Ăn nhiều đường và chất béo làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc ăn nhiều đường và chất béo làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Thực hư của nghiên cứu này thế nào, cơ chế gây bệnh của các thực phẩm này là gì, cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Ăn nhiều đường và chất béo làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm?
Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rõ ràng các món ăn thường có tác động đến tâm trạng. Khi thưởng thức các món ăn ngon bạn sẽ cảm thấy vui vẻ phấn khích, trong khi các món ăn dở sẽ làm bạn cảm thấy bực bội. Các thành phần trong mỗi thực phẩm cũng có mối liên hệ trực tiếp đến sức khỏe mỗi người.
Các nhà nghiên cứu về trầm cảm tại Trung tâm nghiên cứu Manchester Metropolitan dã thực hiện các thử nghiệm trên 100.000 với nhiều độ tuổi và quốc tịch đã đưa ra nhiều kết quả bất ngờ. Theo đó với những người tham có chế độ ăn uống có nhiều cholesterol, các chất béo bão hòa và đường (carbohydrate) thường có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 1,4 lần so với những đối tượng có chế độ ăn uống lành mạnh.
Đồng thời cũng có rất nhiều các nghiên cứu khác khẳng định mối liên hệ giữa việc ăn uống nhiều đường và chất béo làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm.
Ăn nhiều đường và đồ ngọt có gây bệnh trầm cảm?
Hầu hết bất cứ các món ăn hiện nay đều có đường từ những loại bánh ngọt, các món ăn hằng ngày, các loại nước ngọt, trà sữa. Thực tế nhiều người thường ăn ngọt khi cảm thấy bị căng thẳng stress, tuy nhiên nếu lạm dụng nó quá nhiều thì sẽ gây ra rất nhiều các vấn đề bất thường mà bạn không thể lường trước được.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra những món ăn có nhiều đường có thể gây ra “cơn nghiện” làm tác động trực tiếp đến tâm trạng và sức khỏe toàn diện. Nghiện đường thậm chí còn nguy hiểm hơn nghiện cocaine vì nó khiến bạn không kiểm soát được lượng đường nạp vào, thậm chí nếu thiếu vị ngọt bạn sẽ cảm thấy cực kỳ bức bối và khó chịu.
Những tác động từ đường, các loại đồ ăn ngọt đến sức khỏe và gây bệnh trầm cảm bao gồm
- Thành phần chính trong đường là carb tinh chế có thể làm tăng tình trạng viêm. Không chỉ gây ra các bệnh mãn tính, tình trạng này còn gây ra các vấn đề như như rối loạn chuyển hóa hay ung thư đồng thời có mối liên quan trực tiếp đến trầm cảm. Triệu chứng điển hình của viêm này như ăn uống không ngon, khó ngủ, có những cảm giác đau đớn xuất hiện thường xuyên
- Nạp quá nhiều đường fructose sẽ dẫn tới tình trạng kháng insulin, không kiểm soát được các tín hiệu của não mà tiếp tục nạp đồ ăn dù đã no, làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa và gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường chiếm đến 32% theo tiêu chuẩn chẩn đoán BECK.
- Nạp Glucose với hàm lượng ổn định có thể làm tinh thần vui vẻ hơn tuy nhiên nạp quá nhiều lại gây tâm trạng cáu kỉnh, khó chịu.
Khi tiêu thụ các món ăn ngọt, cơ thể thường tiêu hoa các vitamin B giúp duy trì tâm trạng, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thông qua các hormone tuyến giáp, đó chính là lý do khiến việc bạn cảm thấy vui vẻ thoải mái hơn khi ăn đồ ngọt. Tuy nhiên cơ thể lại không thể tiêu thụ các loại đường đơn fructose khiến chúng đi thẳng vào hệ thống. Theo các nhà khoa học đây có thể là tác nhân gây ra bệnh trầm cảm.
Ngay cả với các loại đường Glucose hay fructose đều không được đánh giá tốt cho cơ thể nếu nạp quá nhiều. Tuy nhiên đường Glucose được đánh giá là một nguyên liệu để cung cấp năng lượng cho cơ thể nên không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống.
Một thực tế bất ngờ khác chính là đàn ông dễ mắc bệnh trầm cảm hơn do tiêu thụ đường so với phụ nữ.
Nói chung, việc tiêu thụ quá nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoàn toàn là có thể. Người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều chỉnh lại chế độ ăn uống, điều chỉnh lượng đường trong khẩu phần phần ăn uống mỗi ngày để phòng tránh nguy cơ này.
Các tác động từ thực phẩm nhiều chất béo dẫn đến bệnh trầm cảm
Không chỉ đường mà các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như các món ăn chiên xào, đồ ăn dùng nhiều dầu mỡ, các món ăn nhanh cũng gây ra rất nhiều tác động xấu đến bệnh trầm cảm. Các thực phẩm này có thể điều khiển cảm xúc, khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, tâm trạng cũng mệt mỏi hơn rất nhiều.
Cần chú ý các chất béo gây hại cho sức khỏe và tâm trạng thường là các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như gà rán, pizza, các loại dầu mỡ có chiết xuất từ động vật. Chúng sản sinh các các cholesterol xấu, đây chính là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch.
Cụ thể hơn, bạn có thể xem xét các ảnh hưởng của chất béo xấu lên sức khỏe và có thể dẫn tới bệnh trầm cảm bao gồm
- Các acid béo bão hòa sẽ đi theo đường máu để xâm nhập trực tiếp vào não làm rối loạn các hoạt động tại đây, điều khiển tâm trạng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
- Chế độ ăn có nhiều chất béo kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa, gây béo phì và tiểu đường. Và tất nhiên, tiểu đường và trầm cảm lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, nếu không sớm từ bỏ chế độ ăn kém lành mạnh thì con đường dẫn từ đái tháo đường sang trầm cảm là rất ngắn.
- Các chất béo làm tăng năng lượng đường huyết tuy nhiên lại gây giảm khả năng dung nạp glucose trên cơ thể. Điều này khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.
- Một yếu tố khác có thể thấy rõ việc nạp nhiều chất béo thường kèm theo nguy cơ cao bị thừa cân béo phì. Các vấn đề về ngoại hình làm tác động trực tiếp đến tâm trạng của mỗi người khiến họ buồn rầu, tự ti, lo lắng, căng thẳng, cảm thấy mọi người đang soi mói mình và đây cũng có thể là tác nhân gây trầm cảm.
Các thử nghiệm trên động vật còn cho thấy ở những con chuột nạp quá nhiều chất béo thì việc dùng thuốc chống trầm cảm còn không đem lại tác dụng. Trong khi đó việc thay đổi khẩu phần ăn lành mạnh với ít chất béo hơn lại làm thuyên giảm dần các dấu hiệu trầm cảm.
Như vậy có thể thấy rõ, việc ăn quá nhiều đường và chất béo làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm đồng thời gây ra rất nhiều vấn đề khác trên sức khỏe toàn diện. Người bệnh nếu liên quan đến các tác nhân này cần nhanh chóng điều chỉnh lại chế độ ăn uống lành mạnh hơn, từ đó mới có thể điều trị bệnh hiệu quả.
Cách giải quyết trầm cảm có liên quan đến việc ăn nhiều đường và chất béo
Thực tế dù liên quan đến nguyên nhân gây trầm cảm nào thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng vô cùng cần thiết để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cải thiện bệnh. Đặc biệt nếu liên quan đến việc ăn nhiều đường và chất béo làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm thì càng cần chú ý đến điều chỉnh chế độ ăn uống để nhanh chóng điều trị bệnh hoàn toàn.
Việc điều trị vẫn cần song song với các loại thuốc chống trầm cảm hay trị liệu tâm lý nhưng kết hợp thêm cùng chế độ ăn uống khoa học theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý về chế độ ăn uống sau
- Tuyệt đối không nên loại bỏ đường đột ngột có thể khiến tâm trạng cực kỳ khó chịu. Bạn nên giảm dần lượng đường hoặc sử dụng những vị ngọt từ các loại trái cây khi có cảm giác thèm đồ ngọt.
- Một số loại cacbonhydrat phù hợp với những người ăn kiêng đường như ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt, mì paste
- Sữa bò đôi khi cũng không phù hợp với những người đang cần kiêng đường. Bạn có thể lựa chọn những loại sữa không đường, sữa hạt hay sự nấu sữa từ các loại ngũ cốc tại nhà
- Các loại đồ ngọt cần cắt giảm nhanh chóng như bánh kẹo ăn vặt, nước ngọt, trà sữa, hay thậm chí cả các loại nước ép trái cây
- Ưu tiên uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày
- Thay thế các chất béo xấu bằng các chất béo lành mạnh như dầu oliu, dầu mè, các loại hạt, quả bơ.. Sử dụng thịt nạc hay cá ngừ để thay thế các các loại thịt mỡ trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên vẫn nên hạn chế sử dụng các loại dầu để chiên xào quá nhiều dù dùng dầu thực vật
- Tránh xa các món ăn chiên xào quá nhiều dầu mỡ, ưu tiên ăn các món ăn thanh đạm như món luộc, nấu canh, salad.. Hoặc bạn có thể dùng các dạng nồi chiên không dầu để vừa tránh phải dùng dầu mỡ lại có thể loại bỏ các phần mỡ ra khỏi thực phẩm
- Tránh xa các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn. Tốt nhất bạn nên tự chế biến các món ăn tại nhà để vừa có thể kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, các loại gia vị lại tốt hơn cho những người đang cần ăn kiêng
- Những thực phẩm hàng đầu nên bổ sung như rau củ, trái cây tươi, nước lọc
- Hãy học các đọc nhãn của các thực phẩm đã chế biến sẵn nếu có nhu cầu sử dụng. Trên các nhãn sản phẩm thường có khi rõ các thành phần, khối lượng, qua đó bạn có thể cân nhắc ước lượng mức năng lượng nạp vào sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Nếu cảm thấy thèm ăn bạn có thể ngậm 1 ít socola đen nguyên chất hoặc tốt hơn là nên thử vận động hay làm một việc gì đó để quên đi cảm giác thèm ngọt
- Tránh đến gần tủ lạnh hay những nơi có bán đồ ăn yêu thích nhưng không tốt cho sức khỏe vì có thể khiến bạn từ bỏ quyết tâm
- Kết hợp thêm với chế độ tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi nhiều hơn, hướng đến đời sống tích cực để loại bỏ trầm cảm nhanh chóng nhất
- Tham khảo thêm các bác sĩ dinh dưỡng để thay đổi chế độ ăn uống một cách khoa học nhất với tình trạng sức khỏe
Trong thời gian đầu bạn có thể gặp một số khó khăn khi loại bỏ đường hay các chất béo ra khỏi khẩu phần ăn. Bạn sẽ thấy người bứt rứt, mệt mỏi, có những ham muốn ăn mãnh liệt những hãy cố gắng vượt qua trong giai đoạn đầu. Hãy lập ra kế hoạch rõ ràng về tiến độ thay đổi để từ đó lấy quyết tâm cố gắng hơn.
Việc thay đổi chế độ ăn lành mạnh sau 1 thời gian ngắn sẽ giúp bạn thay đổi rõ rệt về sức khỏe. Điển hình như thuyên giảm dần các triệu chứng trầm cảm nhẹ, sống tích cực vui vẻ hơn, cân nặng thuyên giảm, cảm giác như người khỏe mạnh, da dẻ cũng trắng sáng hơn. Điều này cũng tác động rất tốt đến tâm trạng của những bệnh nhân trầm cảm.
Trên đây là một số chia sẻ để giải đáp những thắc mắc về thông tin ăn nhiều đường đường và chất béo làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Bạn nên bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn, hạn chế đường và chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc trầm cảm có gây nghiện không? Uống lâu ngày có sao không?
- Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và vô sinh hiếm muộn
- Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và rối loạn tình dục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!