Mối liên hệ giữa suy nhược thần kinh và trầm cảm
Suy nhược thần kinh và trầm cảm là hai căn bệnh tâm thần phổ biến, chúng có những triệu chứng tương đồng như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, mất kiểm soát về cảm xúc,…Vậy mối quan hệ giữa suy nhược thần kinh và trầm cảm là gì? Cách nhận biết ra sao?
Mối liên hệ giữa suy nhược thần kinh và trầm cảm bạn nên biết
Theo nghiên cứu của y khoa thì căn bệnh trầm cảm sẽ được chia thành 3 nhóm cụ thể đó là:
- Trầm cảm do bệnh thực tổn ảnh hưởng từ những tổn thương, chấn thương ở não bộ.
- Trầm cảm nội sinh xuất phát từ tình trạng rối loạn hormone diễn ra bên trong cơ thể.
- Trầm cảm do suy nhược thần kinh.
Tổ chức Y tế thế giới đã cho biết rằng, hiện nay có khoảng 5% dân số đang mắc phải các rối loạn trầm cảm với các biểu hiện rõ rệt. Tỷ lệ mắc phải căn bệnh này cũng khá cao, đối với nữ giới chiếm từ 4 đến 9%, còn ở nam giới khoảng từ 2 đến 3%. Các chuyên gia nhận thấy, hầu hết ai cũng có khả năng mắc phải căn bệnh trầm cảm nhẹ ít nhất 1 lần trong đời.
Có thể nói, tình trạng suy nhược thần kinh chính là tiền đề và nguyên nhân gây nên căn bệnh trầm cảm. Những đối tượng bị suy nhược thần kinh nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần bị suy kiệt, dễ dẫn đến trầm cảm.
Bên cạnh đó, những người bị suy nhược thần kinh luôn có cảm giác mình đang mắc bệnh nhưng khi tiến hành thăm khám lại khó có thể phát hiện được. Các triệu chứng của bệnh suy nhược cũng khá giống với trầm cảm, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, trí nhớ suy giảm, rối loạn giấc ngủ, lo âu, nghỉ ngơi nhiều nhưng vẫn không thể phục hồi.
Do đó, có thể thấy suy nhược thần kinh và trầm cảm là hai bệnh lý diễn ra song hành cùng với nhau, nếu không được cải thiện sớm sẽ khiến cho các triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng hơn. Người bệnh dần xuất hiện cảm giác tội lỗi, cảm thấy mình là gánh nặng của người khác, suy nghĩ đến cái chết và có ý định muốn tự sát rất cao.
Cách nhận biết suy nhược thần kinh và trầm cảm
Như đã nói trên, suy nhược thần kinh và trầm cảm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng có những triệu chứng tương tự nhau nên nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này. Để phân biệt 2 căn bệnh này, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây:
- Vấn đề về giấc ngủ: Đối với những người bị suy nhược thần kinh sẽ rơi vào trạng thái mất ngủ hoặc ngủ không kiểm soát, điều này xuất phát từ sự lẫn trốn các vấn đề áp lực, căng thẳng chuẩn bị xảy ra. Còn đối với trầm cảm, người bệnh vẫn bị rối loạn về giấc ngủ, ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều. Thế nhưng ngay khi có thời gian nghỉ ngơi bệnh nhân vẫn không cảm thấy thoải mái và bớt mệt mỏi.
- Suy nghĩ tiêu cực: Những đối tượng bị trầm cảm sẽ cảm thấy buồn chán, mất dần hứng thú trong khoảng 2 tuần trở lên, thậm chí người bệnh có thể nghĩ đến cái chết, muốn thực hiện các hành vi làm tổn hại bản thân hoặc tự sát. Còn đối với những người bị suy nhược thần kinh chỉ cảm thấy mệt mỏi, chán nản với mức độ nhẹ, sa sút tinh thần, cảm thấy cuộc sống vô nghĩa.
- Cảm giác quá sức hoặc tuyệt vọng: Bệnh suy nhược thần kinh sẽ khởi phát khi một người làm việc quá sức, không có đủ khả năng để chống chọi lại các vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Còn với căn bệnh trầm cảm, người bệnh sẽ cảm thấy chán nản, tuyệt vọng đối với bất kì tình huống nào.
- Cản trở trong giải quyết công việc: Người bị trầm cảm sẽ gặp phải khó khăn khi phải đưa ra quyết định, họ không thể tập trung hoặc thực hiện các công việc hàng ngày, ngay cả khi nhận được sự giúp đỡ của người khác. Đối với người bị suy nhược thần kinh sẽ bị giảm hiệu suất công việc hoặc làm việc năng suất hơn tùy vào cách mà họ giải quyết tình huống đang gặp phải.
- Dấu hiệu về thể chất: Cả hai căn bệnh đều làm xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân đột ngột, chân tay run rẩy, sốt,…Thế nhưng đối với người bệnh suy nhược thần kinh thì các triệu chứng sẽ được thuyên giảm nếu yếu tố gây căng thẳng được giải quyết. Còn đối với người bệnh trầm cảm, các triệu chứng này chỉ có xu hướng gia tăng và trở nên nghiêm trọng khiến người bệnh cảm thất bất lực.
Làm gì để cải thiện chứng suy nhược thần kinh và trầm cảm?
Để ngăn chặn được nguy cơ mắc bệnh trầm cảm đến từ tình trạng suy nhược thần kinh, trước tiên bạn cần nhanh chóng thay đổi lối sống lành mạnh kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học và điều độ. Một số lời khuyên dành cho người bệnh như sau:
Xây dựng thực đơn ăn uống thích hợp
Một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cơ thể nhanh chóng cải thiện được sức khỏe. Những đối tượng bị suy nhược cơ thể và trầm cảm nên chú ý bổ sung những thực phẩm có tác dụng an thần, tốt cho hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần đảm bảo ăn đủ bữa, tránh tình trạng bỏ bữa hoặc ăn qua loa. Trong thực đơn mỗi ngày cần phải có các loại rau xanh, hoa củ quả tươi cùng những thực phẩm có lợi như chuối sứ, bí đỏ, long nhãn, đu đủ chín, các loại thịt, cá, các loại đậu,…Nếu cảm thấy khó ăn, ăn không tiêu bạn có thể chia nhỏ bữa ăn ra nhiều lần, cố gắng ăn vừa no, nhai kỹ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Đồng thời người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, các món ăn cay nóng, chiêm xào nhiều dầu mỡ. Đặc biệt là những thực phẩm, nước uống có chứa nhiều caffein như cà phê. Người bệnh cũng không được uống rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, chất gây nghiện để tránh là cho tình trạng suy nhược thần kinh nghiêm trọng hơn, nhiều nguy cơ dẫn đến trầm cảm.
Tập thể dục mỗi ngày
Các chuyên gia cho biết rằng, thói quen vận động, tập luyện thể dục mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, gia tăng hệ miễn dịch và giúp tinh thần được cải thiện tốt hơn. Các bài tập đơn giản như chạy bộ, đi bộ, ngồi thiền, tập yoga, thái cực quyền,…sẽ giúp bạn giải tỏa áp lực, kích thích các hormone hạnh phúc và cải thiện tuần hoàn máu, chức năng của hệ thần kinh.
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần cân nhắc để lựa chọn môn tập cho phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và thể trạng của bản thân. Mỗi ngày chỉ cần tập luyện khoảng 30 phút sẽ giúp cho các triệu chứng suy nhược thần kinh và trầm cảm được thuyên giảm đáng kể. Bệnh nhân không được cố gắng tập luyện quá sức, điều này không chỉ không cải thiện bệnh mà còn làm cho sức khỏe suy kiệt nhiều hơn.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, đặc biệt là những người đang bị suy nhược thần kinh hoặc trầm cảm. Người bệnh thường dễ rơi vào trạng thái khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, tỉnh dậy trong trạng thái không tỉnh táo, mệt mỏi. Vì thế để cải thiện tốt tình trạng bệnh, bạn cần phải chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
Ngoài ra, nếu cảm thấy khó ngủ, bệnh nhân cũng nên vệ sinh giấc ngủ của mình tốt hơn. Bạn có thể lựa chọn không gian ngủ mới, thoáng mát, dễ chịu hơn, phòng ngủ nên tránh tiếng ồn, đảm bảo về nhiệt độ và ánh sáng. Hơn thế, bạn cũng nên dùng thêm tinh dầu để giấc ngủ được sâu hơn. Trước lúc ngủ bệnh nhân cũng có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ như ngâm chân với nước ấm, nghe nhạc, đọc sách, massage,…
Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính,..trước khi đi ngủ. Không nên ăn quá no hoặc ăn những món ăn khó tiêu vào buổi chiều muộn. Hạn chế vận động quá nhiều trước khi ngủ sẽ làm cho bạn khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc mãi không ngủ được.
Suy nhược thần kinh là một trong các nguyên nhân có thể gây nên căn bệnh trầm cảm. Vì thế, ngay khi nhận thấy các triệu chứng suy nhược, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa để cải thiện bệnh tốt hơn, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!