8 Mẹo chăm sóc trẻ bị rối loạn hành vi rất hữu ích cho cha mẹ
Chăm sóc trẻ rối loạn hành vi là một thách thức đối với các bậc phụ huynh bởi khi con mắc chứng bệnh này thường có xu hướng chống lại các quy tắc xã hội. Việc giáo dục, chăm sóc đúng cách sẽ đảm bảo được sự phát triển toàn diện cũng như giúp ba mẹ gần gũi con hơn.
8 cách chăm sóc trẻ rối loạn hành vi ba mẹ cần biết
Trẻ rối loạn hành vi thường có khuynh hướng chống lại mọi tiêu chuẩn xã hội, dễ nóng giận mất kiểm soát cảm xúc, thái độ hung hăng, thách thức với những người xung quanh. Chính vì lý do đó, việc giáo dục và can thiệp trẻ rối loạn hành vi từ sớm là rất quan trọng để giúp con phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
1. Quan tâm chăm sóc con nhiều hơn
Ba mẹ quá bận rộn công việc ít dành thời gian quan tâm đến con khiến cho tình trạng rối loạn hành vi của trẻ ngày càng nặng thêm. Việc thiếu sự quan tâm từ ba mẹ hay người chăm sóc có thể làm cho trẻ xuất hiện suy nghĩ tự trách bản thân hoặc cảm thấy bị bỏ rơi. Điều này khiến con mất đi sự tự tin, xa lánh bạn bè đồng trang lứa và có thái độ ngày càng gay gắt hơn vì những tổn thương tâm lý.
Để chăm sóc trẻ rối loạn hành vi phụ huynh cần cân bằng giữa gia đình và nghề nghiệp, việc này hỗ trợ ba mẹ có thể gần gũi con hơn nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Hãy cùng nhau trò chuyện vào mỗi buổi tối để biết được vấn đề con đang gặp phải từ đó đưa ra lời khuyên giúp trẻ tháo gỡ nút thắt một cách hiệu quả. Việc trò chuyện sẽ giúp con biết rằng cha mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe, quan tâm đến vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống của trẻ từ đó bé sẽ thoải mái, vui vẻ hơn khi chia sẻ câu chuyện của bản thân.
Việc này không chỉ giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng của rối loạn hành vi mà còn giúp phụ huynh gần gũi con hơn, gắn kết mối quan hệ gia đình.
2. Thay đổi không gian sống
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường sống tác động rất lớn đến hành vi, suy nghĩ của trẻ. Một đứa bé sống trong môi trường thường xuyên có cãi vã, mối quan hệ gia đình bất hoà hoặc con trải qua việc bị hành hạ, bạo lực thì khả năng cao bé sẽ có những bất ổn bên trong tâm lý gây ra tình trạng rối loạn hành vi và ngược lại.
Đôi khi, trẻ có thể bị ảnh hưởng từ những tác nhân bên ngoài như bạn bè, hàng xóm, người thân hoặc do việc ba mẹ cho con tiếp xúc với nguồn thông tin độc hại từ thiết bị điện tử khiến bé gặp các vấn đề tâm lý dẫn đến rối loạn hành vi.
Để giảm thiểu các triệu chứng rối loạn hành vi ở trẻ ba mẹ cần thực hiện những điều sau đây:
- Thiết lập không gian riêng cho trẻ, đây là nơi con có thể thoải mái vui chơi học cách giải tỏa các cảm xúc tiêu cực vậy nên phụ huynh nên chọn những vị trí có đầy đủ ánh sáng, không khí trong lành, diện tích vừa phải.
- Rối loạn hành vi khiến trẻ luôn có mong muốn được tách khỏi ba mẹ vì vậy phụ huynh nên dành cho con một căn phòng riêng để bé có thể thỏa mãn nhu cầu trên.
- Hãy trang trí phòng ngủ theo sở thích của trẻ,chấp nhận mọi mong muốn của con.
- Ba mẹ cần thiết lập thời gian sử dụng điện thoại của trẻ xuống tối đa để hạn chế việc tiếp xúc với những nguồn thông tin tiêu cực.
3. Phương pháp giáo dục phù hợp
Để chăm sóc trẻ rối loạn hành vi ba mẹ cần đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp giúp con nhận thức được vấn đề xung quanh, điều gì nên hay không nên làm.
Người xưa có câu “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho ngào” câu tục ngữ này hoàn toàn đúng nhưng không nên lạm dụng đòn roi vào việc giáo dục đặc biệt là trẻ rối loạn hành vi bởi vì tâm lý bé trong giai đoạn này không thích gò bó, muốn được tự do, thích nổi loạn phụ huynh càng cấm thì con càng muốn làm. Chính vì vậy, việc dùng đòn roi phải được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ được áp dụng trong trường hợp sau khi ba mẹ đã thực hiện mọi biện pháp giáo dục khác nhưng trẻ không có thái độ hối cải.
Ba mẹ hãy tập cho mình thói quen khen thưởng con cái khi đạt được kết quả tốt. Việc khen thưởng sẽ giúp con có động lực hơn trong việc học tập cũng như kiểm soát hành vi cá nhân. Hãy trừng phạt con bằng cách thu hồi món đồ yêu thích hoặc cắt giảm những đặc quyền của con để trẻ hiểu rằng bản thân đã mắc lỗi.
Tuy nhiên, việc trừng phạt cũng cần được thực hiện một cách công bằng, nhất quán và ba mẹ nên kết hợp với việc giải thích về lý do tại sao hành vi đó không được chấp nhận để trẻ hiểu và tránh việc tái phạm vào những lần sau.
4. Dạy trẻ cách quản lý cảm xúc, hành vi
Trong việc chăm sóc trẻ rối loạn hành vi việc dạy cách quản lý cảm xúc là nền móng quan trọng trong việc phát triển toàn diện của con. Ba mẹ hãy thiết lập các tình huống giả định để con có thể học được cách quản lý cảm xúc từ đó tự điều chỉnh hành vi của bản thân .
Trong khoảng thời gian đầu trẻ có thể xuất hiện thái độ, hành vi thái quá vì không thể quản lý cảm xúc tuy nhiên một thời gian sau những triệu chứng này sẽ dần biến mất. Việc chăm sóc trẻ rối loạn hành vi cần nhiều thời gian vậy nên phụ huynh phải có thái độ kiên trì, dịu dàng với con để đạt được kết quả tốt nhất.
5. Giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết
Đối với trẻ rối loạn hành vi ba mẹ cần dạy con một số kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp: Phụ huynh có thể phát triển khả năng giao tiếp của trẻ bằng cách cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa, những buổi sinh hoạt cộng đồng để bé được giao lưu, tiếp xúc với mọi người.
- Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: Hãy tập thói quen tự lập bằng cách đưa ra một số yêu cầu như “con hãy tự đi tắm đi” hoặc “hãy tự dọn dẹp phòng của con” điều này sẽ giúp trẻ có thể tự xử lý các vấn đề khi không có ba mẹ ở nhà.
- Kỹ năng giải quyết xung đột: Ba mẹ cần tạo ra những trải nghiệm thực tế để trẻ phát triển khả năng nhận biết, đánh giá và giải quyết các xung đột một cách hiệu quả.
6. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trong việc chăm sóc trẻ bị rối loạn hành vi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe của con. Đối với trẻ dưới 15 tuổi, chế độ dinh dưỡng phải được thiết kế khoa học, nguồn thức ăn đa dạng và giàu dưỡng chất có lợi cho bé.
Việc thiết lập một thực đơn ăn uống khoa học, đa dạng sẽ giúp trẻ nhận được đủ lượng protein, carbohydrate, chất béo, các loại vitamin, khoáng chất và axit béo cần thiết cho sự phát triển trí não, thể chất. Đặc biệt, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3 và vitamin B cũng được coi là có lợi trong việc cải thiện tình trạng rối loạn hành vi ở trẻ.
Ba mẹ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng trong việc thiết lập cũng như lựa chọn thực phẩm cho trẻ rối loạn hành vi. Trong quá trình trao đổi trực tiếp các chuyên gia sẽ đưa ra những gợi ý dựa trên tình hình sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng riêng của từng trẻ.
7. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi
Gia đình có thể tích hợp các hoạt động thể chất và vui chơi vào kế hoạch chăm sóc trẻ bị rối loạn hành vi. Bơi lội, yoga hoặc các hoạt động tập thể dục khác không chỉ giúp trẻ rèn luyện thể chất mà còn cải thiện tính kiên nhẫn, khả năng kiểm soát cảm xúc từ đó giảm thiểu các hành vi tiêu cực.
Gia đình nên tránh cho con tiếp xúc với các trò chơi điện tử có nội dung bạo lực thay vào đó, khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi tư duy để cải thiện trí tuệ. Các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, chơi nhạc cụ cũng là lựa chọn tốt để giúp trẻ phát triển tư duy, sự sáng tạo. Những hoạt động này không chỉ giúp điều chỉnh hành vi và tâm trạng mà còn gắn kết mối quan hệ giữa trẻ và gia đình thêm bền chặt.
8.Tìm đến trung tâm giáo dục đặc biệt
Việc chăm sóc và giáo dục trẻ rối loạn hành vi tại nhà đôi lúc có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn của ba mẹ vì vậy việc đưa trẻ đến trung tâm giáo dục đặc biệt là điều cần thiết.
Khi đến với trung tâm giáo dục chuyên biệt trẻ sẽ được học tập và chơi cùng với bạn đồng trang lứa có cùng hoàn cảnh. Các chuyên gia sẽ áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với tình trạng cụ thể của từng em nhỏ, đảm bảo quá trình phát triển được đồng đều.
Ngoài ra, trẻ khi đến trung tâm sẽ được theo dõi và đánh giá tiến bộ thường xuyên, các chuyên gia cũng sẽ hỗ trợ ba mẹ tìm ra phương pháp phù hợp để giáo dục trẻ tại nhà tốt hơn.
Chăm sóc trẻ rối loạn hành vi đòi hỏi sự kiên nhẫn, quan tâm đặc biệt từ phía gia đình và cộng đồng xung quanh. Nếu được chăm sóc, hỗ trợ đúng cách con có thể vượt qua khó khăn và tiến tới tương lai tươi sáng hơn.
Bạn có thể quan tâm:
- Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
- Rối loạn tâm thần ở trẻ em: Nguyên nhân và cách can thiệp
- Rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!