Bị rối loạn tiền đình có nên quan hệ? Tần suất phù hợp
Bị rối loạn tiền đình có nên quan hệ hay không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi căn bệnh này hiện đang rất phổ biến, ngoài ra, đời sống tình dục cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người nói chung.
Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là bộ bộ phận nằm ở phía sau 2 bên ốc tai với vai trò duy trì và cân bằng các trạng thái hoạt động của con người. Rối loạn tiền đình là một căn bệnh khá phổ biến, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Những người bệnh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, di chuyển không vững,…
Bệnh rối loạn tiền đình sẽ được chia thành 2 loại đó là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Tuy rằng các triệu chứng của bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài vào không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Bị rối loạn tiền đình có nên quan hệ không?
Tình trạng rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, thông thường sẽ phổ biến ở những người từ độ tuổi 30 đến 50 tuổi. Hiện nay, vẫn chưa thể xác định được cụ thể nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Các chuyên gia có biết có thể do ảnh hưởng từ lối sinh hoạt, môi trường, các vấn đề chuyển hóa,…
Trong thói quen sinh hoạt, tình trạng quan hệ tình dục không đều đặn cũng được xem là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình. Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Hải Yến – Chuyên khoa Thần kinh cũng đã cho biết rằng, việc quan hệ không đều đặn cũng là một trong các nguyên nhân gây nên các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.
Vậy bị rối loạn tiền đình có nên quan hệ? Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ nhận định chính xác nào về câu hỏi này. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì việc sinh hoạt tình dục đều đặn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Quan hệ tình dục không chỉ mang đến lợi ích về mặt cảm nhận thực tiễn mà nó còn có công dụng tuyệt vời đối với mặt chuyển hóa.
Trong một nghiên cứu cho biết rằng, việc quan hệ tình dục đều đặn sẽ làm gia tăng hàm lượng oxy lên não bộ, giảm thiểu các chất oxy hóa. Do đó, xét về mặt nuôi dưỡng thì thói quen quan hệ tình dục đều đặn sẽ rất tốt cho sức khỏe của tiền đình vì đây là một trong các cơ quan nhạy cảm của cơ thể.
Ngoài ra, cơ quan tiền đình có cơ chế thích nghi rất tốt, vì thế khi làm việc và vận động một cách đều đặn sẽ giúp nó được bảo tồn và thích nghi tốt hơn. Khi quan hệ tình dục sẽ làm ảnh hưởng đến các tư thế cổ, mặt, đầu và giúp cho cơ chế tiền đình được thích nghi và cải thiện tốt tình trạng tuần hoàn. Vì thế, sinh hoạt tình dục được xem là hoạt động rất tốt đối với sức khỏe của cơ quan tiền đình cùng nhiều bộ phần khác của cơ thể.
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả
Hiện nay, tình trạng rối loạn tiền đình có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để điều trị. Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
1. Điều trị nội khoa
Đối với những người bệnh rối loạn tiền đình ở giai đoạn cấp, cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đứng không vững thì cần tiến hành:
- Sử dụng các loại thuốc chóng nôn tiêm vào tĩnh mạch
- Nghỉ ngơi và thư giãn ở những căn phòng có ánh sáng dịu nhẹ, không gian yên tĩnh.
- Không nằm quá cao, tránh xoay lắc quá nhiều
- Điện giải và bù nước thông qua đương truyền.
Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiền đình ở giai đoạn kế tiếp như:
- Nhóm thuốc tăng tuần hoàn não, tiền đình: Almitrin-raubasin (duxil, vectarion), ginkgo biloba (tanaka), betahistin (serc, betaserc), piracetam (nootropyl, piracetam).
- Nhóm thuốc chống chóng mặt gồm: Thuốc an thần benzodiazepine (diazepam, valium), thuốc kháng histamin (promethazine, diphenhydramine), thuốc ức chế calci chọn lọc (flunarizine, cinnarizin, Acetylleucine (Tanganil).
Thay đổi và cân bằng chế độ vận động, nghỉ ngơi và ăn uống:
- Cần ngủ trong không gian thoáng mát, tránh tiếng ồn, nhiệt độ và ánh sáng phòng phù hợp.
- Nằm thấp đầu, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
- Thường xuyên vận động và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng để máu huyết có thể lưu thông tốt hơn.
2. Điều trị theo Đông y
Trong Đông y cũng có rất nhiều phương pháp có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phổ biến như sau:
- Áp dụng các bài thuốc trong y học cổ truyền: Các thầy thuốc sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán về tình trạng bệnh, sau đó sẽ đưa ra bài thuộc phù hợp cho từng đối tượng. Những bài thuốc thường sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình như tư âm dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần bổ khí sinh huyết, bổ thận tráng dương,…
- Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc: Người bệnh có thể tiến hành châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh, massage da đầu,…
- Kết hợp giữa phương pháp hỗ trợ và việc sử dụng thuốc: Song song với việc áp dụng các bài thuốc từ Đông y thì người bệnh có thể kết hợp đồng thời những liệu pháp hỗ trợ như day ấn huyệt, ngâm chân với nước nóng, tập luyện các bài tập yoga.
Thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bị rối loạn tiền đình có nên quan hệ?”. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh của bản thân.
Có thể bạn quan tâm
- Mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình đơn giản tại nhà
- Rối loạn tiền đình có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
- 5 Bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiền đình bằng cây thuốc nam
- Các loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình và lưu ý khi dùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!