10 cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà hiệu quả
Có nhiều cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà đơn giản nhưng lại rất hiệu quả mà không phải dùng đến thuốc. Tuy nhiên với các trường hợp triệu chứng trở nặng thì tốt nhất bạn nên sớm thăm khám để được bác sĩ giúp đỡ.
10 Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn hiệu quả ngay tại nhà
Chứng đau đầu dường như đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người, khiến chất lượng cuộc sống trở nên tồi tệ. Dưới đây là 10 phương pháp giúp giảm đau đầu tại nhà bạn có thể áp dụng.
1. Hoạt động thể chất và tập luyện thể thao mỗi ngày
Việc hoạt động thể chất và tập thể thao mỗi ngày sẽ giúp con người hạn chế được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hoạt động này cũng giúp thư giãn tâm trí, và tạo cảm giác sảng khoái mỗi ngày.
Mỗi ngày bạn nên để ra tối thiểu 15 phút vận động. Bạn không nhất thiết phải tới phòng tập mà có thể tập luyện tại nhà. Ví dụ: chạy bộ trên bậc cầu thang, tập yoga, tập các động tác gym cơ bản,…
2. Áp dụng các tư thế thư giãn
Khi cảm thấy cơn đau kéo đến, bạn nên dừng tất cả công việc lại và tìm một nơi để hít thở, thư giãn. Một số động tác mà bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Tư thế tập thở: Ngồi thẳng. Đặt 1 tay lên bụng và 1 tay lên ngực để cảm nhận sự chuyển động của 2 vị trí này. Hít thật sâu và phình bụng lên. Giữ như vậy trong 6 giây và từ từ giải phóng hơi thở. Thực hiện hành động liên tục 10 – 15 lần.
- Bài tập thư giãn của yoga: Tập yoga có thể giúp con người cải thiện được chứng đau nhức nửa đầu. Yoga giúp cân bằng cảm xúc và xoa dịu sự bức bối.
- Tư thế thiền: Thiền định giúp xua tan đi mọi căng thẳng. Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy tìm một nơi yên tĩnh để thiền. Có thể sử dụng nến thơm hoặc tinh dầu để tăng thêm sự thư giãn cho không gian.
- Thả lỏng toàn thân trên ghế: Bạn có thể thả lỏng cơ thể trên chính chiếc ghế làm việc của mình. Nhắm mắt, ngồi thẳng, và thực hiện quá trình hít thở như trên.
Ngoài áp dụng khi đau nhức, bạn nên duy trì những hoạt động này hàng ngày để cải thiện sức khỏe.
3. Bổ sung dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày
Để xua tan chứng đau đầu, bạn nên cân bằng chế độ ăn uống bằng rau xanh và thực phẩm tươi ngon. Tuyệt đối không bỏ bữa và ăn uống không đúng giờ. Bạn cũng nên cân nhắc bổ sung một số thực phẩm tốt trong bữa ăn.
Một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ giảm chứng đau đầu – chóng mặt bạn nên dùng như:
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại cá béo có lượng lớn axit béo thiết yếu
- Ăn thật nhiều quả mọng
- Uống nước ép trái cây, rau củ quả (nước ép dưa hấu, bưởi, đu đủ, dứa, cà chua,…)
- Sử dụng lá kinh giới trong bữa ăn hàng ngày
Nếu bạn mắc phải chứng đau đầu dai dẳng thì việc điều chỉnh chế độ ăn khoa học là vô cùng cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm có khả năng làm gia tăng chứng đau đầu như:
- Các chất kích thích và các thực phẩm chứa nấm men
- Đồ ăn nhanh, trái cây sấy khô
- Thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo
- Các món ăn – thực phẩm chứa thịt nội tạng
Bạn không nên sử dụng những loại thực phẩm này để tránh cảm giác khó chịu.
4. Nghỉ ngơi và chườm đá lạnh trong 15 phút
Nếu bạn mắc chứng đau nửa đầu thì việc chườm đá lạnh sẽ giúp thư giãn hơn. Việc này cũng giảm nhanh chóng các cơn đau nhức. Tuy nhiên, với phương pháp này bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nên sử dụng một miếng vải bông sạch để bọc đá
- Nên đặt khăn chườm ở trán để nhiệt độ tỏa ra hai bên thái dương
- Chỉ nên áp dụng trong tối đa 15 phút rồi nghỉ ngơi và tiếp tục chườm sau 15 phút tiếp theo.
- Đừng để đá trên đầu quá lâu sẽ có thể dẫn tới một số nguy cơ không đáng có.
Bạn nên sử dụng lượng đá vừa đủ. Không nên để túi đá quá lạnh sẽ gây tác động xấu đến vùng đầu.
5. Hạn chế tối đa những tác động lên vùng đầu
Với những ai mắc chứng đau đầu thường xuyên thì cần hạn chế mọi tác động lên vùng đầu như: cột tóc đuôi ngựa, buộc tóc quá chặt, hoặc sử dụng nhiều phụ kiện trên đầu.
Nếu đội mũ bảo hiểm, bạn cũng nên lựa chọn những loại mũ không quá chật hoặc đội lên có cảm giác quá nặng nề.
Xem thêm: Các Vị Trí Đau Đầu Nguy Hiểm Tiết Lộ Tình Trạng Sức Khỏe
6. Không dùng thiết bị điện tử nơi ánh sáng yếu
Khi làm việc, học tập hay giải trí với các thiết bị điện tử bạn cũng nên lựa chọn nơi có đủ ảnh sáng. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, thói quen sử dụng thiết bị điện tử nơi có ánh sáng yếu là nguyên nhân gia tăng chứng đau nửa đầu.
7. Sử dụng túi chườm nóng nếu đau đầu do viêm xoang
Việc chườm nóng sẽ thích hợp với bạn nào mắc chứng viêm xoang và đau nửa đầu. Những gì bạn cần làm lúc này chỉ đơn giảm là tìm một túi chườm nhiệt và đặt chúng lên cổ hoặc phía sau gáy.
Hãy để một lượng nhiệt ấm vừa đủ và ngả lưng thư giãn. Để làm tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp với nến thơm hoặc tinh dầu, nghe nhạc nhẹ hay tập hít thở.
8. Tuyệt đối không sử các món ăn giòn và dính
Một số hành động như: cắn móng tay, nhai kẹo cao su, cắn bút,… cũng là nguyên nhân khiến chứng đau nửa đầu gia tăng. Với những ai thường xuyên gặp phải chứng đau đầu thì nên sử dụng các món ăn đã được cắt nhỏ.
9. Uống đủ nước là cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà
Nếu cơ thể bị mất nước hoặc thiếu nước cũng có thể gây ra chứng đau đầu. Đặc biệt là sau khi vừa lao động nặng hoặc chơi thể thao, bạn cần bổ sung thêm nước muối sinh lý.
Để tránh đau đầu bạn phải rèn thói quen gối đầu thấp. Uống thật nhiều nước mỗi ngày để cân bằng cơ thể và bài tiết độc tố. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh bỏ bữa hoặc ăn lúc quá khuya.
Một số loại nước trái cây có công dụng giải tỏa chứng đau đầu bạn có thể sử dụng hàng ngày như:
- Công thức sinh tố 1: Chanh tươi, dưa chuôt mỗi thứ 1 quả; 2 quả táo; 3 cọng rau bina; 1 miếng gừng nhỏ và 1 bát nhỏ rau mùi tây
- Công thức sinh tố 2: Dưa hấu, chanh tươi mỗi thứ 1 quả; 10 – 15 lá bạc hà, 1 – 2 lít nước và một ít đá viên.
- Công thứ sinh tố 3: một quả chanh tươi và một miếng gừng nhỏ.
10. Rèn luyện thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Rèn luyện thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ không chỉ là phương pháp trị chứng đau đầu hiệu quả. Thói quen này giúp bạn hạn chế tình trạng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ; rối loạn cảm xúc; stress,…
Thời gian ngủ lý tưởng cho từng độ tuổi là:
- Người cao hiểu (trên 65 tuổi): từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày
- Độ tuổi trưởng thành (từ 24-65 tuổi): từ 7 – 9 tiếng một ngày
- Độ tuổi thanh niên (từ 18 – 25 tuổi): từ 7 – 9 tiếng mỗi ngày (có thể dao động từ 6 – 11 tiếng)
- Độ tuổi thiếu niên (từ 14 – 17 tuổi): từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày (khuyến cáo không nên ngủ dưới 7 tiếng)
- Độ tuổi thiếu nhi (từ 6 – 13 tuổi): từ 9 – 11 tiếng mỗi ngày (không nên ngủ dưới 7 tiếng)
Trên đây là những phương pháp giúp bạn giải tỏa cơn đau đầu hiệu quả và có thể áp dụng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu gặp phải chứng đau đầu nặng, kéo dài không dứt thì tốt nhất bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín để nhận được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì?
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn là bị bệnh gì? Điều cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!