện tình trạng thiếu máu,…
Huyệt thái dương
- Vị trí: Đây là một huyệt khá nhạy cảm và quan trọng của con người, nó nằm ở đường mạch xanh ngay sau phía đuối của lông mày. Khi tác động vào sẽ thấy hiện rõ mạch máu và có cảm giác hơi ê tức.
- Công dụng: Bấm huyệt thái dương sẽ giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chữa chứng đau đầu do rối loạn tiền đình gây nên.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình đơn giản tại nhà. Hi vọng người bệnh có thể áp dụng và cải thiện được tốt các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần tiến hành thăm khám và được sự hướng dẫn cụ thể của các chuyên gia khi áp dụng phương pháp điều trị này.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn tiền đình có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
- 5 Bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiền đình bằng cây thuốc nam
- Các loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình và lưu ý khi dùng
- Rối loạn tiền đình theo Đông y và các bài thuốc chữa bệnh hay nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!