Căng thẳng mệt mỏi kéo dài | Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
Cẳng thẳng mệt mỏi là những biểu hiện thông thường của mỗi người, bất kỳ ai cũng sẽ có những lúc trải qua thứ cảm xúc này. Thế nhưng nếu không được kiểm soát và tiết chế nó ở một mức độ vừa phải thì trạng thái căng thẳng cũng có thể biến thành bệnh lý nguy hiểm.
Dấu hiệu của căng thẳng mệt mỏi kéo dài
Người mắc chứng căng thẳng mệt mỏi (hay còn gọi là stress) ở mức độ thông thường thì sẽ rất nhanh chóng hoặc dễ dàng lấy lại trạng thái ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn đang có những biểu hiện dưới đấy thì có thể cho thấy cơ thể của bạn đang stress một cách bất ổn và cần sớm áp dụng các biện pháp giảm căng thẳng mệt mỏi ngay.
1. Các dấu hiệu trên cơ thể
Những người đang rơi vào trạng thái căng thẳng mệt mỏi kéo dài sẽ thường bỏ bê vẻ bề ngoài của mình và không chăm sóc cho cơ thể thường xuyên. Ngoài ra, việc buồn chán, lo âu và áp lực khiến cho cơ thể của họ trở nên tiều tụy và xuống sắc hơn rất nhiều.
Một số dấu hiệu về ngoại hình của người mắc hội chứng stress kéo dài như:
- Da khô, nhăn hoặc nổi rất nhiều mụn
- Tóc xơ rối, rụng nhiều và không gọn gàng.
- Cơ thể sẽ tăng hoặc giảm cân một cách rõ rệt
- Quầng thâm mắt xuất hiện rõ rệt do chứng mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
2. Các dấu hiệu trong tâm lý
Tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài sẽ khiến con người luôn trong trạng thái ức chế, dễ xúc động và khó kìm nén được bản thân. Dù là những việc nhỏ nhặt xung quanh hay thậm chí là nóng giận, lo âu một cách vô cớ.
Người mắc phải hội chứng này ở mức độ nguy hiểm thường sẽ có những bất ổn trong tâm lý như sau:
- Rối loạn cảm xúc
- Luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán nản
- Không muốn ăn bất cứ thứ gì hoặc sẽ ăn nhiều hơn hẳn ngày thường
- Luôn trong tình trạng buồn chán, cô độc và chuyển biến từ từ sang trầm cảm
- Không thể đưa ra bất kỳ quyết định nào trong thời điểm này
- Mất tập trung vào mọi thứ và không thể làm tốt bất kỳ chuyện gì
3. Những dấu hiệu hoạt động hàng ngày
Chính những tác động tiêu cực từ tâm lý đã khiến cho hoạt động thường ngày của con người trở nên bất thường và mất đi sự cân bằng, ví dụ như:
- Khó ngủ – mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
- Có hứng thú với các loại chất kích thích và lạm dụng thuốc an thần
- Không muốn làm bất cứ thứ gì
- Không quan tâm đến mọi thứ xung quanh
- Muốn tránh xa đám đông và không nói chuyện với người lạ.
Căng thẳng mệt mỏi – 7 cảnh báo nguy hiểm
Tuy chỉ là một trạng thái thông thường và không xa lạ với bất kỳ ai trong chúng ta; thế nhưng đây cũng lại là một mối đe dọa nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Những hệ lụy mà chứng căng thẳng mệt mỏi để lại có thể sẽ biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm hoặc sẽ dồn nén tâm lý con người dẫn tới tử vong.
Dưới dây là 7 cảnh báo nguy hiểm với những ai đang mắc hội chứng căng thẳng mệt mỏi kéo dài:
1. Nguy cơ teo não – suy giảm trí nhớ
Tình trạng căng thẳng mệt mỏi, áp lực kéo dài sẽ khiến tế bào não bộ thiếu hụt oxy một các trầm trọng. Từ đó, các hoạt động của não sẽ bị kém hiệu quả và nếu các biến chứng tâm lý của người bệnh ngày một phức tạp thì não có thể sẽ chết dần dần.
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, hội chứng stress nặng và càng kéo dài thì càng mất đi nhiều chất xám và khiến não bị teo nhỏ lại. Biến chứng này sẽ khiến cho người bệnh suy giảm trí nhớ một cách trầm trọng, khó tập trung vào công việc, học tập và mắc các bệnh lý như rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc.
2. Nguy cơ biến chứng ở hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa được xem là bộ não thứ 2 của con người do chúng chứa hàng trăm triệu tế bào thần kinh; sản xuất ra các hormones thần kinh và được kết nối với não bộ thông qua một trục não ruột.
Hệ thần kinh ruột có thể hoạt động một cách độc lập, đồng thời vẫn giữ liên kết với hệ thần kinh trung ương. Khi bị stress, hệ thần kinh não bộ sẽ truyền thông tin và tác động mạnh mẽ đến hệ tiêu hóa và gây ra nhiều biến chứng như:
- Đau dạ dày
- Viêm loét dạ dày
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột
- Viêm ruột
- Hội chứng ruột kích thích
Sự tương tác giữa não bộ và đường ruột là sự tương tác 2 chiều và chúng có sức ảnh hưởng rất lớn tới nhau. Nếu não bị tổn thương sẽ có thể phát tín hiệu và làm tổn hại đến đường ruột và ngược lại.
Đã có nhiều nhà kho học cho rằng, hệ khuẩn chí đường ruột có thể trở thành nút thắt để cắt đứt mối liên kết bệnh lý, giúp mọi hoạt ổn sinh lý của đường ruột được ổn định và hỗ trợ giảm chứng stress nhanh chóng.
3. Biến chứng sang các bệnh tâm lý nguy hiểm khác
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học ở những người mắc hội chứng trầm cảm và người mắc chứng stress thường xuyên cho thấy, người phỉa chịu áp lực, căng thẳng kéo dài sẽ có khả năng hồi phục trí nào rất thấp và có kèm cả biểu hiện của chứng trầm cảm.
Do vậy, chứng stress – căng thẳng mệt mỏi kéo dài sẽ gây ra các bệnh về tam thần, thần kinh nghiệm trọng như: alzheimer, rối loạn lo âu, trầm cảm,…
4. Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Nhiều người vẫn cho rằng, stress chỉ là một hiện tượng thay đổi của tâm lý đơn thuần và nếu có gây hại thì chỉ là những biến chứng trong tâm trí. Điều này hoàn toàn sai, tâm lý và cảm xúc của con người có tác động tới hầu hết các chức năng khác trên cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có cả hệ tim mạch.
Stress nặng và dai dẳng sẽ khiến lượng máu chảy đến tim bị suy giảm và gây ra rối loạn chức năng hoạt động của hệ tim mạch. Người mắc chứng stress kéo dài sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về tim mạch cao hơn hẳn so với người bình thường.
Để kiểm soát được điều này, người bệnh cần sớm giải tỏa căng thẳng mệt mỏi; không nên để stress diễn biến thường xuyên và kéo dài quá lâu. Bạn có thể áp dụng các cách giảm stress như: hoạt động thể chất; uống trà thảo mộc; thay đổi thói quen sống,…
5. Nguy cơ đột quỵ khi căng thẳng mệt mỏi kéo dài
Đột quỵ hay còn gọi là chứng tai biến mạch mái não và gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Những người đã mang sẵn mầm bệnh này, nếu có những cảm xúc quá độ sẽ dẫn tới đột quỵ; chính vì điều này mà người mắc phải hội chứng stress sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn hẳn người bình thường. Thời gian đột quỵ càng kéo dài lâu thì số lượng tế bào não sẽ chết càng nhiều và ảnh hưởng tới khả năng vận động, tư duy của con người và thậm chí là tử vong.
Theo thống kê hiện nay, những người có thể sống sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe rất yếu và mắc thêm các hội chứng như: tê liệu, suy giảm chức năng hoạt động của một phần cơ thể; mất ngôn ngữ; rối loạn cảm xúc và suy giảm thị giác,…
6. Ảnh hưởng xấu đến ngoại hình
Những người đang mắc phải các chứng rối loạn về tâm lý và đặc biệt là đnag bị căng thẳng, mệt mỏi quá độ thường sẽ không còn muốn chăm sóc bản thân. Cùng với đó, những bất ổn trong cảm xúc sẽ sinh ra nhiều sự thay đổi trong cơ thể và khiến chúng tác động tiêu cực để ngoại hình của người bệnh.
Căng thẳng mệt mỏi kéo dài sẽ khiến cho da, tóc của con người bị tổn thương nghiêm trọng. Tóc sẽ khô, xơ và rụng đi rất nhiều; còn da mặt sẽ nhăn, chảy xệ và xuất hiện mụn trứng cá. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, người mắc chứng stress thường xuyên sẽ giảm khả năng tự hổi phục các vết thương trên cơ thể
7. Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Với những biểu hiện tiêu cực mà stress gây ra như: giảm trí nhớ, căng thẳng, mệt mỏi, mất cân bằng cảm xúc, mất ngủ hay rối loạn hệ tiêu hóa,… sẽ tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của cả người bệnh và những người xung quanh. Một số hoạt động thường ngày sẽ bị đảo lộn như:
- Đời sống tình dục: Trong thời gian căng thẳng, testosterone sẽ sản xuất ở mức rất cao và khiến nam giới bị suy giảm ham muốn. Nếu kéo dài và khiến cơ thể mất năng lượng, đàn ông sẽ dẫn tới rối loạn cương dương còn phụ nữ sẽ bị đau nhức và khó chịu.
- Công việc và tài chính: Stress sẽ khiến bạn mất tập trung và khó đưa ra quyết định đúng đắn. Chính vì vậy, nếu stress kéo dài quá lâu bạn sẽ gặp rất nhiều phiền toái trong công việc và tài chính cá nhân.
- Đời sống sinh hoạt hàng ngày: Khi bạn chán nản, phiền muộn thì sẽ chẳng còn muốn chăm sóc cho chính mình; tệ hơn thế, có nhiều người tìm đến các chất kích thích và đây cũng là nguyên nhân hỗ trợ các biến chứng nguy hiểm của hội chứng stress.
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh vấn đề căng thẳng mệt mỏi và những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng rằng các thông tin trên có thể giúp cho bạn nắm rõ hơn về tình trạng cơ thể và các dấu hiệu đáng báo động. Nếu thấy tình trạng stress kéo dài quá lâu và có nhiều dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị sớm nhất nhé.
Có thể bạn quan tâm
- 18 Cách giảm căng thẳng stress ngay tức thì bạn nên bỏ túi
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Nguyên nhân và điều trị
- Stress gây khó thở và biện pháp xử lý an toàn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!