Tìm hiểu phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm
Phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm hiện cũng đang được rất nhiều người bệnh áp dụng trong quá trình điều trị. Đây là một trong các phương pháp dưỡng sinh thông qua việc ăn uống, giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, bắt nguồn từ người Nhật Bản.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một trong các căn bệnh rối loạn tâm lý khá phổ biến, nó có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào. Theo nhận định của các chuyên gia tâm thần học thì con người đều có nguy cơ rơi vào trạng thái trầm cảm nhẹ ít nhất một lần trong đời.
Tình trạng trầm cảm sẽ làm cho tâm lý của con người bị suy giảm, cảm xúc bị rối loạn nghiêm trọng. Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, đôi lúc còn có suy nghĩ đến cái chết và muốn thực hiện hành vi tự sát để giải thoát bản thân khỏi những áp lực, căng thẳng của cuộc sống.
Tùy vào mức độ biểu hiện của mỗi người mà các chuyên gia cũng chia trầm cảm thành 3 giai đoạn khác nhau đó chính là trầm cảm cấp độ 1, trầm cảm cấp độ 2 và trầm cảm cấp độ 3. Tùy vào từng cấp độ bệnh mà bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm khác nhau.
Nếu có thể phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp sẽ giúp bệnh tình được mau chóng thuyên giảm. Ngược lại, nếu tình trạng trầm cảm phát triển đến giai đoạn nặng (cấp độ 3) thì quá trình chữa bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn, cần áp dụng đồng thời nhiều phương pháp để khắc phục và kiểm soát bệnh tình.
Phương pháp thực dưỡng là gì?
Thực dưỡng là một phương pháp dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Phương pháp này được giáo sư Georges Ohsawa (1893 -1966) – người Nhật Bản nghiên cứu và đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 1982. Giáo sư cũng cho biết rằng, một trong các yếu tố quyết định đến sức khỏe và trạng thái cảm xúc hạnh phúc của con người đó chính là việc lựa chọn các thực phẩm ăn uống đúng trật tự.
Điểm nổi bật và cốt lõi của phương pháp thực dưỡng đó chính là chế độ ăn với thành phần chính là gạo lứt cùng với những loại thực phẩm dinh dưỡng khác mang tính cân bằng âm dương. Chế độ ăn uống này cũng được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và nó có thể áp dụng được cho hầu hết mọi đối tượng, từ trẻ em đến những người cao tuổi.
Nếu có thể áp dụng đúng nguyên tắc ăn uống của chế độ thực dưỡng sẽ giúp hỗ trợ cải thiện được các chứng bệnh và giúp tâm hồn được bồi dưỡng một cách hiệu quả. Bên cạnh chế độ ăn uống thực dưỡng, đòi hỏi người áp dụng cần phải kết hợp với việc vận động cơ thể, xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh.
Phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm có hiệu quả không?
Phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm có hiệu quả không? Đây chính là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc và băn khoăn. Hiện nay, phương pháp ăn uống thực dưỡng cũng đã được WHO (Tổ chức Y tế thế giới) công nhận là một trong các phương pháp hỗ trợ phòng chữa bệnh hiệu quả.
Đối với những người bệnh trầm cảm khi áp dụng theo phương pháp thực dưỡng sẽ giúp cho tinh thần được thoải mái và ổn định hơn. Nếu bạn có thể kiên trì thực hiện sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, tinh thần được sảng khoái, dồi dào năng lượng, trí nhớ được cải thiện đáng kể, đầu óc cũng được tỉnh táo và dễ tập trung hơn.
Mặc dù chưa được chứng minh theo góc độ khoa học những trong thực tế đã có khá nhiều người bệnh trầm cảm nhẹ cải thiện được các triệu chứng bệnh nhờ vào việc áp dụng phương pháp thực dưỡng. Do đó, bạn có thể kết hợp phương pháp này trong quá trình điều trị bệnh của mình để giúp tình trạng sức khỏe được nhanh chóng hồi phục, đẩy lùi các biểu hiện của trầm cảm.
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp thực dưỡng
Nguyên tắc cốt lõi của phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm đó chính là ăn theo trình tự đi lên của nấc thang. Tức là bạn cần phải thực hiện từ những nấc thấp, đơn giản để cơ thể dần thích nghi, sau đó mới dần phát triển và tiến đến những nấc thang khó và phức tạp hơn.
Đối với chế độ ăn thực dưỡng thì sẽ bao gồm 6 thực phẩm chính đó là gạo lứt – các loại rau củ xào, luộc, hấp – rau sống, trái cây – thịt – canh – đồ ngọt tráng miệng.
Bạn sẽ áp dụng theo 10 tỉ lệ tương ứng sau đây trong bữa ăn hàng ngày:
- Phương pháp số 7: 100% gạo lứt/ngũ cốc
- Phương pháp số 6: 90% gạo lứt/ngũ cốc + 10% rau xào
- Phương pháp số 5: 80% gạo lứt/ngũ cốc + 20% rau xào
- Phương pháp số 4: 70% gạo lứt/ngũ cốc + 20% rau xào + 10% canh/cháo
- Phương pháp số 3: 60% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo
- Phương pháp số 2: 50% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 10% thịt
- Phương pháp số 1: 40% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 20% thịt
- Phương pháp số -1: 30% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 20% thịt
- Phương pháp số -2: 20% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 25% thịt + 10% rau sống/trái cây + 5% tráng miệng
- Phương pháp số -3: 10% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 30% thịt + 15% rau sống/trái cây + 5% tráng miệng
Đối với những người mới bắt đầu áp dụng sẽ đi từ phương pháp số -3 và tăng dần theo từng cấp độ. Phương pháp số 7 cũng chính là nấc thang cao nhất trong thực dưỡng, người áp dụng chỉ sử dụng duy nhất gạo lứt và ăn kèm với muối mè trong bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thì những đối tượng muốn trị bệnh chỉ cần áp dụng đến phương pháp số 6 là có thể mang lại kết quả tốt, giúp sức khỏe thể chất và tinh thần được cải thiện vượt trội.
Để có thể áp dụng được phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm, bạn cũng phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Không cảm thấy quá mệt mỏi, cơ thể không còn năng lượng, thiếu sức sống.
- Cảm giác ăn luôn ngon miệng.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, giấc ngủ được đảm bảo trọn vẹn.
- Cải thiện trí nhớ
- Cởi mở, vui vẻ với mọi người xung quanh.
- Luôn giữ được trạng thái bình tĩnh để có thể đưa ra các quyết định.
- Phải đặt niềm tin tuyệt đối với phương pháp thực dưỡng.
Với những điều kiện này, bạn cần phải quan sát và chú ý thật kỹ về tình trạng sức khỏe của bản thân. Khi nhận thấy cơ thể và tinh thần ổn định thì mới có thể tăng cấp độ thực dưỡng. Ngược lại khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, không còn sức sống thì bạn nên tạm dụng và tìm đến chuyên gia để được tư vấn, điều chỉnh tốt hơn.
Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm
Để giúp cho phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm được phát huy công dụng và mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không được sử dụng sóng điện từ để làm chín thực phẩm.
- Không nên sử dụng các thực phẩm, món ăn đã qua chế biến như đồ đông lạnh, đồ ăn đóng hộp,…
- Trong quá trình nấu nướng tuyệt đối không nêm nếm thêm bất kì các loại phụ gia nào như bột nêm, bột ngọt, chất tạo màu,….
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm được sản xuất hoặc nuôi tròng bằng công nghiệp theo quy mô lớn. Tốt nhất bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm sạch, không có hóa chất để đảm bảo sức khỏe.
- Nếu tâm trạng trở nên tiêu cực, cơ thể không khỏe thì không nên ăn và nấu thức ăn.
- Nên áp dụng phương pháp thực dưỡng từ thấp đến cao.
- Kết hợp cùng với việc vận động thường xuyên, chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ để giúp phát huy công dụng của thực dưỡng.
Lời khuyên dành cho bạn đọc
Trong thực tế, phương pháp thực dưỡng vẫn đang nhận được khá nhiều các ý kiến trái chiều bởi nó vẫn chưa có các bằng chứng hoặc những nghiên cứu khoa học chứng minh cụ thế về việc áp dụng chế độ ăn uống thực quản sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tật hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác.
Vì thế, nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng bệnh trầm cảm thì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chủ động tìm hiểu thông tin và cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng phương pháp này. Nếu trong quá trình áp dụng phương pháp thực dưỡng nhưng cảm thấy các dấu hiệu bệnh không có biểu hiện thuyên giảm hoặc cơ thể không thể thích nghi với chế độ ăn uống này, bạn nên dừng áp dụng và duy trì các thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như bình thường.
Tóm lại, phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm đòi hỏi người bệnh phải thật sự kiên trì, nổ lực để có thể làm quen và thích nghi với chúng. Theo đánh giá khách quan thì phương pháp này có thể hỗ trợ tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con người. Tuy nhiên, trước khi quyết định áp dụng bạn nên tham khám và xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- 10 Mẹo giúp bạn vượt qua căn bệnh trầm cảm
- 6 Bài tập yoga chữa bệnh trầm cảm tại nhà bạn nên thử
- Trầm cảm cười hay “nụ cười” của người trầm cảm
- 7 Cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà không cần dùng thuốc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!