Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu có hiệu quả không?
Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu đang là phương pháp được chỉ định chính cho các bệnh nhân trầm cảm từ giai đoạn nhẹ đến nặng vì thực sự đem lại nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên quan trọng nhất là người bệnh cần tìm kiếm nhà trị liệu phù hợp với bản thân để có thể thoải mái chia sẻ những khó khăn trong tâm trí và cùng tiến đến tương lai tốt đẹp hơn.
Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu có hiệu quả không?
Trầm cảm là một “tên sát thủ vô hình” có thể làm hại bất cứ ai dù chẳng cần đến bất cứ công cụ nào. Người bị trầm cảm cứ luôn chìm trong bóng đêm đau khổ, ngày càng lún sâu vào sự tuyệt vọng và khi họ càng vùng vẫy thì lại càng chìm xuống nhanh hơn, dường như không thể thoát ra được. Đến một thời điểm nào đó khi họ đã kiệt sức thì sẽ lựa chọn việc giải thoát cho bản thân mình bằng cách tự tử.
Nhiều người cho rằng trầm cảm cũng là bệnh, vì thế có thể điều trị bằng thuốc được. Tuy nhiên điều này không hẳn đúng bởi trong trầm cảm các bệnh nhân thường được hướng tới tâm lý trị liệu nhiều hơn là dùng thuốc. Đặc biệt ở những đối tượng như người già, trẻ em, phụ nữ có thai việc dùng thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng trị liệu thì không hề gây ra bất cứ nguy cơ nào đến thể chất nên thường được ưu tiên nhiều hơn.
An toàn, không gây tác dụng phụ như dùng thuốc
Thực tế các bệnh nhân đã điều trị trầm cảm bằng thuốc đều cho biết việc uống thuốc chỉ khiến cho tâm trí họ ở trong trạng thái lơ lửng tức không cảm thấy vui cũng không thấy buồn, đôi khi chính họ còn cảm thấy không còn là chính mình. Trong khi đó với trị liệu tâm lý, bệnh nhân có thể khóc, có thể cười, tinh thần thật sự phấn chấn hơn, tâm trí dần hướng về hướng điều vui vẻ tích cực, dần chạm tay vào ánh sáng của hy vọng và hạnh phúc.
Thông qua các buổi trị liệu, các chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh có cái nhìn đúng đắn về bản thân, sẵn sàng chấp nhận bản thân, tôn trọng và yêu thương chính mình. Bản thân người bệnh khi thực sự tin tưởng vào các nhà trị liệu có thể chia sẻ về những vấn đề khúc mắc trong tâm trí khiến họ khổ đau nhưng không thể loại bỏ được hay không thể nói được với ai, điều này dần giúp họ thoải mái hơn, không còn trong trạng thái u phiền.
Loại bỏ bệnh tận gốc và ngăn ngừa nguy cơ tái phát
Trầm cảm là tâm bệnh vì vậy cần phải dùng chính cái “tâm” để loại bỏ. Hầu hết nguyên nhân trầm cảm đều do tâm trí người bệnh tích tụ quá nhiều điều tiêu cực, chúng “chất đống” và choán hết tâm trí, không còn chỗ để niềm vui chen vào. Các nhà trị liệu sẽ chính là người sẽ thực hiện nhiệm vụ mở cửa tâm trí, loại bỏ hết những điều tiêu thực để thay thế vào đó những suy nghĩ tích cực, trưởng thành hơn.
Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu được đánh giá là phương pháp khả quan nhất hiện nay vì có thể cải thiện bệnh nhanh chóng hơn đồng thời loại bỏ bệnh tận gốc. Khi căn nguyên vấn đề gây trầm cảm đã được giải quyết, bản thân người bệnh biết các ứng xử phù hợp, thay đổi nhận thức, hành vi theo hướng lạc quan hơn thì đều có thể giải quyết khó khăn một cách lành mạnh, tránh để tích tụ trong tâm trí như trước.
Vai trò từ nhà trị liệu có liên quan đến kết quả
Tuy nhiên việc điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu còn cần phụ thuộc rất lớn vào việc ai là người trị liệu. Trong trị liệu, các master coach ( nhà trị liệu) chính là người đóng vai trò chính, thực hiện mọi công việc kết nối và giúp đỡ bệnh nhân từ việc nói chuyện, chia sẻ, cân bằng cảm xúc, điều chỉnh nhận thức – hành vi của người bệnh theo một hướng đúng đắn chỉ thông qua ngôn ngữ. Tuy nhiên xúc cảm giữa con người và con người là hoàn toàn khác nhau, một nhà trị liệu giỏi không đồng nghĩa với việc có thể kết nối với tất cả mọi người bệnh.
Hầu hết việc trị liệu sẽ được thực hiện bởi 1 master coach xuyên suốt để có thể hoàn toàn hiểu hết được câu chuyện của bệnh nhân. Mỗi người có một xu hướng tính cách riêng vì thế rất khó để nói rằng liệu chuyên gia này có thực sự phù hợp hay không. Đó đó là một quãng đường rất dài, đòi hỏi cần có sự tận tâm, nhiệt huyết, kiên trì từ master coach để bệnh nhân thực sự chân thành mở lòng chia sẻ, chỉ khi đó việc trị liệu mới thực sự có kết quả.
Mặc dù hiện nay vẫn rất nhiều người đặt ra vấn đề điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu có thực sự hiệu quả như mọi người vẫn nói hay không. Tuy nhiên hoàn toàn có thể thấy rõ các liệu pháp tâm lý thực sự đem đến tác dụng cho người bệnh và điều này đã hoàn toàn được chứng minh trên các cuộc thử nghiệm thực tế trên khắp thế giới.
Thực tế tại các nước Phương Tây, liệu pháp tâm lý vốn đã được đưa vào sử dụng từ thế kỷ 18 và cực kỳ được coi trọng. Tại đây không chỉ có các bệnh nhân trầm cảm hay rối loạn lo âu, bệnh tâm thần tìm đến nhà trị liệu mà ngay cả những người đang khó khăn trong việc định hướng, không biết bản thân mình cần gì, muốn gì, cảm thấy chới với về tương lai cũng đều thường tìm đến các master coach để xin tư vấn.
Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu phương pháp nào hiệu quả?
Tùy theo từng nguyên nhân, tình trạng trầm cảm của bệnh nhân mà các chuyên gia tâm lý sẽ lên phác đồ trị liệu riêng với liệu pháp riêng để giúp đỡ khách hàng một cách tốt nhất. Hiện nay các phương pháp đang được sử dụng chính trong trị liệu trầm cảm gồm
Liệu pháp phân tâm học (Psychoanalytic Therapy)
Liệu pháp phân tâm học là một dạng hình thức trị liệu được tiến hàng thông qua sự hiểu biết về các quá trình tâm thần vô thức xác định suy nghĩ; hành vi và cảm xúc của con người. Người bị trầm cảm được thực hiện liệu pháp này thường là những người có những hành vi không phù hợp mà họ có thể nhận thức được nhưng lại không thể thay đổi nó.
Một số kỹ thuật có thể sử dụng để giúp đỡ bệnh nhân như
- Liên tưởng tự do (free association).
- Phân tích mộng (dream analysis).
- Phân tích chống đối (analysis of resistance).
- Phân tích chuyển di (analysis of transference).
Mục đích của liệu pháp này chính là giúp bệnh nhân hiểu được vấn đề, các động cơ trong vô thức khiến bản thân họ không thể thay đổi những thói quen mà họ đã biết là không phù hợp. Thông qua đó dần giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ, nhận thức hành vi theo hướng đúng đắn phù hợp hơn, loại bỏ những thói quen tiêu cực. Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu được đánh giá là phương pháp mang lại kết quả rất tốt.
Liệu pháp tâm động học (Psychodynamic Therapy)
Đây là liệu pháp truyền thống được dùng ngay từ những giai đoạn đầu của tâm lý trị liệu. Theo đó các nhà trị liệu sẽ thâm nhập sâu vào trong tâm trí để tìm kiếm các gốc rễ vấn đề khiến bệnh nhân bị trầm cảm. Bệnh nhân được thực yêu cầu tham gia tự kiểm tra và phản ánh trong quá khứ để thực hiện liệu pháp này
Mục tiêu của liệu pháp tâm động học là giúp bệnh nhân xác định rõ được các mối quan hệ rắc rối trong quá khứ, hiện tại, từ đó giúp họ hiểu vấn đề của mình nằm ở đâu. Thông qua việc trò chuyện, nhà trị liệu có thể phân tích để bản thân người bệnh hiểu vì sao họ lại hành xử như thế, đồng thời xoa dịu cảm giác tội lỗi, cho họ biết rằng đó không phải là lỗi của mình để thúc đẩy người bệnh tự tin tiến về phía trước với một tương lai tốt đẹp hơn.
Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân (Interpersonal Psychotherapy – IPT)
Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân sẽ chủ yếu chỉ tập trung vào các mối quan hệ xoay quanh của người bệnh, bao gồm cả các mối quan hệ trong gia đình, mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, hay có thể cả với những người lạ. Mục tiêu của phương pháp này để tìm kiếm những xung đột trong tâm lý trạng thái giữa người bệnh với những người xung quanh.
Thông qua đó, nhà trị liệu sẽ giúp người bệnh nhìn nhận mối quan hệ thực tế, loại bỏ những mối quan hệ rắc rối không phù hợp, đồng thời nhìn nhận những suy nghĩ, cảm xúc hành vi không lành mạnh để thay đổi. Người bệnh dần được cải thiện các kỹ năng ứng phó với với các vấn đề trong mối quan hệ xung quanh và có thể kết nối được với mọi người tốt hơn.
Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behaviour therapy – CBT)
Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu thông qua liệu pháp nhận thức hành vi cũng là phương pháp chính được sử dụng hiện nay. Nhà trị liệu trong giai đoạn này sẽ không len lỏi vào sâu trong tiềm thức mà giúp người bệnh có tập trung vào nhận thức – tức những điều mà người bệnh suy nghĩ có liên quan đến hành vi – những điều bạn thực hiện. Từ đó giúp bệnh nhân có ý thức, tin rằng những nhận thức, hành vi của họ có liên quan trực tiếp đến trầm cảm.
CBT được đánh giá cho hiệu quả khá tốt, có thể dùng cho mọi đối tượng từ trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành hay những người lớn tuổi. Liệu pháp nhận thức hành vi tiếp cận bệnh nhân một cách thực tế để bệnh nhân có thể hiểu chính xác vấn đề của bản thân nằm ở đâu. Thông qua việc nhìn nhận rõ nhận thức, hành vi của bản thân, bệnh nhân dần thay đổi lối suy nghĩ và cách hành xử của mình theo một cách tích cực hơn.
Theo thống kê cho thấy liệu pháp CBT đã mang đến hiệu quả tới hơn 75% số bệnh nhân mắc chứng trầm cảm, giúp loại bỏ đáng kể những suy nghĩ, hành vi không phù hợp để tiến đến những điều lành mạnh hơn.
Liệu pháp hành vi cụ thể (Behaviour therapy)
Liệu pháp hành vi cụ thể sẽ hướng tới tập trung vào các hành vi của bệnh nhân. Trái ngược với CBT là chấp nhận bệnh nhân vô điều kiện thì trong liệu pháp này, nhà trị liệu sẽ khuyến khích bệnh nhân nên thoải mái làm những điều mình thích, khuyến khích họ bước ra ngoài để trải nghiệm nhiều hơn, thông qua đó có thể đạt được niềm vui và sự thoải mái.
Đây là kiểu đảo ngược các trạng thái của người bệnh trầm cảm chính là thường trốn tránh, tách biệt mình khỏi các hoạt động kết nối với xung quanh – một trong những yếu tố khiến trầm cảm ngày càng tệ hơn. Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu bằng phương pháp này giúp nâng cao tinh thần để bệnh nhân tham gia trở lại các hoạt động mà bản thân yêu thích trong quá khứ, gặp gỡ bạn bè và những con người mới, từ đó dần dần đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Liệu pháp tập trung vào người bệnh (Client Centered Therapy – CCT)
Trong liệu pháp tập trung vào người bệnh, các nhà trị liệu sẽ khuyến khích bệnh nhân nói ra các vấn đề của bản thân một cách thoải mái, can đảm nhận xét các vấn đề một cách thực tế. Master coach sẽ không khen, không chê mà sẽ chấp nhận, tôn trọng, đồng cảm với bệnh nhân một cách vô điều kiện và giúp bệnh nhân hiểu rõ được phản ứng của mình.
Người bệnh sẽ phải chịu trách nhiệm với hành vi và lời nói của mình ngay từ đầu. Thông qua việc trao quyền cho người bệnh sẽ giúp bệnh nhân dần trưởng thành hơn, có thể nhận thấy rõ mối quan hệ giữa nhận thức, hành vi và cảm xúc của chính mình. Nhà trị liệu không nên cố gắng ràng buộc người bệnh vô một khuôn khổ nào để chính bản thân họ có thể tự nhìn nhận và đánh giá thái độ, cảm xúc của chính mình.
Liệu pháp giải quyết vấn đề ( Problems Solving Skills)
Người bệnh sẽ chia sẻ vấn đề của bản thân với nhà trị liệu để tìm kiếm sự hỗ trợ. Nhà trị liệu sẽ hướng dẫn và phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý căng thẳng để ổn định cảm xúc ở mức độ ổn định. Chẳng hạn các master coach sẽ khuyến khích người bệnh duy trì những thói quen tốt, nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ hay không được quên việc tái khám định kỳ.
Master Coach Bùi Thị Hải Yến (Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam) cũng chia sẻ về liệu pháp này: “Khi sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, các chuyên gia tâm lý trị liệu có thể giúp người bệnh hiểu về chứng bệnh mà họ đang mắc phải. Để từ đó giúp khách hàng xây dựng các chiến lược giải quyết vấn đề đang diễn ra trong thực tế; hoặc trong tâm trí để giúp bệnh trầm cảm không trở nên tồi tệ hơn.”
Liệu pháp gia đình
Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu thông qua liệu pháp gia đình cũng là phương pháp tuyệt vời được sử dụng cho hầu hết bệnh nhân. Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc, sẵn sàng bên cạnh lắng nghe và giúp đỡ họ bất cứ lúc nào. Thông qua những buổi trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình, mọi người có thể nói ra những vấn đề căng thẳng của bản thân trong cuộc sống, hiểu rõ về nhau hơn đồng thời giải quyết các khúc mắc trước đó nếu có.
Thống kê cho thấy những bệnh nhân trầm cảm thực hiện liệu pháp gia đình thường có kết quả cải thiện khá tốt. Các chuyên gia tâm lý cũng thường khuyến khích những người trong gia đình nên tham gia các buổi trị liệu để biết các giúp đỡ, hỗ trợ các bệnh nhân hiệu quả hơn.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu cùng những phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay. Người bệnh cần tìm kiếm những đơn vị trị liệu uy tín, có chuyên gia giỏi phù hợp với bản thân, đặc biệt là cần thực sự quyết tâm để nhanh chóng loại bỏ bệnh hoàn toàn. Hy vọng những thông tin trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Có thể bạn quan tâm
- Lợi ích của tập thể dục thể thao đối với người bị trầm cảm
- Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm bạn nên cảnh giác
- Nguy hiểm khôn lường khi ngưng thuốc chống trầm cảm đột ngột
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!