Trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường: Những điều cần biết
Các chuyên gia y tế đã đưa ra nhiều cảnh báo về nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường mà người bệnh cần cực kỳ đề phòng. Cả hai bệnh lý này đều có một số triệu chứng chung khá giống nhau nên nếu không chú ý thì rất khó phát hiện và làm cho sức khỏe ngày càng suy giảm trầm trọng hơn.
Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường
Trầm cảm và tiểu đường là hai bệnh lý khác biệt hoàn toàn về cơ chế gây bệnh nhưng lại thường có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị đái tháo đường mắc thêm bệnh trầm cảm cao gấp nhiều lần so với những người không mắc bệnh. Trong đó tỷ lệ mắc trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đương tuýp 1 và tuýp 2 là tương đương nhau.
Cụ thể khi đánh giá dựa trên thang ICD – 10 cho thấy bệnh nhân bị đái tháo đương tuýp 2 mắc bệnh là 9,3% còn trên thang Beck lên tới trên 32%. Đặc biệt các bác sĩ cũng cho biết có một số triệu chứng điển hình của hai bệnh lý này khá giống nhau như ngủ nhiều, mệt mỏi, khả năng tập trung kém nên khi mắc cùng lúc cả trầm cảm và tiểu đường vẫn không được phát hiện.
Vậy đâu là lý do gây mắc bệnh trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường?
- Bệnh nhân mặc cảm về bệnh tật, cảm thấy bản thân vô dụng, là gánh nặng gia đình, chi phí điều trị quá cao đều là những yếu tố khiến người bệnh tiểu đường suy nghĩ quá nhiều dẫn đến tâm bệnh.
- Sự suy giảm chức năng giữa của các cơ quan trong cơ thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi trở lại với cuộc sống sinh hoạt thường này.
- Người bệnh mắc các bệnh lý nền khác cùng lúc, đặc biệt thường gặp ở người già, người lớn tuổi như mỡ trong máu, xơ vữa động mạch
- Quá trình stress oxy hóa xuất hiện do lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài khiến các tế bào thần kinh bị tổn thương, gây xơ vữa mạch máu não đồng thời làm giảm lương dinh dưỡng và oxy để đưa đến não. Đây có thể là tác nhân gây trầm cảm trên bệnh nhân tiểu đường.
- Yếu tố di truyền và môi trường cũng có liên quan đến khả năng mắc trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường
- Bệnh nhân trong thời điển điều trị bệnh nhưng có lối sống kém khoa học, thường tìm đến bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn hẳn
- Sự thay đổi tác dụng sinh học của insulin khiến mức độ insulin vượt khỏi hàng rão máu – não đưa đến trung ương của cơ thể và gây kháng insulin. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nhân trầm cảm và sự kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường có mối liên hệ mật thiết với nhau
- Tiểu đường týp 2 có thể gây ra các vấn đề tương tự như stress mạn tính làm tăng hoạt động và đồng thời gây rối loạn sự điều chỉnh kéo dài của hệ thống HPA. Các vấn đề gặp phải lúc này thường là biến đổi biểu sinh của receptor glucocorticoid, sự biến đổi tại các vùng dưới đồi hay sự rối loạn gián tiếp tới cortisol đây chính là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
- Sự hoạt hóa phản ứng viêm do sự kháng insulin và tăng glucose máu đồng thời. Các yếu tố này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm do tác động lên các moniamine cũng như các chất dẫn truyền thần kinh khác
- Hướng điều trị cũng có thể liên quan đến nguy cơ mắc trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường. Cụ thể các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đái tháo đường điều trị bằng thuốc có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn những bệnh nhân dùng insulin. Trong đó những người tiêm insulin thông thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người dùng bút insulin
- Những bệnh nhân mắc tiểu đường trên 5 năm là đối tượng rất dễ mắc bệnh trầm cảm
Cũng theo các bác sĩ, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường khác như vấn đề tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, thời điểm bị bệnh, người có bệnh lý nền sẵn hay không.. Bệnh thường có xu hướng gặp nhiều ở nữ giới từ 31- 64 tuổi, có xu hướng dai dẳng và không hề dễ dàng điều trị chút nào.
Các triệu chứng khi mắc bệnh trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường
Như đã nói, ở cả tiểu đường và trầm cảm thường có một số triệu chứng điển hình khá giống nhau. Điều này làm chính bản thân người bệnh cũng như những người xung quanh rất khó nhận ra. Chỉ trừ khi người bệnh thăm khám và được bác sĩ phát hiện các triệu chứng bất thường và khuyến khích đi khám sớm còn rất ít khi bản thân người bệnh có thể tự nhận thấy sự khác thường của mình.
Một số triệu chứng cơ bản giống nhau bao gồm
- Buồn bã, mệt mỏi, không muốn nói chuyện với ai do người bệnh mặc cảm về bệnh tật, coi thường bản thân, cơ thể đau đớn khó chịu..
- Ngủ nhiều vào ban ngày do cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có sức sống
- Rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân tiểu đường có thể là hệ quả của rối loạn chuyển hóa, còn ở bệnh nhân trầm cảm là các triệu chứng điển hình do bộ não căng thẳng quá mức, không thể điều chỉnh giấc ngủ như đồng hồ sinh học bình thường
- Rối loạn chức năng tình dục, đây thường là biến chứng tiểu đường gặp chủ yếu ở nam giới. Tuy nhiên nếu nữ giới cũng gặp vấn đề này có nguy cơ đã mắc đồng thời cả trầm cả cả tiểu đường
- Có ý tưởng tự sát, thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm và tỷ lệ này sẽ tăng cao nếu người bệnh có bệnh lý nền là tiểu đường trước đó. Các nghiên cứu cho thấy có đến hơn 51% bệnh nhân có tiểu đường bị trầm cảm đều có suy nghĩ đến cái chết.
Đây là các triệu chứng điển hình có ở bệnh nhân tiểu đường khi mắc bệnh trầm cảm. Các triệu chứng này có thể gặp ở bệnh nhân trầm cảm hay bệnh nhân tiểu đường riêng biệt. Do đó nếu không có đủ chuyên môn và kinh nghiệm, rất khó để nhận thấy các dấu hiệu trầm cảm điển hình trên bệnh nhân tiểu đường.
Người bệnh trầm cảm có mắc bệnh tiểu đường không?
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến trầm cảm và ngược lại, trầm cảm cũng có thể là tác nhân dẫn tới bệnh tiểu đường. Tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể mắc trầm cảm trong khi chủ yếu trầm cảm chỉ dẫn tới tiểu đường tuýp 2.
Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến các stress căng thẳng kéo dài làm tăng huyết áp trong thời gian dài; ít các hoạt động thể chất, có lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá…
Tương tự như trên, việc mắc tiểu đường trên bệnh nhân trầm cảm cũng không dễ dàng để phát hiện sớm. Bệnh có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng trầm trọng cho sức khỏe nên cần sớm được phát hiện và điều trị để ngăn chặn những tác động xấu này.
Làm thế nào khi mắc trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường
Cả trầm cảm và tiểu đường đều là bệnh bệnh lý có tác động xấu đến sức khỏe. Việc mắc cả hai bệnh này cùng lúc có thể làm tăng nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh lý khác như bệnh huyết áp, tim mạch và làm ảnh hưởng trực tiếp đến cả chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguy hiểm hơn là người bệnh có suy nghĩ tự tự hay làm hại chính bản thân mình.
Thực tế các triệu chứng ban đầu của trầm cảm đôi khi có thể bỏ sót vì cho rằng đây là dấu hiệu của đái tháo đường do sự biến đổi trong cơ thể gây ra. Do đó khi thấy tâm lý bản thân có vấn đề, bạn có thể liên hệ với các trung tâm trị liệu hay bệnh viện tâm lý để làm một số bài test kiểm tra để cho kết quả chính xác hơn.
Điều trị y khoa
Tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Do lúc này phải điều trị song song cả trầm cảm và tiểu đường nên cũng gặp rất nhiều khó khăn vì hai nhóm thuốc này có thể gây tương tác với nhau khiến việc điều trị kém hiệu quả. Người bệnh cần trung thực trao đổi tình trạng cá nhân với bác sĩ để được lên phác đồ phù hợp nhất.
Các loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng cần được điều chỉnh theo một liều lượng phù hợp để hạn chế các tác dụng phụ không tốt. Trong đó Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine and dopamine (NDRIs) được đánh giá là một trong những nhóm thuốc hỗ trợ rất tốt cho cả bệnh nhân tiểu đường và trầm cảm.
Bệnh nhân cần tuyệt đối thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng thuốc, thời điểm uống, cách uống để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất. Không tự ý tăng/ giảm hay kết hợp với các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định từ bác sĩ vì có thể gây tác dụng ngược lại.
Trị liệu tâm lý
Với bệnh nhân đã mắc bệnh trầm cảm thì càng cần đi điều trị càng sớm các tốt. Việc dùng thuốc sẽ khắc phục các tác nhân sinh học gây bệnh trong khi trị liệu sẽ giải quyết các yếu tố tâm lý cho người bệnh. Theo đó các bác sĩ sẽ giải thích về tình trạng bệnh, tiên lượng bệnh, thuyết phục bệnh nhân tin tưởng hợp tác với bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Thông qua các buổi nói chuyên với bác sĩ, tâm trạng bệnh nhân được thoải mái hơn, gỡ bỏ các mặc cảm về bệnh tật, có những cảm xúc vui vẻ tích cực và chấp nhập hợp tác với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra các bác sĩ tâm lý cũng hướng dẫn người bệnh cách kiểm soát căng thẳng, điều chỉnh chế độ sống khoa học lạc quan hơn mỗi ngày để tránh những hành vi, suy nghĩ tiêu cực.
Liệu pháp nhận thức hành vi được đánh giá là phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh tiểu đường bị trầm cảm hiện nay. Ngoài ra tùy từng tình trạng bác sĩ cũng có thể chỉ định liệu pháp cá nhân, trị liệu nhóm hay các phương pháp khác để điều chỉnh lại nhận thức đúng đắn hơn cho bệnh nhân.
Điều trị tại nhà
Quá trình điều trị bệnh tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và loại bỏ dần các triệu chứng bệnh. Cần biết rằng cả tiểu đường và trầm cảm khó loại bỏ hết hoàn toàn nên việc duy trì một lối sống lành mạnh là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ các triệu chứng tái phát trở lại.
Để thực hiện điều này, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau
- Luôn suy nghĩ vui vẻ, lạc quan, tích cực, hướng về tương lai tươi sáng
- Thay đổi chế độ ăn lành mạnh, ưu tiên các món ăn thanh đạm, tốt cho tiêu hóa như trái cây, rau củ tránh các món ăn quá ngọt, quá nhiều tinh bột, món ăn nhiều chất béo. Người bị tiểu đường cần cực kỳ chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn rất tốt cho tinh thần, giúp loại bỏ căng thẳng, nâng cao hệ miễn dịch, đem đến một giấc ngủ tuyệt vời hơn. Người bệnh nên lựa chọn những bộ môn phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, yoga hay dưỡng sinh
- Hiểu và chấp nhận về tình trạng bệnh của bản thân, từ đó đặt ra mục tiêu điều trị và cố gắng thực hiện nó mỗi ngày
- Thực hiện đúng các chỉ định điều trị của bác sĩ, tìm kiếm sự trợ giúp trong các trường hợp cần thiết
- Không nên để bản thân căng thẳng hay suy nghĩ quá nhiều, nếu cảm thấy buồn phiền lo lắng bạn có thể chia sẻ với người thân hoặc viết ra giấy hay tạo cho bản thân sự bận rộn để quên đi lo lắng
- Yêu thương và chăm sóc bản thân mỗi ngày
- Tham khảo thêm các lớp học tâm lý để tự chữa lành cho chính mình
Nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường là rất cao kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời nên bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bắt đầu thay đổi một lối sống lành mạnh tích cực hơn chính là cách để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý này mà bạn nên thực hiện từ ngay hôm nay.
Có thể bạn quan tâm
- Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?
- Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm bạn nên cảnh giác
- Mối liên hệ giữa Estrogen và chứng trầm cảm ở phụ nữ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!