Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu?
Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu? Đây là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi mắc phải bệnh lý này. Trên thực tế, suy nhược thần kinh có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được cải thiện kịp thời.
Suy nhược thần kinh kéo dài bao lâu?
Hiện nay, tỷ lệ người mắc tình trạng suy nhược thần kinh đang ngày càng tăng lên. Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào mà không phân biệt tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp.
Thời gian kéo dài của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và khác nhau ở mỗi người. Nguyên nhân, cách người bệnh ứng phó với suy nhược, cũng như quá trình chữa trị đều ảnh hưởng đến thời gian bệnh
Suy nhược thần kinh có thể kéo dài từ vài tuần đến nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm. Bệnh không được khắc phục kịp thời có thể gây rối loạn nhận thức, giảm trí nhớ,…
Một số người có thể tự khắc phục suy nhược thần kinh trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng có người cần được điều trị chuyên sâu bằng liệu pháp tâm lý hoặc thuốc.
Xem thêm: Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp?
Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?
Suy nhược thần kinh không phải là một bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nó có thể tác động lâu dài khiến sức khỏe và tinh thần giảm sút nghiêm trọng.
Cụ thể, suy nhược thần kinh nếu không được điều trị sẽ gây ra những vấn đề như:
1. Hội chứng kích thích suy nhược
Người mắc phải hội chứng này thường dễ bị kích thích. Kể cả khi nghe thấy các âm thanh tiếng động nhỏ họ cũng trở nên khó chịu. Ngoài ra, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau nhức.
Khi mắc phải các triệu chứng này, người bệnh cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám. Mệt mỏi khó chịu do hội chứng kích thích suy nhược thường cần được điều trị, chứ không thể tự khỏi.
2. Nhức đầu
Người bệnh có thể cảm thấy nhức đầu âm ĩ. Cơn đau đầu thường ở vùng trán, vùng đỉnh đầu và vùng thái dương. Tần suất đau có thể kéo dài, và xảy ra đột ngột trong 1 tiếng đồng hồ.
Thông thường, khi bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi hoặc xúc động, triệu chứng này sẽ tăng lên. Tình trạng giảm đi khi ngủ. Vị trí đau đầu khác nhau báo hiệu những vấn đề khác nhau.
3. Mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng ngủ không sâu giấc, hoặc không ngủ được. Đây là một trong những biến chứng của suy nhược thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh.
Mất ngủ do suy nhược thần kinh khiến bạn không thể tỉnh táo vào ban ngày, và luôn trong trạng thái mệt mỏi. Điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, học tập và sinh hoạt hằng ngày.
4. Gây ra các triệu chứng thần kinh
Bệnh nhân suy nhược thần kinh thường gặp phải các vấn đề về rối loạn cảm giác, giác quan, nội tạng, hoa mắt, chóng mặt,… cùng với đó là biểu hiện đau cột sống, mỏi vùng cô, buốt xương sống,…
5. Rối loạn thực vật và nội tạng đa dạng
Suy nhược thần kinh khi biến chứng thành bệnh này có thể gây ra các biểu hiện như mạch không đều, rối loạn huyết áp, ngực khó chịu, đau tim, thân nhiệt tăng hoặc giảm không ổn định,…
Đồng thời, nó có thể xuất hiện tình trạng tăng tiết mồ hôi, liệt dương, rối loạn vòng kinh.
6. Tăng nguy cơ mắc rối loạn tâm thần
Người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái mất tập trung. Họ cũng bị rối loạn cảm xúc, thường xuyên hồi hộp, lo âu, khí sắc trầm hơn. Điều này ảnh hưởng đến công việc cũng như học tập.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa suy nhược thần kinh và trầm cảm. Vì nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời , suy nhược có thể dẫn đến trầm cảm.
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do suy nhược thần kinh
Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể áp dụng các gợi ý sau đây để ngăn ngừa biến chứng, và giúp bệnh được khắc phục sớm.
- Lựa chọn các loại thực phẩm có khả năng chống lại quá trình oxy hóa.
- Tăng cường hực phẩm chứa nhiều các loại vitamin như vitamin A, C, E giúp dẫn truyền thần kinh hiệu quả.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong quá trình điều trị.
- Cố gắng giải quyết các vấn đề lo âu từ công việc hoặc mâu thuẫn gia đình.
- Tâm sự với bạn bè, người thân để được chia sẻ, hạn chế mệt mỏi
- Tránh dồn nén những cảm xúc tiêu cực quá lâu.
- Không nên tự tạo áp lực cho bản thân. Suy nghĩ tích cực, lạc quan, vui vẻ là một trong những điều cần thiết để cải thiện tình hình, và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Tốt nhất bạn nên tuân thủ theo quy định về liều lượng và cách dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, căng thẳng do stress dẫn đến suy nhược thần kinh là một trong những vấn đề phổ biến. Do đó, chúng ta cần có lối sống khoa học, và quan tâm đến sức khỏe của mình hơn để ngăn chặn bệnh tình diễn biến xấu.
Có thể bạn quan tâm
- Cách chữa bệnh suy nhược thần kinh bằng cây thuốc nam
- Mối liên hệ giữa suy nhược thần kinh và trầm cảm bạn nên biết
- Suy nhược thần kinh theo Đông y và bài thuốc chữa bệnh
- Bị suy nhược thần kinh nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!