Tâm lý ỷ lại ở giới trẻ: Nguyên nhân và những ảnh hưởng tiêu cực
Tâm lý ỷ lại ở giới trẻ là một “căn bệnh” nguy hiểm đang dần giết chết thế hệ tương lai của đất nước. Người có tính cách này sẽ thiếu sự quyết đoán, không có sự độc lập và tự giác, dễ bị người khác dụ dỗ, khống chế.
Tâm lý ỷ lại ở giới trẻ – Thực trạng hiện nay
Ỷ lại là tâm lý dựa dẫm vào người khác. Người ỷ lại thường rất lười biếng, thiếu quyết đoán, nhu nhược, và không muốn tự giải quyết vấn đề. Họ không hế có chủ kiến, dù là những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Tâm lý ỷ lại cũng thể hiện sự thiếu tự tin. Người có tính ỷ lại luôn cảm thấy e dè trong hầu hết mọi việc, cho rằng mình không bằng người khác, sợ làm sai, sợ bị trách phạt.
Hiện nay, tâm lý ỷ lại ở giới trẻ đang là vấn đề đáng quan ngại. Các bạn được nuông chiều, bảo bọc từ nhỏ nên quá dựa dẫm, quá ỷ lại vào gia đình, người thân và những người xung quanh.
Ở nước ta, cha mẹ thường thay con cái quyết định về mọi thứ và nhiệm vụ của con là làm theo. Nếu con cái có xảy ra bất kì vấn đề gì, cha mẹ cũng sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm, giải quyết mọi chuyện.
Cứ như vậy, trẻ sẽ mãi dựa dẫm vào gia đình, không thể tự mình đưa ra quyết định, đưa ra góc nhìn của bản thân. Sự bảo bọc quá đáng của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các bạn trẻ về sau.
Tâm lý dựa dẫm, ỷ lại không chỉ gây ảnh hưởng đến năng lực, kỹ năng và sự phát triển của các bạn trẻ, mà còn là gánh nặng cho cả một tập thể, xã hội. Nhất là khi các bạn làm việc nhóm, hay bát đầu đi làm.
Những người ỷ lại sẽ không có trách nhiệm với công việc được giao. Họ chỉ muốn làm những việc đơn giản, nếu gặp việc khó thì sẽ làm một cách sơ sài, thậm chí là đùn đẩy công việc cho người khác.
Ở phương Tây, thế hệ trẻ khi đủ 18 tuổi sẽ bắt đầu chuyển ra ngoài sinh sống tự lập, không còn phụ thuộc và dựa dẫm vào gia đình. Gia đình cũng không can thiệp vào quyết định của họ.
Họ hoàn toàn có khả năng tự đưa ra quyết định đối với cuộc đời mình. Họ tự cho phép bản thân lựa chọn việc tiếp tục học đại học hay không, tự do chọn trường và ngành nghề mà mình yêu thích.
Và tất nhiên họ cũng sẽ tự chịu trách nhiệm với những gì mình lựa chọn, tự trang trải và giải quyết vấn đề tài chính của bản thân. Đây là cách tốt giúp trẻ rèn tính tự lập, tự tin, loại bỏ thói quen ỷ lại.
Vì sao giới trẻ lại hình thành tâm lý ỷ lại?
Theo đánh giá từ góc độ tâm lý và xã hội học, tâm lý ỷ lại ở giới trẻ hiện nay thường sẽ xuất hiện do các nguyên nhân như sau:
1. Nhút nhát, sợ sệt, thiếu tự tin vào bản thân
Đôi khi tâm lý ỷ lại ở nhiều bạn trẻ còn xuất phát từ sự e dè, thiếu tự tin vào năng lực của chính mình. Nhiều trẻ luôn cảm thấy sợ sệt, lo lắng, cho rằng mình vô dụng, bất tài, không có khả năng hoàn thành việc được giao.
Chính vì thế, các bạn luôn có xu hướng trốn tránh, không dám đương đầu với các thử thách, không chủ động nhận nhiệm vụ, hoặc cố tình thoái thác công việc cho người khác.
Họ thường tự hạ thấp bản thân và đánh giá cao mọi người xung quanh. Thực tế, các bạn hoàn toàn có khả năng hoàn thành công việc, nhưng chính tính lười nhác ỷ lại đã khiến họ không thể hiện được tài năng.
2. Tính cách lười nhác
Sự lười nhác là một trong các lý do hàng đầu có thể hình thành nên tâm lý ỷ lại ở nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Lười biếng khiến ta không muốn làm việc, mà chỉ muốn đùn đẩy, dựa dẫm vào người khác.
Tính lười nhác thường sẽ được hình thành ngay từ bé, chủ yếu là do cách giáo dục của gia đình. Gia đình quá nuông chiều, lo lắng và bảo bọc quá mức sẽ khiến cho con dần trở nên lười biếng.
Lúc nhỏ, cha mẹ dường như thay con làm tất cả mọi thứ, nhiều trẻ dường như không tự múc cơm, không tự mặc quần áo, không chịu dậy sớm dù những việc đó nằm trong khả năng của trẻ.
3. Không có động lực và mục tiêu cụ thể
Tâm lý ỷ lại sẽ thường thấy ở những trẻ không có mục tiêu và động lực rõ ràng. Các bạn không xác định được cụ thể bản thân muốn gì và cần làm gì. Chính vì thế mà nhiều trẻ tỏ ra hời hợt, vô tâm và phó mặc mọi thứ cho cha mẹ.
Những đứa trẻ này sẽ phụ thuộc khá nhiều vào gia đình, từ việc học tập cho đến các sinh hoạt hàng ngày. Trẻ hoàn toàn không có định hướng cho bản thân, không có động lực học tập, động lực cố gắng để làm bất cứ việc gì.
4. Sự bảo bọc, nuông chiều quá mức của gia đình
Sự bảo bọc, nuông chiều quá mức của gia đình khiến cho nhiều bạn trẻ hình thành tâm lý ỷ lại. Cha mẹ sợ con phải cực khổ, vất vả nên dễ có xu hướng nuông chiều, chăm sóc con cái quá mức.
Hiện nay có rất nhiều các gia đình dù con đã lớn và trưởng thành nhưng cha mẹ vẫn chăm sóc hết mực từ miếng cơm manh áo.
Nhiều trẻ dù nhỏ hay đã bước vào cấp 2, cấp 3, đại học nhưng cũng chưa bao giờ bước vào bếp, chưa phải dọn dẹp nhà hay làm bất cứ công việc gì nặng nhọc.
Sự bao bọc quá mức của gia đình khiến trẻ thiếu tính tự lập, thiếu đi những kỹ năng sống cần thiết. Sự yêu thương, bao bọc thái quá của cha mẹ vô tình gây hại cho con, khiến con mãi mãi chỉ là một “đứa trẻ” không chịu lớn.
5. Do cuộc sống quá đầy đủ
Một đứa trẻ được sống trong một gia đình có điều kiện tốt, tài chính ổn định sẽ giúp trẻ có được nhiều cơ hội phát triển hơn. Tuy nhiên, đây cũng có thể trở nên yếu tố gây hại cho trẻ nếu cha mẹ không có cách giáo dục đúng đắn.
Cũng bởi vì cuộc sống quá đầy đủ, trẻ nhỏ luôn được đáp ứngnhu cầu vật chất nên sẽ có nhiều xu hướng ỷ lại, không muốn nỗ lực. Khi đã có tất cả những thứ mình muốn thì con người sẽ không còn muốn phấn đấu hay cố gắng hơn nữa.
Những ảnh hưởng to lớn của tâm lý ỷ lại ở giới trẻ
Có thể nói, tâm lý ỷ lại ở giới trẻ là điều phá hủy cả tương lai của một thế hệ trẻ Việt.
Những đứa trẻ ỷ lại thường có xu hướng muốn dựa dẫm vào người khác, lười biếng, không muốn sử dụng sức lực, tư duy hay suy nghĩ vào bất cứ vấn đề nào xoay quanh cuộc sống.
Những ai có tâm lý ỷ lại đều thiếu tính quyết đoán, không có chủ kiến và sự kiên trì. Họ không thể tự mình đưa ra quyết định, và tất nhiên họ sẽ không có khả năng để đối mặt và giải quyết các vấn đề khó khăn xảy ra xung quanh cuộc sống.
Nếu không nhận được sự giúp đỡ, trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng bế tắc, hoang mang, trở nên bất loạn, thậm chí đối mặt với rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng.
Trẻ nhỏ có tính ỷ lại thường không có khả năng làm chủ cuộc đời mình, không có sự sáng tạo, thiếu bản thân và dễ gặp phải thất bại trong hầu hết mọi việc.
Những người thành công luôn có niềm tin mãnh liệt, họ cố gắng và phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu và luôn sẵn sàng để đương đầu với mọi sóng gió, thử thách. Chính vì thế, ngay cả khi không nhận được sự giúp đỡ từ người khác, họ vẫn có đủ bản lĩnh để giải quyết khó khăn, hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.
Có thể thấy, tâm lý ỷ lại gây ra nhiều hệ lụy không chỉ với bản thân các bạn trẻ, mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Hội chứng Hikikomori tại Nhật cũng là một hậu quả của tính ỷ lại.
Xem thêm: Hội chứng Hikikomori: Nhiều người trẻ tự xa lánh cộng đồng
Cha mẹ cần phải có cách giáo dục con thật tốt ngay từ khi còn nhỏ, giúp con hình thành tính tự lập, ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân để không hình thành tính ỷ lại.
Còn nếu con đang có tâm lý ỉ lại, cha mẹ cần nhìn nhận lại cách đồng hành với con để có sự điều chỉnh phù hợp.
Giải pháp đồng hành cùng trẻ để ngăn chặn tính ỷ lại
Hãy cho con được làm những việc mà con có thể làm phù hợp với độ tuổi của con, bắt đầu từ những việc dễ đến việc khó, từ việc con thích đến những việc con chưa thích.
Có thể lúc đầu con sẽ rất lúng túng cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Khi đó cha mẹ nên hướng dẫn, làm mẫu cho con và động viên con, con sẽ dần dần làm tốt hơn. Hãy dành cho con những lời khen ngợi thật lòng khi con có sự tiến bộ, có sự cố gắng.
Thêm vào đó, hãy trao cho con quyền lựa chọn và quyền ra quyết định trong khả năng và giới hạn phù hợp với con, đặc biệt là trong những vấn đề của con. Đừng sợ con vấp ngã, hãy cho con được sai và được trưởng thành.
Kết hợp với mục tiêu cụ thể, xây dựng kế hoạch hành động phù hợp thì sẽ là đòn bẩy không chỉ giúp các con thoát khỏi tâm lý ỷ lại, mà còn tiến tới chủ động – làm chủ việc học tập nói riêng, và các vấn đề trong cuộc sống nói chung.
Tâm lý ỷ lại ở giới trẻ hoàn toàn có thể được ngan ngừa khi cha mẹ không nuông chiều, bảo bọc con quá mức, mà trao cho trẻ quyền lựa chọn. Nếu phụ huynh có thể cho trẻ đủ tự do, trẻ sẽ độc lập, tự chủ, và thành công hơn trong cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
- Trầm cảm do mạng xã hội – Thực trạng đáng báo động ở giới trẻ
- Đặc Tính Lười Biếng Xã Hội (Social Loafing) Là Gì?
- Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi và cách chữa trị an toàn
- Bệnh vô cảm trong giới trẻ: Thực trạng đáng quan ngại hiện nay
Thật sự là giới trẻ ngày nay có tâm lý ỷ lại rất nhiều luôn ý mình sẽ không bao giờ quên những lần làm nhóm hồi đại học cách đây hơn 1 năm thôi. Được phân vào cùng nhóm nhưng luôn có 1 vài người không hề quan tâm đến việc chung đến chất lượng bài tập mà có tâm lý ỷ lại vì cái suy nghĩ nhóm có đứa giỏi hơn rồi con đó còn trọng thành tích nữa nó sẽ cố gắng làm cho tốt thôi. Ừ thì mình cũng từng bị nghĩ như vậy và bị người ta ỷ lại nhưng thực tế là mình chỉ muốn cố gắng làm tốt từng việc trong đời mình cố gắng có kết quả tốt cho xứng đáng với bản thân với ba mẹ, thầy cô. Nhiều lần như vậy mình hay nín nhịn nên chỉ dám kêu than với bạn thân rồi cắm đầu cắm cổ làm. Sau này các thầy cô vẫn biết ai thực sự học ai không nên có cô giáo từng bảo mìnhcứng rắn lên, có thể đánh out các bạn như vậy ra khỏi nhóm vì các bạn ấy là ng không có trách nhiệm với chính mình với cả nhóm nên chả việc gì phải sợ mất lòng hay sợ bị trượt môn học lại. Mình tất nhiên có gắt hơn nhưng chưa bao giờ cho ai out cả. Bây giờ nghĩ lại vẫn còn ấm ức
Câu chuyện muôn thuở thời đi học bạn nhỉ, mình cũng y như bạn luôn
Thực ra thầy cô đều quan sát ai cố gắng ai nghiêm túc, hồi đó thầy mình hay bảo làm bảng đánh giá cá nhân mà mình vốn thẳng tính nên có sao nói vậy, các bạn trong nhóm biết nên cũng không dám quá trớn
Sau này ra đời, đi làm mà cứ thế, những người như vậy sẽ nhận lãnh được hậu quả thôi bạn ạ.
Con gái mình năm nay học lớp 5 rồi, bé không hẳn ngang ngược phách lối nhưng lại luôn ỷ lại vào ba mẹ và chị gái. Việc gì có thể nhờ được thì chắc chắn sẽ không làm, ông bà nội từ nhỏ lại chiều nữa nên bé càng ỷ lại hơn. Thật sự là có những khi mình với chồng rất lo lắng, bất lực vì con không tự mặc quần áo, không chịu dậy sớm dù thời tiết không có giá buốt gì cả. Có ba mẹ nào con từng như vậy mà cải thiện được không ạ? Năm sau bé lên cấp 2 rồi, cứ thế này thì mình lo lắm
Bạn đọc bài viết sẽ thấy nguyên nhân bé như vậy là xuất phát phần nào từ việc được nuông chiều từ bé. Nó hình thành lên tâm lý, thói quen và cả tính cách của trẻ/ Mình thì chưa có con bị như vậy nhưng mình nghĩ nên đi gặp chuyên gia bạn ạ. Bé còn ngoan ngoãn hợp tác thì mình nhẹ nhàng nói chuyện rồi đồng hành cùng con là được đó
Chị bàn với chồng và đưa con đến chuyên gia tâm lý trị liệu để người ta hỗ trợ cho chị ạ. Nhà em năm ngoái cũng tương tự nhà chị, thằng con trai em lớp 7 rồi cò mà còn quá trời quá đất so với bé nhà chị, lười nhác ỷ lại, cơm nhiều khi không muốn ăn mà ông ngoại còn chiều xúc cho nó ăn, quần áo rồi dọn dẹp đủ loại cứ ông ngoại hết… Việc học lúc nào cũng để bố mẹ nhắc nhở, quát tháo mới học mà có khi cứ lỳ ra, rồi tìm cách chống đối để được mẹ hỗ trợ như hồi cấp 1. Từ đợt lên cấp 2 cáu gắt lắm, nhiều khi mẹ nói còn đập cả đồ trong gia đình, rồi đóng sầm cửa vào ở lỳ trong phòng ấy. Lúc thì bảo không làm theo ý nó, nó dọa sẽ đi bụi đủ kiểu … Nói chung ngày đó mệt lắm, may mà cho con gặp chuyên gia sớm, ko thì …
Bạn đưa bé đên đâu vậy ạ? Đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý trị liệu như bạn nói thì họ sẽ làm gì ạ?
Thú thực với chị là hồi đó chuyên gia khuyên ba mẹ nên đồng hành cùng con nhưng công việc của em bận quá, em cũng cố gắng mà không được nhiều thời gian nên em không nhớ quá rõ phương pháp họ làm gì. Em chỉ nhớ là ban đầu mình hẹn lịch tham vấn, gọi là cái gì tham vấn học đường, không có dùng thuốc hay đụng chạm gì vào cơ thể đâu. Sau đó thì họ sẽ trao đổi với mình về vấn đề của con. Em còn lưu lại web đặt lịch hẹn ở đây, chị tham khảo nhé https://tamlytrilieunhc.vn/dat-lich-hen
tham vấn học đường là gì bạn nhỉ? mình có nghe mà chưa rõ lắm, cái này có tác dụng gì ạ
Mình đọc ở chỗ này có nè bạn https://tamlytrilieunhc.vn/tham-van-tam-ly-hoc-duong-13732.html
Cái tâm lý ỷ lại này liệu có kéo dài từ nhỏ đến lớn không mn?
Coó nhé b owi, b cùng phòng tui nè, ko quá thể đáng đâu nhưng t thấy nhỏ có tâm lý ỷ lai zô tui. Kiểu như vài lần t đặt đồ ăn chung, t hay là ng tìm món và xuống lấy. Sau đó nhỏ sẽ biến nó thành ch dĩ nhiên, có hôm t đặt đồ r mà t đang mắc công chiện, nhỏ cũng ko có ý chủ động xuống lấy luôn. Rồi nấu ăn cũng thế, t nấu thì ăn, t ko nấu thì thôi. Ban đầu t nghĩ ờ thôi, ở cùng thì ráng nhịn tí đi cho êm ấm, nhưng lâu dần t cũng bực lắm. T khéo léo khai thác thì dc biết là từ nhỏ rồi, nhỏ b t dễ tính (theo nhỏ nói) nên mn hỏi ăn gì là cứ hay “gì cùng đc. Sau đó mn sẽ chiều theo ý nhỏ, dần dần thành quen nên kiểu z đó. Năm nay 25t rồi vẫn cứ vậy thôi
ultr cái nết y hệt bạn cùng phòng cũ của tớ, y chang luôn
có đó bạn, nó hình thành thói quen, dẫn đến lười biếng, sống buông thả,… đủ kiểu như bài viết người ta có đề cập nè bạn
Chẳng hiểu mấy bạn hay ỷ lại nghĩ sao chứ mình thấy không thoải mái khi cứ trông chờ người khác cực ý, cs của mình phải do mình làm chủ chứ
Công nhận, cơ mà hong phải ai cũng nghĩ vậy đâu em ạ
Các bậc phụ huynh nên lưu ý điều này vì sẽ ảnh hưởng tới cả cuộc đời con về sau. Tôi cũng may mắn biết được cách dạy cho con tự lập và nhận trách nhiệm về cuộc đời mình từ 1 chương trình cuối tuần của NHC nên hiểu ra nhiều điều, tránh cho con hình thành tâm lý ỷ lại
Chương trình gì vậy chị, có thu phí không hay như thế nào ạ? Hữu duyên chị cho em xin thông tin nhé, em cảm ơn chị
Tôi nhớ không nhầm thì là hội thảo cuối tuần gì đó, bạn lên trang của họ xem nhé
Đúng rồi, con tôi cũng trị liệu ở đây nên được tham gia nhiều buổi như vậy, các chuyên gia chia sẻ rất hay