7 Lời khuyên hữu ích cho người trầm cảm
Chặng đường điều trị trầm cảm rất dài với rất nhiều khó khăn và rất cần có sự quyết tâm của mỗi người bệnh. Những lời khuyên hữu ích cho người trầm cảm xuất hiện đúng lúc chính là sợi dây hy vọng giúp họ sớm vượt qua được sự mất cân bằng cảm xúc để hướng tới cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.
7 lời khuyên hữu ích cho người trầm cảm sớm cân bằng cảm xúc
Bất kể ai cũng có thể là nạn nhân của trầm cảm, kể cả những người luôn có nụ cười hiện hữu trên môi trong bất cứ tình huống nào trong cuộc sống. Trầm cảm tựa như một tên “sát thủ thầm lặng” cứ dần dần ăn mòn cuộc sống, niềm vui của mỗi người và đẩy họ đến bờ vực thẳm đầy đen tối và đáng sợ. Nếu không tìm thấy được một sợi dây hy vọng những người bệnh trầm cảm sẽ rất dễ rơi vào trong hố đen đó mà không thể thoát ra được.
Đôi lúc chỉ một lời nói có thể giúp đánh thức người bệnh thoát khỏi sợi dây ràng buộc của quá khứ để trở về với hiện tại và tạo thành bàn đạp để tiến đến tương lai đầy hạnh phúc trước mắt. Người bệnh cần thực sự quyết tâm điều trị bệnh kết hợp với thay đổi lối sống khoa học lành mạnh hơn để thực sự loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Học cách nói “Tôi cần..”
Một vấn đề thường gặp phải ở người bị trầm cảm chính là họ thường dấu diếm cảm xúc, mong muốn, khát khao của chính mình và không chịu chia sẻ với ai mà tự gặm nhấm nỗi buồn của bản thân. Những điều tiêu cực khi không được giải tỏa ra ngoài sẽ dần dần tích tụ, choán hết vị trí của hạnh phúc và khiến bản thân người đó sẽ chỉ luôn nghĩ về những điều xấu, không còn cảm nhận niềm vui xung quanh.
Lời khuyên hữu ích cho người trầm cảm chính là hãy tự tin nói rằng ‘tôi cần”. Chẳng hạn nếu công việc trên công ty liên tục chất đống và tất cả mọi người đều muốn bạn thực hiện, hãy nói “tôi cần được nghỉ ngơi”; với những vấn đề xích mích trong gia đình hãy giải quyết bằng việc “chúng ta cần nói chuyện với nhau” hay “con cần nói chuyện với cha mẹ” khi phụ huynh cứ không ngừng áp đặt những tiêu chuẩn học tập quá sức khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Từ “cần” mang tính nhấn mạnh và nghiêm túc hơn là “muốn” và điều này sẽ giúp những người khác sẽ lắng nghe những mong muốn của bạn ngay lúc này. Chính việc nói được ra vấn đề của bản thân, dù là ít nhất một lần nhưng chắc chắn sẽ khiến tâm trạng bạn tốt hơn vì bạn đã cố gắng hết sức.
Tự tạo niềm vui cho bản thân
Với những người bị trầm cảm việc tự tạo niềm vui cho bản thân đôi khi có thể là một điều khó khăn bởi vốn dĩ hiện tại họ không còn cảm thấy có điều gì vui vẻ. Nhưng chỉ bản thân người bệnh mới thực sự có thể giúp họ còn mọi biện pháp xung quanh vẫn chỉ mang tính hỗ trợ. Người bệnh không thể mãi dựa dẫm vào những niềm vui được mọi người tạo ra mà cần chính tự thân tìm lại niềm vui là gì.
Hãy bắt đầu từ những việc mà bản thân yêu thích trước đây hoặc tìm kiếm niềm vui ở những điều mới mà trước đó chưa dám thử thách. Chẳng hạn bạn có thể thử học chụp hình, thử đi leo núi hay đi du lịch đến những vùng đất mới. Những điều mới lạ luôn đem đến cho con người sự hứng thú và niềm vui thích trong suốt quá trình khám phá.
Trong thời gian đầu việc này có thể khó khăn do bản thân người bệnh đang cảm thấy vô cùng mệt mỏi, vì vậy bạn nên nhờ đó sự hỗ trợ của người thân để có thể tự tin tìm kiếm và thử thách hơn. Hãy đặt mục tiêu cố gắng vượt ngoài sức của bản thân để lấy đó làm động lực cố gắng nhiều hơn.
Lời khuyên hữu ích cho người trầm cảm – ngừng than thở
Than vãn sẽ chỉ làm tinh thần người trầm cảm thêm trì trệ và mệt mỏi, càng làm tinh thần bạn trở nên tiêu cực mệt mỏi và tuyệt vọng nên hãy tập việc ngừng than thở. Mặt khác than vãn còn ảnh hưởng đến tâm trạng của những người xung quanh và đôi khi làm họ cũng trở nên tiêu cực theo và tất nhiên điều này sẽ không hề tốt một chút nào.
Thay vì cứ ngồi và than thở thì hãy đứng lên thực hiện những công việc khác để quên đi những điều mà bạn đang buồn phiền. Hãy nói hết ra những điều đang khiến bạn mệt mỏi trong 1 lần và bắt tay vào hành động để biến những điều xấu thành điều tốt. Chẳng hạn nếu bạn than thở vì công việc quá nhiều hãy thử sắp xếp lại lịch trình và phân chia công việc một cách hợp lý lại sẽ giúp giải quyết các vấn đề tồn dư hợp lý hơn.
Thay vì coi đó đó là sự muộn phiền thì bạn hãy lấy đó làm động lực để cố gắng hơn. Học cách chấp nhận và cám ơn những gì cuộc sống trao tặng chính là một liều thuốc tuyệt vời để bạn cân bằng lại cuộc sống và ít than vãn hơn trước.
Đừng ở trong nhà quá nhiều
Nghiên cứu đã cho thấy ở những người ở trong nhà quá nhiều, thiếu ánh sáng mặt trời thường dễ bị ủ rũ, cáu kỉnh cũng như dễ mắc trầm cảm hơn ở những người ra ngoài nhiều. Tình trạng này giống như triệu chứng trầm cảm theo mùa do người bệnh thiếu serotonin – một hoạt chất giúp tinh thần thư giãn thả lỏng nên dễ bị stress. Mặt khác ở bệnh nhân trầm cảm lại thường có xu hướng nhốt mình trong phòng để trốn tránh với thực tại và con người nên càng dễ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Do đó lời khuyên hữu ích cho người trầm cảm chính là hãy bước ra ngoài ánh sáng nhiều hơn. Không khí trong lành, ánh nắng sớm mai sẽ giúp tinh thần cả ngày hôm đó trở nên vui vẻ phấn chấn hơn rất nhiều. Nếu người bệnh vẫn chưa tự tin đi ra ngoài nhiều cũng nên dành ít nhất 15- 30 phút luyện tập thể dục hay chỉ đơn giản là tắm nắng sớm cũng giúp ích hơn trong quá trình chữa bệnh.
Việc cứ nằm mãi trong một căn phòng tối tăm sẽ không làm người bệnh thông suốt được mà chỉ cảm thấy uể oải và mệt mỏi hơn rất nhiều. Vì thế hãy mở cửa sổ, mở rèm ra để đón nhận lấy nguồn ánh sáng tự nhiên tràn đầy năng lượng. Ánh sáng cũng giúp bạn dậy sớm hơn, làm được nhiều việc hơn thay vì cứ nằm bẹp mãi trên giường.
Lời khuyên hữu ích cho người trầm cảm – hãy làm bạn với những người tích cực
Những người tích cực luôn biết cách khiến cuộc đời có thêm nhiều niềm vui, luôn tràn đầy năng lượng để khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Những năng lượng tích cực nếu có thể lan tỏa qua những người trầm cảm thì thực sự có thể đưa họ trở về với ánh sáng của niềm vui và hy vọng. Và hơn hết những người tích cực thường có sự kiên trì khá tốt, họ sẽ không bỏ mặc những người trầm cảm mà không ngừng tìm kiếm cách để giúp đỡ người bạn của mình.
Tuy nhiên đôi khi ở những người trầm cảm nặng, sự tích cực họ nhận về chỉ là một phần nhưng sự tiêu cực mà họ cho đi đến 5, 6 phần. Con người có thể bị ảnh hưởng bởi sự tích cực nhưng đồng thời càng dễ “lây lan” sự tiêu cực. Hãy thử tưởng tượng mà xem nếu một người bạn ngày nào cũng nghe bạn than vãn, dù đã tìm mọi cách nhưng bản thân bạn vẫn đáp lại bằng những điều tiêu cực thì chắc hẳn tâm trí họ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Do đó bên cạnh việc kết bạn với những người tích cực thì bản thân người bệnh cũng cần thực sự cố gắng tiếp nhận bầu không khí đó thay vì liên tục từ chối nó. Sự tích cực, vui vẻ sẽ dần dần lan tỏa mạnh mẽ hơn và dần xóa tan đi những điều tiêu cực còn tích tụ lại trong tâm trí.
Hãy thử đăng ký làm tình nguyện viên
Một vài nghiên cứu cho rằng những người tầng lớp cao, những người giàu thường dễ bị trầm cảm hơn là những người nghèo. Nguyên nhân được cho là do họ có quá nhiều áp lực về tiền bạc, đôi khi bị tiền bạc chi phối cả các vấn đề cá nhân khiến họ không còn thực sự cảm thấy niềm vui là gì. Trong khi đó những người nghèo thường có xu hướng cố gắng nhiều hơn, dễ cảm thấy hạnh phúc hơn với những điều nhỏ nhoi. Tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn chưa hoàn toàn được xác thực.
Dù là giàu hay nghèo nhưng việc đăng ký làm tình nguyện viên vẫn thực sự mang đến nhiều giá trị hữu ích cho những trái tim đang vụn vỡ. Thông qua các chương trình thiện nguyện sẽ giúp bạn gặp gỡ nhiều con người, tăng sự hòa nhập với xã hội, có cơ hội tìm đến nhiều người mới, biết thêm nhiều câu chuyện mới cũng như có thể chia sẻ được vấn đề của chính bản thân.
Đôi khi việc chia sẻ những điều khó khăn của bản thân với người ngoài lại dễ dàng hơn với những người thân quen trước đó. Việc làm tình nguyện viên còn cho bạn thấy cuộc sống của bạn ít ra còn tốt hơn rất nhiều người, từ đó có động lực để kết thúc việc than vãn và thay vào đó sẽ nỗ lực hơn.
Mặt khác khi làm những công việc tốt, đem đến được niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác bạn cũng sẽ tự động mỉm cười và chữa lành cho chính bản thân.
Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
Thể dục thể thao chính là biện pháp giúp cho tinh thần thoải mái và tích cực hơn rất nhiều. Các bác sĩ cũng luyên khuyến khích bệnh nhân trầm cảm nên duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để cải thiện thể lực đồng thời nâng cao sức khỏe tinh thần hiệu quả nhất. Hãy bắt đầu từ việc tập thể dục thể thao mỗi sáng sớm để thấy lợi ích tốt nhất cho tâm trí của bản thân.
Các nghiên cứu đã chứng minh việc tập thể dục sẽ giúp sự tiêu cực được giải phóng đồng thời hấp thụ ngược lại những năng lượng tích cực. Đặc biệt với những bộ môn đồng đội còn giúp tăng tính kết nối với xã hội nhiều hơn để người bệnh bước ra bên ngoài và trải nghiệm với cuộc sống.
Theo các bác sĩ, yoga và thiền chính là hai bộ môn tốt nhất cho bệnh nhân trầm cảm trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh. Việc thực hiện thiền 30 phút mỗi ngày có thể giúp tinh thần an tĩnh, an yên thoải mái hơn, không cảm thấy tinh thần quá trầm uất mệt mỏi như trước.
Đặc biệt ở những bệnh nhân trầm cảm mất ngủ, thực hiện thiền và yoga hằng ngày sẽ giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả nhất. Bệnh nhân có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn, không còn bị mất ngủ hay giật mình tỉnh giấc như trước.
Hãy đừng nên khuyên người bệnh hãy vui lên, hãy cố gắng lên bởi họ cũng đã và đang cố gắng hơn rất nhiều, việc bảo họ hãy vui lên cũng dường như vô ích. Thay vào đó hãy luôn động viên họ, cảm ơn họ vì đã đang cố gắng từng ngày. Sự hỗ trợ và bên cạnh của những người thân, bạn bè xung quanh chính là liều thuốc tốt nhất cho những bệnh nhân trầm cảm.
Trên đây là một số lời khuyên hữu ích cho người trầm cảm, tuy nhiên chúng chỉ giúp hỗ trợ thêm cho người bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên sớm đi gặp chuyên gia tâm lý và bác sĩ để thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Mỗi người hãy bắt đầu thay đổi lối sống lành mạnh, cố gắng suy nghĩ tích cực và lạc quan để sớm làm chủ cảm xúc tiêu cực.
Có thể bạn quan tâm
- Thực trạng trầm cảm ở sinh viên đại học bạn nên quan tâm
- Cảnh báo nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường
- Hậu quả (di chứng) của bệnh trầm cảm không nên xem thường
Mong những ai bị trầm cảm tìm được sự giúp đỡ kịp thời. Nhà có bà cô sau khi li dị xong bị trầm cảm dùng thuốc bao năm không khỏi. Mãi sau này bắt đầu có trị liệu tâm lý đi tư vấn mới dần dần quay lại bình thường
Không biết có cách nào phòng chữa bệnh trầm cảm không nhỉ. Nghe bảo nhiều thuốc lắm mấy đứa ghét thuốc như mình sợ ghê í :<<
chắc phải cố gắng giữ bản thân tích cực c ạ, bạn e sau khi học đh khác trường đột nhiên bị trầm cảm ý ạ. hồi c3 thì năng động mà giờ khác lắm. e thì ngc lại
Mình từng bị, và vẫn đang tiếp tục sống cùng bệnh trầm cảm, nên mình có ý kiến là đọc bài này hơi lấn cấn. Khi một người bị trầm cảm thì thậm chí họ không có sức để ra khỏi giường, nói gì đến tập luyện hay tình nguyện. Mong người viết suy nghĩ lại ạ
Phần cuối bài có nói là những biện pháp trên chỉ hiệu quả nếu ở giai đoạn 1 của trầm cảm mà bạn, trị liệu rất quan trọng trong việc điều trị trầm cảm, mình hiểu, nhưng ở bước đầu nên làm những việc như vậy để có thể khiến mình cảm thấy ổn hơn trước khi quá muộn
Nhưng một người bình thường làm sao có thể biết mình ở giai đoạn 1 để áp dụng hả bạn?
Mình nghĩ là phải để ý tới bản thân, nếu đột nhiên thấy không còn năng lượng để làm việc mình thích thì có thể áp dụng những cách trên. Chứ không thể tuyên bố là mình bị bệnh rồi không làm gì
Vấn đề là nó không phải là một bệnh xuất phát từ môi trường. Môi trường chỉ đóng vai trò thúc đẩy nhưng bản thân những người bị trầm cảm vốn bị mất cân bằng các háo chất trong não bộ, bạn không thể dựa vào hành vi để điều chỉnh việc đó được
Đó mới là thuyết thôi bạn ạ, các nhà khoa học cho đến giờ vẫn chưa hiểu chính xác não bộ hoạt động ra sao mà. Với lại bạn bị trầm cảm thì bạn cũng biết về liệu pháp hành vi nhận thức đúng không? Đó là cách trị liệu giúp mình thay đổi suy nghĩ tiêu cực của mình, từ đó thay đổi hành vi, và tạo thành vòng lặp. Vậy thì hành vi có khiến tình trạng trầm cảm cải thiện mà bạn
Mình nghĩ bạn nói có phần đúng, những lời khuyên trên không phải là giải pháp triệt để (như cuối bài có nói), nhưng những điều đó không tạo ra tác dụng phụ gì, thì ở giai đoạn đầu nên làm, có thêm sự chia sẻ với bạn bè gia đình nữa bạn ạ
Em có làm tình nguyện viên trên trường ạ, nhưng dạo gần đây em không còn cảm thấy có sức làm nữa, em làm suốt 2 năm đầu mà em cảm giác em đang làm vì em không muốn bỏ lỡ gì thôi, giờ mặc dù học có bận thêm thật nhưng chưa đủ để em không có thời gian. Dạo này em không có hứng thú làm gì nữa mà chỉ muốn ngủ ở nahf cả ngafy thôi. Có phải em bị trầm cảm không ạ
Chào bạn, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn và hỗ trợ. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.
Mình thấy biết ơn vì có bố mẹ quan tâm. Hồi xưa mình cứ nghĩ bố mẹ hay soi mói các thứ, nhưng phải nhờ bố mẹ để ý, nói chuyện thẳng thắn, mình mới nhận ra là mình bị trầm cảm nhẹ. Những lúc ấy làm theo lời khuyên ra ngoài với đi bộ thể dục hàng ngày thì mình mới khá lên
Anh gặp may thật đó. Bạn em có mẹ không để ý chuyện đấy mấy. Nó nói với mẹ nó là nó bị trầm cảm mẹ nó còn không tin cơ
Anh thấy mình may thật sự, bố mẹ anh đều chia sẻ cởi mở với anh nên anh mới không bị trầm cảm nặng hơn. Bạn em sao rồi
Em đang đọc bài này để giúp nó đây. Nó khá nặng nên em nghĩ em sẽ liên lạc với bên NHC để giúp nó trị liệu ạ. Em thấy dùng thuốc nhiều tác dụng phụ quá nên em sẽ tin vào trị liệu
Lời khuyên hữu ích cho những ai bị trầm cảm! Mong họ sẽ quay về cuộc sống bình thường
Em cảm ơn bài viết ạ, em có người quen đang trải qua trầm cảm, em sẽ khuyên thử người ta xem sao
Nếu họ bị trầm cảm nặng thì bạn chú ý là những biện pháp này chưa chắc đã hiệu quả bạn nhé. Ở các giai đoạn nặng hơn mình nghĩ bạn nên khuyến khích họ tìm đến tâm lý trị liệu
Người này không tìm được việc làm nên bỏ cuộc, chỉ ở nhà suốt nửa năm nay rồi ạ
Bạn xem người ta có tắm rửa hay dọn phòng ốc gì không nhé. Nếu bỏ bê đến cả vệ sinh cá nhân thì mình nghĩ những lời khuyên trên không hiệu quả đâu
Vậy cho em hỏi nếu nặng thì em đưa họ đi khám ở NHC có ổn không ạ?
À cái đó thì mình không biết, mình không quen ai bị trầm cảm nên mình không biết ai đi điều trị
Dì từng đưa con cô đi chữa trị trầm cảm ở đấy đầu năm ngoái. Dì thấy có vẻ hiệu quả đó con, con dì không cần dùng thuốc nhưng sau khi đi trị liệu thì có vẻ phấn khởi hơn, đợt vừa rồi còn đi leo núi với trung tâm nữa đó
Dạ vâng ạ, em cảm ơn anh chị, cháu cảm ơn cô ạ
Cảm ơn người viết ạ. Bản thân mình không bị trầm cảm nhưng mình sẽ làm những điều này để phòng tránh
Bên mình có làm ở Đồng Nai không ạ, em nghĩ mình bị trầm cảm nhưng mấy cái kia em làm suốt á, có khá hơn đâu
Hiện trung tâm có ở Hà Nội và TPHCM, rất tiếc là chưa có ở Đồng Nai, để được hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng hơn, bạn có thể gọi điện đến hotline của Trung tâm: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây: https://tamlytrilieunhc.vn/dat-lich-hen Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ bạn nhé.
Cái này đọc thấy giống biện pháp phòng tránh hơn nhỉ…
Mấy cái này là tránh cảm xúc tiêu cực, làm để giữ không bị trầm cảm hoặc đang bị nhẹ thì làm để tránh bị nặng hơn là ok á
thì phòng còn hơn chữa mà, bệnh nào chả vậy ưu tiên là phòng tránh hơn ý
đó là lời khuyên mà, mà lời khuyên như vậy thường là tránh hơn là chữa, chữa thì phải là kinh nghiệm cơ