Bị suy nhược thần kinh nên ăn gì? 15 thực phẩm tốt nhất
Bị suy nhược thần kinh nên ăn gì và kiêng gì luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Các chuyên gia cho biết rằng, đối với những tình trạng bệnh nhẹ chỉ cần kết hợp nghỉ ngơi với việc ăn uống đúng cách sẽ giúp bệnh tình mau chóng thuyên giảm.
Vai trò của dinh dưỡng với người bị suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh là căn bệnh rối loạn thần kinh chức năng khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có sức sống. Từ đó dẫn đến việc suy giảm chất lượng cuộc sống, hiệu suất làm việc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân.
Bộ não tiêu thụ khoảng 20% lượng calo hàng ngày, tức khoảng 400 calo trong tổng số 2000 calo. Cấu trúc của não chủ yếu là chất béo, với khoảng 60% là cholesterol và axit béo không bão hòa đa. Do đó, chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chức năng não, từ đó tác động đến hoạt động tâm trí và sức khỏe tinh thần. Việc cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất là rất cần thiết cho người suy nhược thần kinh.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bị suy nhược thần kinh cụ thể như sau:
- Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giúp an thần, cải thiện giấc ngủ và tốt cho hệ thần kinh
- Người bệnh cần bổ sung nhiều rau củ quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế các thực phẩm có khả năng gây hại cho não bộ như các chất kích thích, thực phẩm chứa nhiều caffeine
- Giữ tinh thần thật lạc quan, vui vẻ và thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực kéo dài.
Người bị suy nhược thần kinh nên ăn gì?
Người bị suy nhược thần kinh nên ăn gì? Đối với những bệnh nhân bị suy nhược thần kinh nên chú ý bổ sung các thực phẩm an thần, bồi bổ cơ thể với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Một số thực phẩm mà người bệnh cần bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày như sau:
1. Long nhãn
Theo Y học cổ truyền, long nhãn có tính ấm, bình, vị ngọt, không độc và có công dụng tốt trong việc trừ vi trùng lao, tu bổ khí huyết, bổ ích tâm tỳ, ích trí an thần. Vì thế, các chuyên gia hay khuyên người bị suy nhược thần kinh nên chú ý bổ sung long nhãn vào thực đơn ăn uống để cải thiện các triệu chứng bệnh, đặc biệt là tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Long nhãn là thực phẩm khá quen thuộc, vì thế người bệnh có thể dùng nó để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn hoặc pha trà uống cũng rất tốt. Trong Đông y thường sẽ sử dụng bài thuốc kết hợp long nhãn với đại táo và gạo tẻ để bổ huyết, an thần, dưỡng tâm, kiện tỳ.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị sẵn 16g long nhãn, 100g gạo tẻ và 15g đại táo.
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên và dùng chúng để nấu cháo.
- Mỗi tuần người bệnh nên ăn khoảng 2 đến 3 lần và duy trì trong khoảng 1 tháng sẽ thấy tình trạng sức khỏe cải thiện tốt hơn.
2. Hạt sen, tâm sen
Một trong những thực phẩm mà người bị suy nhược thần kinh không được bỏ qua đó chính là hạt sen, đặc biệt là tâm sen (tim sen) – một trong những loại thảo dược được sử dụng nhiều trong Đông y với công dụng an thần. Ngoài ra, tâm sen còn được biết đến với tác dụng chống oxy hóa, bổ tim, điều trị chứng mất ngủ, giảm thiếu máu, cải thiện các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, giãn mạch ngoại vi, ổn định nhịp tim và huyết áp hiệu quả.
Người bệnh có thể sử dụng hạt sen để nấu chè hoặc chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như gà hầm hạt sen, canh sườn non hạt sen, cháo hạt sen, bồ câu hầm hạt sen,…Ngoài ra, trong Y học cổ truyền còn có các bài thuốc chữa suy nhược thần kinh bằng tâm sen như:
- Bài thuốc giúp an thần: Sử dụng 5g tâm sen đã sao khô, 10g táo nhân sao đen và đập dập, 20g lá vông sao khô và tán thành dạng bột mịn. Đem cả 3 nguyên liệu này đẻ hãm cùng với nước sôi. Người bệnh có thể thêm một ít hoa nhài để tạo mùi hương dễ chịu và nên dùng khi trà còn ấm.
- Bài thuốc chữa mất ngủ: Sử dụng 8g tâm sen sao khô, 15g mạch môn và 20g hạt muồng sao khô để hãm lấy nước uống mỗi ngày.
3. Bí đỏ
Một gợi ý tuyệt vời dành cho thực đơn của người bị suy nhược thần kinh đó chính là bí đỏ. Thực phẩm này thường được sử dụng trong khẩu phần ăn của các trẻ ăn dặm nhằm bổ sung dưỡng chất cần thiết cho não bộ. Trong rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, loại quả này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người.
Trong bí đỏ có chứa hàm lượng lớn muối khoáng, sắt, vitamin T và K, acid glutamine,…các chất này điều có tác dụng tăng cường hoạt động của bộ não, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, gia tăng phản ứng chuyển hóa của tế bào thần kinh và não bộ.
Bên cạnh đó, trong thành phần của bí đỏ còn có tryptophan – đây là một trong các thành phần quan trọng đối với cấu tạo của protein. Nó có chức năng giúp tổng hợp serotonin để tạo nên cảm giác hưng phấn, phấn chấn. Các chuyên gia cho biết rằng, những người bị suy nhược thần kinh thường xuyên bị thiếu hụt lượng chất này, vì thế họ hay cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó kiểm soát cảm xúc và bị suy giảm về trí nhớ. Do đó, việc bổ sung bí đỏ vào thực đơn dinh dưỡng sẽ giúp người bạn hạn chế được các triệu chứng này.
4. Chuối sứ
Trong Đông y, chuối sứ có tính lạnh, vị ngọt có tác dụng làm dịu hệ thần kinh và thanh nhiệt cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, theo y học hiện đại cũng nhận thấy rằng, trong chuối sứ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng bổ ích cùng hàm lượng đường tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, điển hình như Glucose, sucrose, fructose.
Bên cạnh đó, thành phần vitamin B6 và kali có trong thực phẩm này cũng có công dụng rất tốt đối với hoạt động của bộ não, nó giúp gia tăng trí nhớ, duy trì sự tỉnh táo giúp người bệnh phục hồi được khả năng làm việc, học tập của mình. Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng thì người bị suy nhược thần kinh nên duy trì thói quen ăn 2 trái chuối sứ mỗi ngày vào buổi sáng, tốt nhất là khi bụng thấy hơi đói.
5. Rong biển
Rong biển cũng là một trong các thực phẩm bổ dưỡng mà người bệnh nên ăn. Trong rong biển có chứa hàm lượng canxi cao và muối thấp giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Người bị suy nhược thần kinh nên lựa chọn các món ăn chế biến từ rong biển để bổ sung khoảng 2 – 3 lần trong tuần. Một số món ăn bổ dưỡng như canh rong biển nấu nghêu, cơm chiên rong biển, rong biển cuộn cơm nắm, rong biển rang muối,…
6. Các loại đậu
Trong các loại đậu có chứa hàm lượng vitamin dồi dào, điển hình là vitamin A, B, C, D,…giúp gia tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe rất tốt. Ngoài ra, trong đậu còn có hàm lượng sắt, đạm, magie cao rất tốt cho não bộ, đặc biệt là những người bị suy nhược thần kinh. Một số loại đậu mà người bệnh nên bổ sung như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh,…
7. Socola
Socola từ lâu đã được coi là “món ăn tinh thần” khi bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Trong socola có chứa flavonoid – một chất giúp chống oxy hóa, bảo vệ dây thần kinh và xoa dịu bộ não. Khi ăn socola, cơ thể sản sinh nhiều hơn chất tryptophan, giúp tăng cường cảm giác hưng phấn, thay thế cho sự mệt mỏi. Không những thế, socola còn kích thích việc giải phóng endorphin, giúp tâm trạng trở nên thư giãn và thoải mái hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh socola là nguồn cung cấp magie dồi dào, giúp chống lại tác động của stress. Magie trong socola còn có khả năng làm dịu thần kinh và hỗ trợ giấc ngủ. Hơn nữa, việc ăn socola không chỉ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ mà còn giúp giảm căng thẳng, tạo cảm giác an thần, thư giãn. Đây chính là lý do socola đen được xem như “người bạn đồng hành” với những ai đang gặp vấn đề về suy nhược thần kinh.
8. Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch, và lúa mì không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn rất tốt cho sức khỏe não bộ. Với hàm lượng folat cao, chúng giúp tăng lượng máu lên não, hỗ trợ quá trình tư duy và cải thiện trí nhớ. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc này chứa nhiều vitamin nhóm B, như B1 và B6 giúp duy trì và nâng cao hoạt động của hệ thần kinh.
Hơn hết nó là nguồn thực phẩm dồi dào protein, vitamin và khoáng chất như sắt và chất béo, giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa thiếu máu và suy dinh dưỡng. Ngoài ra, lượng carbohydrate có trong gạo và bột mì cung cấp năng lượng cần thiết cho não bộ và hệ thần kinh, đồng thời cải thiện trí nhớ và giảm nguy cơ đột quỵ. Đây là lựa chọn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe toàn diện.
9. Sữa chua
Sữa chua không chỉ là món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa các dưỡng chất quan trọng như tryptophan – một axit amin cần thiết cho việc sản xuất serotonin. Serotonin được xem là chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mang lại cảm giác hạnh phúc. Ngoài ra, sữa chua còn chứa cholin và các axit amin, góp phần hỗ trợ chức năng não bộ, giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
Sữa chua cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, phospho, magie và kali, giúp đáp ứng một phần lớn nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Đặc biệt, các vitamin nhóm B như riboflavin (B2) và B12 trong sữa chua đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở ống thần kinh. Ăn sữa chua đúng thời điểm không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn.
Thời điểm nên ăn sữa chua:
- Bữa sáng để cung cấp năng lượng để bắt đầu ngày mới
- Sau bữa ăn chính khoảng 30 phút để bổ sung dưỡng chất
- Buổi chiều để giảm cảm giác đói giữa các bữa ăn
- Sau khi luyện tập giúp hồi phục cơ bắp và cung cấp protein
10. Hải sản
Hải sản như hàu, sò huyết và cá mòi là những thực phẩm giàu magie và selen, giúp cung cấp năng lượng cho tế bào thần kinh. Khi não bộ được cung cấp đủ năng lượng, nó sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu tình trạng mệt mỏi và suy nhược. Đây là lý do hải sản được coi là lựa chọn dinh dưỡng tuyệt vời cho những ai muốn cải thiện sức khỏe tinh thần.
Ngoài ra, hải sản cũng chứa nhiều axit béo omega-3, rất có lợi cho hệ tim mạch và giúp ngăn ngừa các vấn đề như trầm cảm, suy giảm trí nhớ, hay thậm chí là Alzheimer. Đồng thời, omega-3 trong hải sản còn giúp giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, mang lại nhiều lợi ích cho hệ thần kinh và cơ thể, giảm căng thẳng và mệt mỏi hiệu quả.
11. Quả bơ
Bơ là loại quả giàu dinh dưỡng, cung cấp hơn 20 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như magie, kali, vitamin C và các vitamin nhóm B. Những dưỡng chất này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ thần kinh, giúp ổn định tâm trạng và giảm lo lắng. Thường xuyên ăn bơ còn giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn.
Với nhiều lợi ích dinh dưỡng, quả bơ dễ dàng trở thành món ăn yêu thích trong bữa ăn hàng ngày. Người dùng có thể ăn bơ chín trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như trộn với nước chanh, làm sinh tố bơ với sữa, biến tấu thành món kem mát lạnh. Không chỉ thơm ngon, bơ còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tật và cân bằng hệ thần kinh.
Bài thuốc dân gian giúp ổn định thần kinh: Kết hợp 200g thịt bơ, 50g hoa nhài khô và 30g mật ong.
- Thịt quả bơ được hấp chín và sấy khô, hoa nhài phơi khô
- Cả 2 nguyên liệu được tán mịn và trộn với mật ong, vo thành viên nhỏ bằng hạt ngô
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên cùng với nước sôi để nguội để hỗ trợ sức khỏe thần kinh
12. Trứng
Trứng là nguồn dinh dưỡng giàu protein và chất béo lành mạnh giúp duy trì hoạt động não bộ. Đặc biệt, nó chứa nhiều choline – dưỡng chất thiết yếu giúp sản sinh acetylcholine dẫn truyền thần kinh hỗ trợ trí nhớ và giao tiếp giữa các tế bào não. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn trứng thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, tăng khả năng ghi nhớ và đặc biệt phù hợp với những người bị suy nhược thần kinh.
Ngoài choline, lòng đỏ trứng còn chứa lutein và zeaxanthin – dưỡng chất thực vật giúp tăng cường chức năng nhận thức. Đồng thời là thực phẩm an toàn cho người trưởng thành khỏe mạnh, dù chứa cholesterol nhưng không gây hại. Một người lớn có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày mà không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đối với người cao tuổi có sức khỏe tốt, việc dùng một quả trứng hàng ngày cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe não bộ.
13. Các loại cá béo
Cá biển, đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, và cá thu, là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào. Loại chất béo này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và trí não, mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, kháng viêm và cải thiện hệ thần kinh. Với người bị suy nhược thần kinh, việc bổ sung cá béo vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe và tăng cường sự tỉnh táo.
Bên cạnh omega – 3, các loại cá béo còn chứa nhiều vitamin B, giúp cung cấp năng lượng và giảm cảm giác mệt mỏi. Nhờ vậy, việc bổ sung cá béo vào bữa ăn sẽ giúp cải thiện sức đề kháng, tăng cường sức khỏe toàn diện cho cơ thể.
14. Sữa
Sữa là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp nhiều vitamin, axit amin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Đặc biệt, tryptophan trong sữa giúp cơ thể sản sinh serotonin, mang lại cảm giác hưng phấn, thư giãn và kiểm soát tốt cảm xúc. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong sữa còn giúp bảo vệ não và cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại, giúp tinh thần minh mẫn hơn.
Hàm lượng protein và tryptophan có trong sữa không chỉ giúp điều hòa huyết áp mà còn làm giảm căng thẳng, mệt mỏi – đặc biệt tốt cho những người bị suy nhược thần kinh. Tryptophan cũng hỗ trợ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Uống sữa thường xuyên giúp phục hồi năng lượng, giúp cơ thể thoải mái và tinh thần tỉnh táo hơn sau một ngày dài căng thẳng.
15. Trà xanh
Trà xanh là một trong những loại thức uống giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào não và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Đặc biệt, thành phần theanine có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, đồng thời hỗ trợ cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung. Những người thường xuyên uống trà xanh không chỉ cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn tăng cường khả năng kết nối và hoạt động của não bộ.
Bên cạnh tác dụng tăng cường trí não, trà xanh còn có khả năng chống lại quá trình thoái hóa nhận thức do béo phì nhờ các saponin giúp cải thiện tín hiệu leptin trong não. Nồng độ chất chống oxy hóa có trong lá trà xanh giúp bảo vệ tế bào và tăng cường các yếu tố dinh dưỡng cho thần kinh.
Cách uống trà xanh đúng cách:
- Pha trà bằng nước nóng 85 độ C, tránh dùng nước sôi 100 độ C
- Không pha trà quá đậm đặc để tránh kích thích thần kinh và khó ngủ
- Người cao huyết áp nên đun sôi 3g trà với 150ml nước, uống 3 lần/ngày sau bữa ăn 2 giờ
- Người huyết áp thấp uống 400ml trà trước bữa trưa
- Ưu tiên sử dụng trà xanh tươi để bảo toàn dưỡng chất
Người bị suy nhược thần kinh nên kiêng gì tốt nhất?
Bên cạnh việc chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và các thực phẩm cần thiết thì người bị suy nhược thần kinh cũng cần kiêng một số thực phẩm sau đầy:
- Các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh: Những đối tượng đang bị suy nhược thần kinh cần tránh xa các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, những thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia. Các thức ăn này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tim mạch, tác động xấu đến tuần hoàn máu, đặc biệt là những người đang bị suy nhược.
- Rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích: Những chất này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tuần hoàn máu và hệ thần kinh. Những loại đồ uống có cồn sẽ khiến cho tim mạch và hệ thần kinh bị kích thích, gây hưng phấn hoặc làm mất kiểm soát về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi. Nhiều người khi gặp phải áp lực, stress thường tìm đến bia rượu để giải sầu tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh và nhiều khả năng dẫn đến nghiện.
- Đồ uống, thực phẩm chứa nhiều caffenin: Nếu không muốn tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng nhóm thực phẩm này, đặc biệt là cà phê. Ngoài ra, caffenin còn làm cho nhịp tim tăng nhanh, gia tăng huyết áp nhiều nguy cơ khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn.
Một số lưu ý dành cho người bị suy nhược thần kinh
Để cải thiện tình trạng sức khỏe, đẩy lùi căn bệnh suy nhược thần kinh thì việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh vẫn chưa đủ. Người bệnh cần phải nhanh chóng thay đổi lối sống, sinh hoạt hàng ngày để bệnh tình được cải thiện tốt hơn. Một số phương pháp cụ thể như sau:
- Đảm bảo giấc ngủ chất lượng, mỗi ngày nên ngủ đủ 7 đến 8 tiếng và ngủ trước 23 giờ. Người bệnh nên tập thói quen ngủ và thức dậy cùng một thời gian cố định trong ngày, tránh trạng thái ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Để cải thiện giấc ngủ bạn cần lựa chọn không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, nhiệt độ và ánh sáng phù hợp, có thể sử dụng thêm tinh dầu để dễ ngủ hơn.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, duy trì thói quen vận động mỗi ngày. Người bệnh chỉ cần dành ra khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga, thiền định để giúp tinh thần thoải mái hơn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Sắp xếp công việc hợp lý, tránh làm việc quá sức hay đem việc về nhà làm. Tốt nhất bạn nên lên kế hoạch cho ngày mới hoặc cả tuần để có thể làm việc hiệu quả hơn, hạn chế các áp lực, căng thẳng.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan. Sau những giờ làm việc vất vả bạn có thể nghe nhạc, đọc sách, xem phim, gặp gỡ bạn bè để thư giãn, giải tỏa đầu óc.
Việc nắm được bị suy nhược thần kinh nên ăn gì sẽ giúp cho người bệnh dễ dàng xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải chú ý đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hàng ngày để giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chữa bệnh suy nhược thần kinh bằng cây thuốc nam
- 10 thảo dược trị mất ngủ an toàn hiệu quả, dễ kiếm
- 8 cách chữa mất ngủ bằng mật ong đơn giản mà hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!