Rối loạn cảm xúc: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
Rối loạn cảm xúc được đánh giá là chứng rối loạn tâm thần phổ biến thứ 2 trên thế giới, chiếm đến khoảng 5% dân số mắc bệnh. Cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh các hệ lụy xấu khác có thể xuất hiện.
Rối loạn cảm xúc là gì?
Vui – buồn là những cảm xúc bình thường của mỗi con người, được bộc lộ ra ngoài tùy theo từng tình huống và bản thân mỗi người hoàn toàn có thể tự kiểm soát được cách thể hiện như thế nào. Tuy nhiên, nếu các trạng thái này luôn xuất hiện một cách quá mức mà chính bản thân chủ thể không thể tác động thay đổi thì rất có thể đây là dấu hiệu của chứng rối loạn cảm xúc.
Rối loạn cảm xúc còn được đặc trưng bởi sự thay đổi cảm xúc một cách trầm trọng, chẳng hạn vô cùng buồn hoặc cực kỳ phấn khích mà không có nguyên nhân cụ thể nào. Các cảm xúc có thể xuất hiện theo từng giai đoạn nhưng có khi xen kẽ nhau khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và trống rỗng. Kèm theo các trạng thái cảm xúc bệnh nhân cũng có thể xuất hiện các hành vi không bình thường.
Thống kê cho thấy bệnh có xu hướng xuất hiện trong lứa tuổi thành niên từ 20 – 30 tuổi. Tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời sẽ để lại những hệ lụy đến suốt cuộc đời. Một nghiên cứu khác cho rằng chứng bệnh có xu hướng gặp nhiều hơn ở những người có đời sống kinh tế cao, tầng lớp xã hội trên. Những người từng có tiền sử gặp các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm cũng có khả năng cao mắc bệnh.
Các loại rối loạn cảm xúc thường gặp
Những dạng rối loạn cảm xúc thường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ những cảm xúc tiêu cực kéo dài đến những cơn hưng phấn không thể kiểm soát. Nhận biết các triệu chứng của từng loại rối loạn và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh quay trở lại cuộc sống bình thường dễ dàng hơn.
- Rối loạn trầm cảm chủ yếu: Đây là dạng rối loạn phổ biến nhất ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số toàn cầu, khiến người bệnh cảm thấy buồn bã, mất năng lượng, mất hứng thú với cuộc sống và có thể dẫn đến ý định tự tử.
- Trầm cảm do chất: Theo DSM – 5, trầm cảm do chất là tình trạng khí sắc giảm và suy giảm hành vi, tư duy do tác động trực tiếp của các chất như thuốc, chất gây nghiện. Triệu chứng của trầm cảm do chất giống với rối loạn trầm cảm chủ yếu và thường xảy ra do lạm dụng và sử dụng quá liều các chất này.
- Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder): Người bệnh trải qua sự thay đổi tâm trạng đột ngột từ cảm xúc cực kỳ vui vẻ (hưng cảm) đến buồn bã nghiêm trọng (trầm cảm).
- Loạn khí sắc (Dysthymia): Đây là dạng trầm cảm kéo dài ít nhất 2 năm ở người lớn và 1 năm ở trẻ em. Nó khiến người bệnh cảm thấy mất hứng thú và u uất trong một thời gian dài, nhưng không nghiêm trọng như trầm cảm chủ yếu.
- Rối loạn cảm xúc theo mùa (Seasonal Affective Disorder – SAD): Loại rối loạn này thường xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa đông khi có ít ánh sáng mặt trời, gây ra những cảm xúc buồn bã và mất năng lượng.
- Rối loạn tiền kinh nguyệt: Xuất hiện ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt, gây ra cảm giác căng thẳng, lo âu, cáu kỉnh và đôi khi có cả triệu chứng trầm cảm.
Biểu hiện của rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc được chia thành hai nhóm chính bao gồm trầm cảm – đặc trưng bằng sự u uất và hưng cảm – một loại cảm xúc hưng phấn quá mức. Các trạng thái này bình thường sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn. Tuy nhiên nếu giai đoạn trầm cảm – hưng cảm xuất hiện xen kẽ nhau sẽ được xếp vào nhóm rối loạn lưỡng cực. Tùy theo từng giai đoạn mà các triệu chứng được bộc lộ khác nhau, tuy nhiên đều tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm bất thường.
Cảm xúc trầm cảm
Giai đoạn trầm cảm được đặc trưng bởi những cảm xúc buồn rầu trầm trọng, tụt giảm khí sắc, người bệnh luôn trong trạng thái chán nản cực độ, không thấy niềm vui. Các cảm xúc này khiến tinh thần của người bệnh tụt dốc, đau khổ, tự dằn vặt bản thân và dễ tức giận cáu gắt với tất cả mọi thứ xung quanh.
Các triệu chứng khác phổ biến trong giai đoạn trầm cảm bao gồm
- Cảm xúc ức chế khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, luôn nhìn nhận hiện thực bằng ánh mắt ảm đạm, tiêu cực, dễ tức giận
- Luôn trong trại thái muốn khóc, có thể khóc bất cứ lúc nào
- Vô cảm, không chú ý đến những vấn đề xung quanh, luôn trong trạng thái lơ đãng
- Xuất hiện các suy nghĩ tự ti, hoang tưởng, xuất hiện các ảo giác, khó diễn đạt suy nghĩ thành lời, khó thể hiện các suy nghĩ thành lời
- Giảm ham muốn tình dục hay gặp một số vấn đề sức khỏe khác như táo bón
- Tự dằn vặt bản thân về một lỗi lầm nào đó, đổ lỗi cho chính mình
- Mất tập trung, có thể ngồi im hàng giờ đồng hồ, khó đưa ra các quyết định toát mồ hôi hoặc khúm núm như kẻ đang chạy trốn
- Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, sụt cân rất nhiều dù không hề ăn kiêng
- Rối loạn giấc ngủ kéo dài, người bệnh thường xuyên mất ngủ kéo dài, một số bệnh nhân khác cũng có thể ngủ nhiều một cách quá mức
- Da mặt xám xịt, mắt lờ đờ, tim đập nhanh, huyết áp thay đổi
- Có những suy nghĩ về cái chết hay thậm chí là thực hiện các hành vi tự tử
- Vận động liên tục như cảm giác đứng ngồi không yên, cảm thấy chân tay bứt rứt nhưng chủ yếu là các vận động chậm
- Cả ngày dài mất năng lượng, chỉ muốn nằm một chỗ mà không thể thực hiện bất cứ hoạt động nào khác
- Có thể tìm đến bia rượu hoặc các chất gây nghiện để làm giải tỏa cảm xúc
Thống kê cho thấy tỷ lệ trầm cảm thường cao hơn đồng thời gặp nhiều ở nữ giới hơn là so với nam. Một số người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác thông qua việc khóc lóc hoặc nói nhiều hơn bình thường để những người xung quanh tìm thấy sự bất thường. Tuy nhiên hầu hết chỉ xuất hiện trong những giai đoạn trầm cảm nhẹ.
Cảm xúc hưng cảm
Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh thường trong trạng thái hưng phấn, kích động một cách quá mức đối lập hoàn toàn với giai đoạn trầm cảm. Lúc này bệnh nhân cũng có thể bộc phát các hành vi bất thường trong giai đoạn bị kích thích và các hành vi nào có thể gây hại cho chính bản thân người bệnh và những người xung quanh.
Các triệu chứng điển hình trong giai đoạn này như:
- Cảm thấy vui vẻ tột độ dù không có bất cứ nguyên nhân nào
- Có các ý tưởng lớn mang tầm vĩ đại và tự đề cao bản thân, cho rằng bản thân mình đúng và có thể thành công
- Tự coi trọng hoặc đánh giá cao bản thân
- Nảy sinh nhiều ý định điên rồ, quá khích mà không suy nghĩ đến hậu quả. Đây có thể là những hành vi bạo lực và gây hại cho những người xung quanh hoặc cũng có thể là đột ngột đầu tư, tiêu xài mua bán hoang phí
- Nói nhiều hơn mức bình thường với những câu nói vô lý, hoang đường
- Có thể đột ngột làm việc, học tập với năng suất cao mà không cần biết mệt mỏi với hàng loạt các dự định, suy nghĩ mới xuất hiện trong đầu
- Da đo, mắt long lanh
- Khó tập trung hoặc cảm tưởng như không cần phải ngủ, thường chỉ ngủ trong khoảng 3 tiếng mỗi ngày
- Ham muốn tình dục mạnh mẽ
- Có vẻ mặt và các biểu cảm thái quá, thân mật với người khác hơn so với bình thường, không biết e thẹn, đùa tếu một cách quá khích
- Trạng thái say đắm ngẩn ngơ, người bệnh ở trong tư thế say đắm đột ngột, mắt nhìn xa xăm, mồm há hốc
- La hét giận dữ một cách vô cớ, gây bất hòa với những người xung quanh hoặc thậm chí là đánh đập, hành hung trong trạng thái quá khích
Giai đoạn rối loạn lưỡng cực
Các trạng thái trầm cảm có thể xuất hiện trong vòng 2 tuần, trạng thái hưng cảm diễn ra trong khoảng 1 tuần sau đó chuyển sang giai đoạn các cảm xúc diễn ra xen kẽ nhau. Người bệnh dễ chuyển từ trạng thái này qua trạng thái khác một cách nhanh chóng mà chính bản thân họ không thể nào kiểm soát được. Bệnh nhân có thể vừa khóc vừa cười, vừa lạc quan vừa tiêu cực, cảm xúc xuất hiện hoàn toàn trái ngược với các tình huống đang diễn ra.
Nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc
Theo các bác sĩ, rối loạn cảm xúc xuất hiện do rối loạn thần kinh trong não bộ, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cơ chế chính xác gây ra tình trạng này. Một số giải thuyết về các yếu tố sinh học và các tác động từ bên ngoài được đưa ra cho rằng có liên quan đến các tác nhân gây bệnh nhưng hiện vẫn chưa được khẳng định chính xác hoàn toàn. Điều này cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến việc điều trị cho bệnh nhân.
Các yếu tố được cho rằng có liên quan đến hội chứng này bao gồm
- Yếu tố di truyền: chiếm khoảng 10 – 20% số ca bệnh. Theo đó các bác sĩ cho rằng bệnh có thể liên quan đến hai mã gen gồm gen vận chuyển serotonin (5HTT) và gen MOA (mã gen đảm nhiệm vai trò có liên quan đến chức năng của MAO – monoamine oxidase). Ngoài ra một số nghiên cứu đang kiểm tra về khả năng nhiễm nhiễm sắc thể số 6, 13 và 15 trong yếu tố di truyền bệnh học nhưng hiện vẫn chưa thể đưa ra những khẳng định chính xác.
- Rối loạn dẫn truyền thần kinh: có thể do sự thay đổi về nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trung ương như dopamin, noradrenalin, serotonin.. cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh
- Rối loạn nội tiết: khi các hoạt động tại vùng dưới đồi (hypothalamus) – tuyến yên – thượng thận bị rối loạn sẽ làm sinh ra lượng hormone cortisol – hormone quá mức đồng nghĩa với việc gia tăng những lo lắng căng thẳng, stress. Các nghiên cứu trên thực tế cũng cho thấy rằng ở những bệnh nhân này thường có chỉ số hormone tuyến giáp thấp hơn mức bình thường nhưng vẫn đảm bảo duy trì trong giới hạn cần thiết.
- Sự tác động từ bên ngoài: thống kê cho thấy nguy cơ mắc bệnh cao gấp 6 lần ở những người từng có những chấn thương về tâm lý như bị ngược đãi, bạo hành, mồ côi sớm, thiếu sự quan tâm từ người thân, lạm dụng các chất kích thích và gây nghiện..
- Một số tác nhân khác: người từng có tiền sử gặp các vấn đề tâm lý trước đó, yếu tố miễn dịch thần kinh (sự tăng nhanh của tế bào lympho B, tăng bạch cầu, tăng nồng độ kháng thể .. ); các yếu tố về tính cách hay có liên quan đến bệnh lý về thể chất khác; việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, catecholamine,… cũng có liên quan đến các tác nhân này.
Bệnh nhân cần đến các bệnh viện lớn uy tín, có chuyên môn về các lĩnh vực này để đảm bảo việc kiểm tra chẩn đoán nguyên nhân đạt kết quả chính xác nhất.
Ảnh hưởng của rối loạn cảm xúc
Các biện pháp chẩn đoán rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và tiền sử cá nhân, gia đình. Bác sĩ thường sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán như DSM – 5 hoặc ICD – 10 để xác định các loại rối loạn tâm thần, bao gồm cả rối loạn cảm xúc.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Các bước chẩn đoán thường bao gồm:
- Khám sức khỏe tổng quát, khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh cùng với các yếu tố gây bệnh tiềm ẩn. Bác sĩ sẽ tiến hành phỏng vấn chi tiết để hiểu rõ về các triệu chứng như thay đổi trong giấc ngủ, thói quen ăn uống, hành vi hàng ngày.
- Đánh giá tâm lý
- Thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa như xét nghiệm máu, MRI, CT não bộ để loại trừ các nguyên nhân sinh lý như bệnh lý tuyến giáp hoặc thiếu hụt vitamin
Kết quả của các bước này sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng rối loạn cảm xúc của bệnh nhân.
Các biện pháp điều trị rối loạn cảm xúc
Mặc dù rối loạn cảm xúc không phải là một bệnh lý gây tử vong trực tiếp nhưng về lâu về dài nó sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu đến tinh thần và sức khỏe toàn diện cùng rất nhiều hệ lụy không lường. Tùy từng tình trạng mà thời gian điều trị khác nhau, quan trọng là bản thân bệnh nhân cần có sự hợp tác với bác sĩ. Hãy trao đổi rõ với bác sĩ và các chuyên gia y tế về tình trạng cùng tiền sử bệnh lý của bản thân, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc lên phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị rối loạn cảm xúc cần phối hợp giữa cả việc dùng thuốc và trị liệu tâm lý để đảm bảo kết quả hiệu quả nhanh chóng nhất, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Bệnh nhân cùng gia đình cũng cần hỗ trợ việc điều trị thông qua việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp theo hướng dẫn của các chuyên gia.
Điều trị y khoa
Các loại thuốc sẽ được chỉ định dùng tùy theo từng giai đoạn, trạng thái của bệnh nhân. Việc dùng thuốc không mang tác dụng trị bệnh hoàn toàn vì đây là vấn đề tâm lý tuy nhiên vẫn cần sử dụng để ổn định cảm xúc của bệnh nhân, ngăn chặn các hành vi tiêu cực hay quá khích có thể xuất hiện.
Thuốc được dùng trong giai đoạn trầm cảm:
- Amitriptyline: giảm triệu chứng lo âu, kích thích, buồn rầu quá mức, ổn định cảm xúc
- Survector: dùng trong giai đoạn trầm cảm có dấu hiệu bị ức chế chiếm ưu thế
- Các loại thức ức chế men chuyển IMAO: dùng khi trạng thái lo âu trong trầm cảm chiếm ưu thế
- Thuốc an thần kinh như Olanzapine, Risperidone, Quetiapine,…: dùng khi có các dấu hiệu rối loạn khí sắc
Thuốc được chỉ định trong giai đoạn hưng cảm:
- Thuốc an thần kinh (Thioridazine, Tercian, Levomepromazin,): giúp kiểm soát sự quá mức, giảm mức độ kích thích khi rơi vào trạng thái hưng phấn
- Thuốc chống loạn thần mạnh (Haloperidol): chỉ định dùng nếu có xuất hiện ảo giác hay hoang tưởng
- Thuốc điều chỉnh khí sắc (Carbamazepin, Lithium, Valproate,…): dùng trong trạng thái rối loạn khí sắc
Các loại thuốc có thể được chỉ định dùng trong 4- 6 tháng hoặc lâu hơn tùy theo từng trường hợp để đảm bảo chấm dứt hoàn toàn các triệu chứng. Cần chú ý rằng các nhóm thuốc này thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không tốt, vì vậy bệnh nhân cần đảm bảo tuyệt đối tuân thủ chỉ định về liều dùng. Tuyệt đối không tự ý tăng/ giảm liều dùng hay dừng thuốc sớm nếu thấy các triệu chứng giảm vì đều ảnh hưởng đến kết quả điều trị mong muốn từ bác sĩ.
Với các trường hợp rối loạn cảm xúc nặng, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chữa trầm cảm bằng sốc điện (ETC)để kiểm soát sớm các triệu chứng, có thể áp dụng được cả với giai đoạn hưng cảm. Theo đó bác sĩ sẽ tiến hàng một nguồn điện với năng lượng vừa đủ để kích thích làm thay đổi các hóa chất trong não, từ đó giảm dần các triệu chứng bất thường.
Các nghiên cứu cho thấy ETC có thể đem lại cải thiện đến khoảng 80%, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập khác có thể xuất hiện. Bệnh nhân nếu muốn tìm hiểu hay thực hiện các phương pháp này nên hỗ trợ với các bệnh viện uy tín để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Trị liệu tâm lý
Tâm lý trị liệu là phương pháp chính được áp dụng với rối loạn cảm xúc và được tiến hành thực hiện trong mọi giai đoạn. Mục tiêu của phương pháp này là giúp bệnh nhân hiểu rõ về vấn đề của bản thân, điều chỉnh nhận thức đúng đắn đồng thời phục hồi dần các chức năng xã hội cơ bản để người bệnh có thể tham gia các hoạt động như bình thường sau khi kết thúc trị liệu.
Đặc biệt với những bệnh nhân trong giai đoạn trầm cảm và hưng phấn nặng đều cần tiến hành trị liệu tâm lý để ngăn chặn các hành vi tiêu cực có thể tự làm hại bản thân xuất hiện. Bên cạnh đó các chuyên gia tâm lý cũng hỗ trợ người bệnh các kiểm soát cảm xúc bản thân và hướng bệnh nhân đến lối sống lạc quan lành mạnh nhất. Quá trình trị liệu cần thực hiện trong thời gian dài, bản thân bệnh nhân cần mở lòng thực sự hợp tác với bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
Cách phòng ngừa rối loạn cảm xúc
Điều trị y khoa và tâm lý là rất cần thiết nhưng bên cạnh đó bản thân người bệnh cần tự giúp mình thông qua việc thay đổi lối sống khoa học lành mạnh hơn. Hầu hết khi điều trị với các bác sĩ tâm lý, bệnh nhân đều sẽ được hỗ trợ về các phương pháp cải thiện tại nhà, hãy trao đổi thêm cùng các bác sĩ để lên kế hoạch sinh hoạt mỗi ngày để loại bỏ bệnh nhanh chóng nhất.
Cụ thể bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Chú trọng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ từ 7- 8 tiếng mỗi ngày, nên đi ngủ sớm
- Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, có thể tham khảo các bộ môn như yoga, dưỡng sinh hay thiền
- Suy nghĩ tích cực, lạc quan, loại bỏ nhanh chóng những điều tiêu cực
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh để đầu óc suy nghĩ quá nhiều dễ gây căng thẳng
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là rau xanh và các loại trái cây, uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày
- Thư giãn và giảm căng thẳng bằng các biện pháp như tắm nước nóng, xông hơi, nghe nhạc, viết nhật ký hay đọc sách
- Chia sẻ với người thân về trạng thái hay vấn đề đang gặp phải để được hỗ trợ
Câu hỏi thường gặp về rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là rối loạn tâm lý phức tạp với những thắc mắc phổ biến cần được tìm hiểu để đem lại cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh:
Câu hỏi 1: Bệnh rối loạn cảm xúc có di truyền không?
Rối loạn cảm xúc có thể được kích hoạt bởi yếu tố di truyền, nhưng không phải lúc nào nó cũng là nguyên nhân chính. Môi trường xã hội, những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ cũng là lý do góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Câu hỏi 2: Có cách nào phòng tránh bệnh rối loạn cảm xúc không?
Mặc dù không thể hoàn toàn ngăn ngừa rối loạn cảm xúc ở thời điểm hiện tại, người bệnh vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ, cải thiện triệu chứng bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, học cách quản lý stress hiệu quả và tìm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè cùng chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Câu hỏi 3: Rối loạn cảm xúc có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Nhiều người bị rối loạn cảm xúc có thể thấy sự cải thiện rõ rệt và sống cuộc sống bình thường với sự can thiệp và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, khả năng khỏi hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng của từng người.
Rối loạn cảm xúc có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần nên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Thay đổi một lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực lạc quan hơn, yêu thương cảm xúc của chính mình là cách tốt nhất để phòng tránh các rối loạn tâm thần này. Đừng quên sớm thăm khám với bác sĩ nếu thấy bản thân có các vấn đề bất thường để có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các hệ lụy xấu khác.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
- Thuốc điều trị rối loạn cảm xúc và những lưu ý khi dùng
- Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Đọc xong bài viết cảm thấy khá lo lắng vì gần nhà tôi có một người không biết có phải bị chứng này hay không nhưng có các hành vi tự làm tổn thương thể xác chính mình, nói chuyện một mình và hay nhìn người khác chằm chằm, lần nào tôi gặp họ là lại bắt gặp ánh mắt rất dữ tợn
Sợ nhất là nhà có trẻ con ý bạn, sơ sẩy để trẻ nhỏ ra ngoài gặp những người này là sợ lắm
Những người mà có biểu hiện như bạn kể thì thường không kiểm soát được hành vi đâu nên nếu gặp thì cần chú ý vào bạn
Trầm cảm mình đã thấy đáng sợ và khổ sở lắm rồi mà vẫn còn có chứng tâm lý đáng sợ hơn cả trầm cảm nữa
Đợt vừa rồi tôi có về quê thì cũng gặp một người họ hàng xa bị mắc chứng này, trông họ gầy guộc hốc hác lắm, ăn nói thì hơi bất lịch sự và đặc biết tỏ ra rất vui sướng khi thấy người khác bị một cái gì đó, tôi hỏi thì mới biết người này mắc chứng rối loạn cảm xúc và đã có lần lấy dao đâm chết con chó trong nhà nên giờ người này đi đâu cũng phải có người đi theo, tôi có hỏi sao không đi trị liệu thì đươc biết là đã trị liệu ở rất nhiều nơi, uống rất nhiều loại thuốc nhưng chỉ đỡ thời gian đầu, dần về sau bị nhờn thuốc thành ra bị nặng thêm lúc nào không biết, gia đình bạn này cũng không khá giả nên đành để bạn này như vậy.
Nghe câu chuyện của bạn tôi thấy người họ hàng này của bạn khá là đáng thương, nếu có thể tôi muốn xin được giúp đỡ
ban co the mach nguoi ba con cua ban thu len ha noi tri lieu o trung tam xem minh thay trung tam tri lieu cac chung tam lý tot do ban.
Bạn ở trên nói phải đấy, nên thử bảo họ hàng đưa lên Hà Nội, gắng gượng thêm chút nữa biết đâu lại chữa lành được, tôi cũng từng có người nhà trị liệu ở đây nên khuyên bạn chân thành đấy
Vâng, cảm ơn mọi người nhiều ạ, về việc này thì mình phải xin ý kiến người bà con trước đã ạ, vì thực sự mình cũng rất muốn giúp người bà con này
Trung tâm ơi,cho mình hỏi trị chứng rối loạn cảm xúc này bao lâu thì khỏi được
Chào bạn, để trị liệu chứng rối loạn cảm xúc thì phải phụ thuộc vào tình trạng của người mắc phải, cái này cần phải đến tham vấn mới rõ được, nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể để lại số điện thoại để trung tâm chủ động liên lạc trao đổi trực tiếp hoặc bạn có thể gọi vào số hotline của trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 bạn nhé
Dạo gần đây tôi hay bị stress do công việc và gia đình, khoảng tuần nay rồi, suốt ngày suy nghĩ quẩn quanh nhưng mâu thuẫn trong công việc và gia đình thôi, rất dễ cáu giận với người khác nên tôi thường ít tiếp xúc với mọi người và về nhà chỉ ở trong nhà cũng chả giao tiếp với bên ngoài mấy, có phải tôi đang bị chứng rối loạn cảm xúc rồi không ạ
Chào bạn, để rõ thông tin của bạn hơn thì bạn có thể để lại số điện thoại để trung tâm chủ động liên lạc trao đổi hoặc bạn có thể gọi vào số hotline của trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 bạn nhé vì dựa vào thông tin bạn cung cấp thì trung tâm chưa thể khẳng định chính xác được
Cháu nhà tôi dạo này học hành nhiều nên có các hành vi lạ như nhốt mình trong phòng, không ăn cơm tập trung với gia đình, ít nói và rất dễ nổi nóng, hay đánh vào tương mỗi khi giận và lời nói rất thô, ở lớp còn hay đánh nhau với bạn học nữa, tôi tình cờ đọc được bài viết này nên rất nghi ngờ cháu mắc phải chứng bệnh về tâm lý, trung tâm có thể giúp đỡ tôi được không
Bạn còn ngồi đây mà nghi ngờ nữa, có những biểu hiện đó là chắc chắn đến 70% rồi bạn nên là tìm cách giải quyết sớm đi
Hôm nào bạn thử ngồi lại với cháu nhà, tâm sử hỏi han xem nguyên nhân là gì
Tôi đã cố gắng hỏi mấy lần rồi nhưng cháu không nói và cũng không muốn ngồi lại với tôi luôn, bắt ép quát cháu thì cháu giận giữ đập bàn đập ghế và chạy ra khỏi nhà, tôi cũng không biết làm cách nào nữa
Bạn nên nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng với trẻ nhỏ thôi vì tâm lý trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương và kích động, ban đầu nói chuyện nhẹ nhàng linh tinh rồi mới đi dần vào vấn đề chính ý bạn
Chào bạn, trung tâm đã đọc thông tin của bạn nhưng chưa thể chắc chắn với bạn điều gì cả, để có thể tượng tận hơn thì bạn có thể để lại số điện thoại ở bình luận này để trung tâm chủ động liên lạc với bạn hoặc bạn cũng có thể gọi vào hotline của trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 bạn nhé
Thực tế thì có khá nhiều người mắc chứng này, nhiều người thì không biết nên cứ chủ quan xong đến lúc nặng rồi mới đi trị liệu thì khá là khó chữa lành
Thường mọi người hay hướng đến việc dùng thuốc đầu tiên nên mới khó trị liệu dứt điểm
Cái này cũng phụ thuộc vào sự quan tâm của người thân xung quanh, những sự việc trong gia đình và công việc dẫn đến cảm xúc mạnh về tâm lý nên cũng khá dễ tái phát vì trong cuộc sống các vấn đề đó là khó tránh khỏi mà
Hình như chứng này còn bị theo mùa đúng không nhỉ
Đúng rồi bạn, có cả bị theo mùa nữa, cứ đến mùa là người ta sẽ mắc phải và khi hết mùa thì sẽ hết
Phức tạp nhỉ, thế này làm sao biết mà trị liệu được chứ,phải mất đến 1-2 năm mới nhận ra ý vì hết mùa là tự khỏi mà
Thế nên cần đọc nhiều thông tin trên mạng hơn để có thêm những kiến thức mới về các chứng tâm lý mà phòng ngừa và trị liệu sớm
Chứng này mắc phải còn khổ hơn trầm cảm nhiều, trầm cảm còn dễ kiểm soát được chứ chứng này chả biết thế nào mà lần, như ngay cạnh nhà tôi có người bị mắc phải chứng này, đang ngồi ăn cơm với cả nhà xong tự dưng đi xuống bếp cắt tay xong tự đâm mình luôn. Đáng tiếc gia đình phát hiện chậm nên không qua khỏi
Chứng rồi loạn cảm xúc này chỉ có trị liệu tâm lý là tốt nhất thôi, an toàn mà hiệu quả lâu dài
Phải đấy bác, trước nhà em có mẹ già bị trầm cảm mà rất nhiều người khuyên đi trị liệu tâm lý và bảo không nên dùng thuốc nhiều
bệnh này cần người nhà đặc biệt quan tâm đến người mắc phải, lúc nào cũng phải kè kè ở bên không là hậu quả khó lường lắm, đặc biết đối với những ai đang trong giai đoạn nặng
Bên trung tâm có nhận tư vấn online không ạ
Chào bạn, trung tâm không nhận tư vấn online trực tuyến vì tư vấn như vậy sẽ không biết được chính xác tình trạng của người mắc phải, để có kết quả tốt nhất thì bạn nên đi tham vấn trực tiếp. Nếu bạn cần tham vấn với chuyên gia, bạn có thể đặt lịch hẹn trước khi qua trung tâm bằng cách gọi vào hotline của trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 hoặc bạn có thể để lại số điện thoại để trung tâm chủ động liên lạc bạn nhé
Chứng này khó trị liệu lắm, nhất là đối với những người đã mắc phải hàng năm trời, nếu trị liệu theo phương pháp tâm lý tôi nghĩ chắc cũng phải mất một khoảng thời gian khá dài
Tốt nhất nên phòng hơn chữa, mỗi một người nên quan tâm người thân xung quanh mình nhiều hơn tránh những mâu thuẫn, xung đột lớn, đặc biết không nên xảy ra trước mặt trẻ nhỏ và trong độ tuổi dậy thì vì rất dễ tác động đến tâm lý của những người trong độ tuổi này
toi bi tram cam va da di tri lieu o nhieu noi roi nhugn van bi tai phat lai co cach nao co the giup toi tri dut diem hoan toan khong toi met moi voi chung nay lam ròi
Chào bạn, để trị dứt điểm thì trung tâm cần biết rất chi tiết cụ thể về tình trạng của bạn, bạn có thể để lại số điện thoại ở bình luận này để trung tâm có thể chủ động liên lạc hoặc bạn cũng có thể gọi vào số hotline của trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 bạn nhé
Trung tâm mình trị liệu có phải dùng nhiều thuốc không ạ
chào bạn, trung tâm bên mình trị liệu hoàn toàn không dùng bất cứ loại thuốc nào bạn nhé. Nếu cần giúp đỡ, bạn có thể để lại số điện thoại ở bình luận này để trung tâm chủ động liên lạc với bạn hoặc bạn cũng có thể gọi vào hotline của trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 bạn nhé
toi co nguoi con di kham cung duoc chan doan bi chung nay trung tam co the chua khoi cho con toi duoc khong
Chào bạn, trước khi trị liệu Trung tâm cần hiểu rõ tình trạng của con bạn trước, bạn nên đặt lịch tham vấn để có thể hiểu rõ nguyên nhân mà con bạn mắc phải chứng rối loạn cảm xúc. Để đặt lịch bạn vui lòng liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 hoặc để lại số điện thoại sẽ có chuyên gia liên hệ tư vấn cho bạn