8 Mẹo hay giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn để bứt phá hơn
Nếu một người không bước ra khỏi vùng an toàn thì có thể bị hạn chế trong việc phát triển cá nhân và trải nghiệm cuộc sống. Do đó, việc thoát khỏi điều này sẽ góp phần quan trọng vào hành trình tìm kiếm tự do và hạnh phúc mới.
Bước ra khỏi vùng an toàn là gì?
Vùng an toàn (tiếng Anh còn gọi là Comfort zone), là khái niệm tâm lý chỉ trạng thái tinh thần mà con người cảm thấy an toàn, thoải mái và không phải đối mặt với tình huống mới trong cuộc sống. Đôi khi điều này có thể không hoàn hảo, nhưng người ta luôn cần sự ổn định, dễ dàng của nó và chọn ở lại mặc dù có sự hạn chế trong việc phát triển.
Bước ra khỏi vùng an toàn là quá trình mà một người vượt qua sự thoải mái và quen thuộc để khám phá những trải nghiệm mới. Nó thường đi kèm với việc đối mặt với những thách thức, rủi ro và khó khăn chưa từng trải qua trước đây.
Tại sao con người thích ở trong vùng an toàn?
Con người thích ở trong vùng an toàn vì một số lý do cơ bản sau đây:
1. Cảm giác an toàn
Vùng an toàn là nơi mà cá nhân cảm thấy an tâm và không lo lắng về nguy cơ hoặc rủi ro. Trong môi trường này, con người cảm thấy được bao bọc và chắc chắn bản thân không phải đối mặt với nguy hiểm hoặc bất kỳ mối đe dọa nào.
2. Lo lắng về tương lai
Khi phải đối mặt với các tình huống mới, việc không biết chắc chắn kết quả sẽ thế nào khiến nhiều người do dự và không dám rời khỏi vùng an toàn. Thay vào đó sẽ chọn cách ở lại với những gì quen thuộc để tránh rủi ro không mong muốn.
3. Thiếu an toàn về tâm lý
Thiếu an toàn tâm lý có thể bao gồm cảm giác lo lắng vì từng trải nghiệm sự kiện, suy nghĩ tiêu cực trong quá khứ. Có những trường hợp con người chọn ở lại trong vùng an toàn vì họ dễ sợ hãi, bất an khi phải đối mặt với những thay đổi hoặc môi trường mới.
4. Sự thoải mái và tiện nghi
Trong vùng an toàn, con người thường có mọi điều kiện, tiện ích cần thiết để sống và làm việc một cách thoải mái. Họ có thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng một cách tự nhiên mà không phải lo lắng về mối đe dọa nào từ bên ngoài.
Tầm quan trọng của việc bước ra khỏi vùng an toàn
Như ở đã phân tích ở trên, mặc dù vùng an toàn có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng việc phụ thuộc vào nó thường làm giảm khả năng sự phát triển cá nhân và trải nghiệm cuộc sống đầy đủ. Chỉ khi bước ra khỏi vùng an toàn thì chúng ta mới cảm nhận được tầm quan trọng mà điều này mang lại.
1. Cơ hội phát triển bản thân
Bước ra khỏi vùng an toàn là cơ hội để khám phá bản thân và phát triển những kỹ năng mới. Khi đối mặt với những thách thức và tình huống mới, bạn có thể tìm tòi ra những khả năng, tiềm năng mà bản thân chưa biết đến.
2. Tạo dựng mối quan hệ
Khi tiếp xúc với nhiều người cùng môi trường mới, bạn sẽ có cơ hội mở rộng quan hệ xã hội của mình. Những mối quan hệ này có thể mang lại cơ hội học hỏi, hỗ trợ, kinh nghiệm và sự đồng cảm.
3. Giúp bản thân tự tin
Mỗi lần vượt qua một thách thức mới, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn cũng như sẵn lòng đối mặt với những thử thách khác trong tương lai.
Đồng thời, điều này đi kèm với việc khám phá bản thân và nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Sự nhận thức này giúp chúng ta cảm thấy tự tin hơn trong việc đặt ra mục tiêu cá nhân và đạt được nó.
4. Ảnh hưởng tích cực đến tâm lý
Một cuộc sống phong phú, đầy đủ giúp bạn thoát khỏi một số hội chứng hoặc trạng thái tâm lý, cảm xúc tiêu cực như: căng thẳng, rối loạn lo âu, hội chứng tự trị, hội chứng tách biệt xã hội,….Việc thách thức bản thân, phát triển kỹ năng mới còn có thể tạo ra cảm giác hứng thú vào mục tiêu trong cuộc sống, giúp bạn vượt qua trạng thái trầm cảm.
5. Cuộc sống thêm tươi sáng, ý nghĩa
Khi vượt qua giới hạn của vùng an toàn, bạn mở rộng tầm nhìn và suy nghĩ của mình. Những trải nghiệm mới mẻ giúp bản thân nhìn nhận cuộc sống phong phú hơn. Đây là cơ hội để tạo ra những kỷ niệm và trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời.
8 Mẹo hay thúc đẩy bạn bước ra khỏi vùng an toàn để bứt phá
Bước ra khỏi vùng an toàn là một thách thức lớn nhưng đồng thời cũng là bước quan trọng để bứt phá và thúc đẩy sự trưởng thành. Để thoát khỏi nó và trải nghiệm cuộc sống khác biệt, hãy thử các mẹo hiệu quả sau đây:
1. Học kỹ năng mới
Khi học được một kỹ năng mới và trở nên thành thạo, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình. Điều này giúp bản thân dễ dàng hơn khi đối mặt với những thách thức mới và mở rộng vùng an toàn của mình.
Học kỹ năng mới như một ngôn ngữ mới, kỹ năng giao tiếp, thực hành kỹ thuật,…. là cách hiệu quả để mở rộng kiến thức, khả năng và trải nghiệm cuộc sống. Việc này còn mở ra cơ hội trong phát triển sự nghiệp, tạo ra mối quan hệ mới và khám phá những lĩnh vực hoặc ngành nghề khác.
2. Học hỏi từ thất bại
Thất bại mang lại cơ hội học hỏi từ kinh nghiệm mới bằng cách đối mặt với nó. Đừng sợ thất bại mà hãy xem chúng như là cơ hội để học hỏi và phát triển. Hãy sử dụng những kinh nghiệm này để cải thiện và tiếp tục tiến lên.
3. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ và chia sẻ mong muốn với người thân, bạn bè. Họ có thể cho lời khuyên, động viên và góp ý cách giúp bạn vượt qua lo sợ cũng như đối mặt với thách thức.
Việc tham gia các nhóm trực tuyến – ngoại tuyến có cùng mục tiêu thoát khỏi vùng an toàn cũng là một trong những sự hỗ trợ hiệu quả. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc tự giải quyết vấn đề, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học.
4. Kiên nhẫn với bản thân
Cuối cùng, hãy nhớ rằng việc vượt qua lo sợ và bước ra khỏi vùng an toàn có thể đòi hỏi thời gian và nỗ lực. Hãy kiên nhẫn và nhớ rằng mỗi bước tiến là một phần trong việc phát triển cá nhân và trưởng thành.
5. Thách thức bản thân
Đặt ra những mục tiêu hoặc thách thức mà bạn cảm thấy rằng nó hơi khó khăn nhưng vẫn mang tính khả thi để đạt được. Việc vượt qua những thách thức này sẽ giúp bạn mở rộng vùng an toàn và phát triển.
6. Thay đổi thói quen
Hãy bắt đầu bằng việc bứt phá khỏi vùng toàn bằng sự thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn:
- Thay đổi lộ trình hoặc lịch trình hàng ngày
- Thay đổi chế độ ăn uống với công thức nấu nướng mới
- Tạo ra thói quen học hỏi hàng ngày như đọc sách, nghe podcast,….
- Luyện tập một bộ môn thể thao mới và tập thể dục mỗi ngày
- Tham gia các hoạt động xã hội mới
7. Trải nghiệm mạo hiểm
Thử những trải nghiệm mạo hiểm là một cách mạnh mẽ để thoát khỏi vùng an toàn và mở rộng ranh giới của bản thân. Hãy thử những hoạt động mới mẻ như leo núi, đi đạp xe địa hình hoặc tham gia thể thao mạo hiểm như dù lượn, lướt sóng,…. Tuy nhiên, luôn luôn đảm bảo an toàn khi tham gia vào những hoạt động thử thách trên.
8. Thử môi trường sống mới
Sống ở một môi trường mới có thể mang lại những thách thức và cơ hội để phát triển.
- Tạo mối quan hệ: Tham gia vào các hoạt động xã hội, sự kiện cộng đồng để tạo ra mối quan hệ và tìm kiếm hỗ trợ trong việc thích nghi với môi trường mới.
- Khám phá và thích nghi: Dành thời gian để khám phá nơi mới, từ việc thử đồ ăn địa phương đến việc khám phá địa điểm du lịch và văn hóa. Hãy cố gắng học ngôn ngữ địa phương và hiểu biết văn hóa của nơi đó để giao tiếp với cộng đồng một cách hiệu quả.
Mặc dù vùng an toàn mang lại cảm giác thoải mái nhưng lâu dài sẽ khiến bản thân trở nên trì trệ, thiếu sự phát triển, khó vươn tới những thành tựu lớn khác trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, bước ra khỏi vùng này chính là bước đầu tiên để bứt phá, vươn ra thế giới bên ngoài và trải nghiệm những điều mới mẻ.
Có thể bạn quan tâm:
- Tâm lý ỷ lại ở giới trẻ: Nguyên nhân và những ảnh hưởng tiêu cực
- Chấp niệm là gì? Cách buông bỏ để có cuộc sống thảnh thơi
- Sợ tiếp xúc với người lạ: Nguyên nhân & Cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!