7 Cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà không cần dùng thuốc
Tự chữa bệnh trầm cảm tại nhà không cần dùng thuốc được khuyến khích áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng bệnh còn có thể kiểm soát.
Chữa bệnh trầm cảm tại nhà không cần dùng thuốc có hiệu quả không?
Trầm cảm hiện đang là một căn bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Người bệnh sẽ có những biểu hiện tiêu cực, khí sắc u buồn, chán nản, mất dần hứng thú, niềm vui với mọi thứ.
Bệnh lý này được nghiên cứu và chia thành 3 cấp độ khác nhau, đó là trầm cảm cấp độ 1, trầm cảm cấp độ 2 và trầm cảm cấp độ 3. Tùy vào từng giai đoạn mà phương pháp và thời gian điều trị sẽ khác nhau.
Thông thường ở giai đoạn trầm cảm nhẹ, người bệnh sẽ được hướng dẫn các phương pháp điều trị tại nhà không dùng thuốc. Duy trì thực hiện trong một thời gian sẽ giúp các triệu chứng của bệnh dần được cải thiện.
Tinh thần bệnh nhân sẽ được ổn định, cảm xúc cân bằng. và sức khỏe được phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này áp dụng khi các dấu hiệu bệnh còn ở mức kiểm soát được.
7 Cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà không cần dùng thuốc
Người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể. Nếu bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng chữa bệnh trầm cảm tại nhà bằng các cách sau:
1. Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh
Một trong những cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà hiệu quả nhất là xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin cần thiết, não bộ sẽ hoạt động tốt hơn.
Điều này giúp con người cân bằng cảm xúc, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vì thế, thiết lập một thực đơn ăn uống đúng chẩn sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng trầm cảm.
Dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn chặn các loại bệnh khác.
Người bệnh nên chú ý một số điều sau để cải thiện bệnh nhanh chóng:
- Bổ sung nhiều loại rau xanh, thực phẩm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất,…
- Hạn chế dung nạp những món ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ
- Ăn thanh đạm, hạn chế các loại gia vị như muối, đường, thực phẩm béo,…
- Không uống bia rượu, thuốc lá, chất kích thích, chất gây nghiện.
- Ăn uống đúng giờ, không được bỏ bữa.
- Bổ sung dinh dưỡng từ các loại sữa chua, các loại hạt, sữa tươi, ngũ cốc,…
2. Thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao
Bệnh nhân trầm cảm thường cảm thấy mệt mỏi, lười vận động, và ngại tiếp xúc với mọi người. Do đó, để cải thiện tình trạng, bản thân bệnh nhân phải tích cực vận động.
Tốt nhất là nên áp dụng các bài tập đơn giản ngay tại nhà trong thời gian đầu. Luyện tập nhẹ nhàng giúp cơ thể thoải mái, đầu óc thư giãn, giảm bớt áp lực.
Theo các chuyên gia tâm lý, vận động và rèn luyện thể chất sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ. Nhờ đó, bệnh nhân giảm bớt sự căng thẳng, cảm xúc chán nản, u buồn.
Vận động giúp các chất dẫn truyền thần kinh trong não tốt hơn, giảm các suy nghĩ tiêu cực một cách tự nhiên. Do đó, người trầm cảm nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày vận động.
Thời gian tập luyện tốt nhất là vào buổi sáng. Hãy lựa chọn địa điểm tập ở những nơi có ánh sáng dịu nhẹ, không khí thoáng mát, trong lành.
3. Chú ý đến giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ cũng có ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của con người. Mất ngủ khiến chất dẫn truyền ở não bộ bị tác động, gây ra các dấu hiệu căng thẳng, mệt mỏi, tiêu cực.
Đặc biệt những người đang mắc bệnh trầm cảm thường dễ rơi vào trạng thái khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Càng như vậy, triệu chứng trầm cảm sẽ càng nghiêm trọng.
Để cải thiện tốt nhất về tình trạng này, người bệnh cần phải xây dựng cho mình thói quen ngủ đủ 8 tiếng và ngủ trước 23 giờ mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn không gian ngủ yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn, bày trí đơn giản, dịu mắt,… Có thể cân nhắc đến các phương pháp tự nhiên để hỗ trợ giấc ngủ được tốt hơn.
Xem thêm: 15 Loại thức uống chữa mất ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn
4. Đặt mục tiêu mỗi ngày
Đa phần những người bệnh trầm cảm sẽ luôn có cảm giác buồn chán, mất hứng thú với những hoạt động xảy ra xung quanh. Họ thất vọng, thấy bản thân vô dụng khi không làm được gì.
Để không rơi vào tình trạng này, bạn nên có thói quen đặt mục tiêu cho mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bạn xác định được những việc phải là, tránh cảm thấy chán nản và ngồi yên một chỗ.
Bạn có thể lựa chọn những mục tiêu đơn giản để có thể hoàn thành được trong khả năng của mình. Điển hình như việc nấu ăn mỗi ngày, chăm sóc cây cảnh, đọc một vài quyển sách,…
Sau khi nhận thấy tình trạng sức khỏe bắt đầu có cải thiện, bạn có thể tăng dần các mục tiêu để cải thiện bệnh hiệu quả nhất.
5. Thay đổi phản ứng cảm xúc
Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh trầm cảm đó chính là cảm xúc tiêu cực, buồn bã, u sầu,… Khi các triệu chứng này kéo dài sẽ có nguy cơ khiến cho người bệnh mất dần cảm giác hạnh phúc.
Vì thế để ngăn ngừa và chữa trầm cảm hiệu quả tại nhà, bạn nên áp dụng các phương pháp điều chỉnh cảm xúc.
- Tìm kiếm những điều mới mẻ và thú vị trong cuộc sống.
- Nhìn nhận vấn đề ở một góc độ tích cực
- Không nên đánh giá, nhận xét bất kì việc gì quá vội vàng
- Tự làm mới cuộc sống hàng ngày bằng những sở thích đơn giản như xem phim, nghe nhạc, đọc sách, nấu ăn,…
- Tiếp xúc với ánh sáng để não bộ được tiếp nhận nhiều nguồn năng lượng, tập trung cao hơn.
- Chủ động tìm đến người thân, bạn bè để chia sẻ, tâm sự.
Ngoài ra, thói quen viết nhật ký cũng có tác dụng theo dõi những thay đổi bất thường trong lời nói, hành vi và hoạt động hàng ngày. Nhờ đó, người bệnh có thể điều chỉnh và kiểm soát tốt bệnh.
6. Tự chữa bệnh trầm cảm bằng cách ngồi thiền
Ngồi thiền là phương pháp hỗ trợ chữa trầm cảm tại nhà hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc. Thiền là “bài thuốc” hữu hiệu giúp làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Thiền giúp người bệnh cân bằng cảm xúc, ngăn chặn bệnh tái phát. Mỗi ngày chỉ cần dành khoảng 30 hoặc 45 phút để ngồi thiền cũng giúp cơ thể thư giãn, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.
Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể áp dụng các phương pháp ngồi thiền khác nhau. Đối với những người mới bắt đầu với bộ môn này thì chỉ cần ngồi thiền cơ bản.
Ngồi yên suy nghĩ và liên tưởng đến những điều mang đến sự hạnh phúc, tích cực. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên ngồi thiền vào buổi tối để hỗ trợ giấc ngủ.
7. Tham gia vào các hoạt động tập thể
Tham gia hoạt động vui chơi, giải trí, thiện nguyện mang tính tập thể giúp người bệnh cải thiện giao tiếp. Tiếp xúc với những người tích cực sẽ lan tỏa những cảm xúc vui vẻ, thoải mái.
Bạn cũng có thể tìm hiểu và tham gia vào các hội nhóm về trầm cảm. Những người đang hoặc từng trải qua tình trạng này sẽ cho bạn nhiều lời khuyên bổ ích.
Tâm lý trị liệu loại bỏ trầm cảm không cần thuốc
Các phương pháp chữa bệnh trầm cảm tại nhà trên thường chỉ áp dụng cho người bệnh nhẹ, hoặc là biện pháp hỗ trợ. Hiệu quả của các phương pháp này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là bản thân người bệnh và gia đình.
Nếu người thân trong gia đình không biết cách sẻ chia, lắng nghe hay thấu hiểu thì vấn đề tâm lý của người trầm cảm sẽ ngày càng trầm trọng.
Gia đình không nên tỏ thái độ tiêu cực, phán xét, so sánh, áp đặt, hoặc có những kỳ vọng quá lớn với người trầm cảm. Nếu bệnh không có chuyển biến tích cực, gia đình nên tìm kiếm những giải pháp kịp thời, hiệu quả.
Trị liệu tâm lý không dùng thuốc hiện đang là được đánh giá là phương pháp hiệu quả. Đây là một phương pháp khoa học, an toàn và có tác động tích cực đối với người trầm cảm ở nhiều cấp độ.
Phương pháp này đang được sử dụng tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới như Anh, Mỹ, Singapore,… trong lĩnh vực chữa trầm cảm. Hiệu quả mang đến vô cùng tích cực.
Trên đây là những phương pháp thoát khỏi trầm cảm tại nhà, không cần thuốc mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng có thể giúp bạn chữa lành tâm bệnh của mình. Ngoài ra, liên hệ chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất.
Rất hữu ich
Em vừa thi đại học xong với kết quả em cho rằng ổn nhưng không đậu vào ngành em mong muốn nên hiện tại em không hề ổn. Sau khi thử một số cách áp dụng tại nhà thấy không hiệu quả, em quyết định đến khám tại bệnh viện và được chẩn đoán trầm cảm nặng và rối loạn lo âu nặng. Bsi bảo em bị nặng rồi, rất cần sự hỗ trợ từ người nhà nhưng em lại giấu bố mẹ nên chỉ xin dùng thuốc. Trong lúc dùng, em chỉ thấy cơ thể đuối hơn và ngủ suốt, đi khám lại thì bác sĩ kê đơn khác nhưng vì trầm cảm mà không được người nhà hỗ trợ, cứ lủi thủi một mình nên em thực sự bế tắc. Em thật sự rất mệt mỏi và không biết nên làm gì bây giờ ạ?
Bạn thử nói chuyện với người bạn tin tưởng nhất đi vì tình trạng bác sĩ bảo cần nhập viện là nặng rồi. Dù sao thì cũng nên nói ra cho nhẹ lòng để tìm phương pháp nào đó tốt hơn việc dùng thuốc dài như thế. Nêu có thể nữa thì bạn nên tìm đến chuyên gia tâm lý uy tín. Chúc bạn sớm vượt qua được những khó khăn này nha.
Cuộc sống cứ tiếp diễn như nó vốn là vậy nên con hãy cố gắng đón nhận và vượt qua nó, ngoài kia có bao nhiêu người như con vẫn đang gắng hết sức để tìm ý nghĩa sống mỗi ngày đừng vội từ bỏ điều gì nhé
dung thuoc khong dc thi tim chuyen gia tam ly di em
Trầm cảm khó tự chữa tại nhà lắm vì đâu có dễ mà tự điều chỉnh được suy nghĩ của mình đâu
đồng ý với bn
cảm thấy thở thôi đã mệt và sống cx là áp lực, muốn bỏ hết nhưng lại k dám
chị gái mình xém chút là thả con chìm trong thau tăm vì trầm cảm sau sinh, may phước mẹ mình thấy nên không ra sự gì
sợ quá bạn nhỉ
Mình năm nay 45 tuồi, là mẹ đơn thân, làm kế toán và vừa trải qua gần nửa năm đồng hành cùng con gái bị trầm cảm. Thời gian đầu nghe con nói có dấu hiệu trầm cảm vì quá áp lực với cuộc sống, mình cũng giống rất nhiều phụ huynh khác nghĩ rằng chỉ đi học với chơi thì có gì đâu mà trầm với cảm và để kệ con như vậy. Mãi cho tới khi facebook liên tục xuất hiện thêm những vụ việc thương tâm mà nhiều báo đài đưa tin là do trầm cảm, mình mới giật mình. Lần đầu tiên, mình quyết định trò chuyện với con, thử nghe con nói về tất cả những thứ con đang trải qua và nhận thấy có quá nhiều chuyện đã xảy ra, vượt quá sức chịu đựng của con mà mình không hay biết. Mình tạm gác lại nhiều việc để tìm kiếm xem có cách nào để giúp con thoát khỏi tình trạng này không và cuối cùng tìm đến chuyên gia tâm lý.
Những ngày đầu cũng khó khăn lắm vì con chưa mở lòng, chưa thực sự đối diện được với những tổn thương trong quá khứ khi bị khơi gợi lại để tìm hiểu ngọn nguồn. May mắn là cả hai mẹ con đều không bỏ cuộc và có sự đồng hành của chuyên gia có tâm nên khoảng hơn 1 tháng thì việc trị liệu có tiến triển tốt hơn và hiện tại, sau hơn 5 tháng thì con đã cởi mở, hoạt bát hơn, tâm sự với mẹ nhiều hơn và trước hay oán trách ba, giờ đã hiểu và cảm thông cho ba hơn. Ngay cả chứng khó thở trước, tim đập nhanh trước đó giờ khỏi rồi mà không cần dùng thuốc gì cả. Cô giáo cũng nói rằng con hòa đồng với các bạn hơn, học tập trung nên kết quả tốt hơn hẳn. Kể như vậy, không biết có ai xem hết không nhưng mình vẫn muốn nhắn tới nhiều người đang làm cha làm mẹ như mình rằng trầm cảm ở con trẻ hiện nay cực kỳ nhiều và có thể nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng tượng. Nếu chẳng may con của mình rơi vào tình trạng trầm cảm, hãy bình tĩnh, đồng hành và ở bên con, tìm cho con phương pháp thực sự hiệu quả. Hành trình này sẽ không dễ dàng nhưng kiên trì và tìm được chuyên gia có tâm thì kết quả sẽ tốt lên thôi.
Ko phải cha mẹ nào cũng hiểu và làm được như cô. Con cảm ơn cô vì đã chia sẻ, chúc mừng cô và con gái đã cùng nhau đi đến ngày hôm nay
Em có thể hỏi chuyên gia trị liệu cho bé nhà chị là ai không ạ? Con trai em cũng đang có dấu hiệu trầm cảm mà gia đình không biết làm sao. Rất mong được chị phản hồi ạ
Chị được đồng nghiệp giới thiệu nên cho con đến NHC, em có thể lên gg search bài báo có tựa đề “Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đồng hành cùng VTV2 trong chuyên đề Trầm cảm” để tham khảo thêm thông tin và cân nhắc. Chúc bé nhà em sẽ sớm khỏe hơn nhé.
Em cảm ơn chị, chỗ này em cũng có nghe qua mà còn băn khoăn nên chưa quyết. em sẽ liên hệ thử xem thế nào
Trẩm cảm cần nhất là có người đồg hành trog khi trị liệu, cô và chuyên gia kia đều thật tuyệt vì đã cứu được một cuộc đời.
Mình nghe nói chỉ nên dùng thuốc cho trường hợp nhẹ thôi, nặng dùng thuốc ko khỏi đc ý
Thấy bảo ko nên dùng thuốc đâu, hạn chế dùng thuốc nhất có thể vì thuốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ
Việc tập trung vào bản thân, đặt mục tiêu và thay đổi cảm xúc là điều vô cùng quan trọng. Nếu được thì nên đến gặp các chuyên gia để được tham vấn, hỗ trợ chứ không nên dùng thuốc.
Đúng rồi đó ạ, mình thấy có nhiều người chữa bệnh trầm cảm không dùng thuốc cách này rất tốt, lại cực kỳ an toàn mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Mình có tìm hiểu qua thì thấy nhc khá uy tín, kiểu TOP đầu cả nước đấy.
Mình có nhu cầu tham vấn trầm cảm, dạo gần đây mình thấy bản thân không ổn cho lắm, tối nào cũng khóc, mỗi sáng thức dậy đều cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm bất cứ thứ gì, mình cũng không thân thiết với bố mẹ hay anh chị.
Bạn có thể liên hệ qua số hotline 096 589 8008 hoặc đặt lịch hẹn qua link https://tamlytrilieunhc.vn/dat-lich-hen. Người bên trung tâm sẽ tư vấn cho bạn. Chúc bạn sức khoẻ và luôn lạc quan!
Tập thể dục rất tốt nhé mng, kiểu khoẻ khoắn và tràn đầy sức sống hơn, cơ thể dẻo dai hơn nữa
Mình có tập mà sau đó hơi lười huhu
Nên tập đều và thường xuyên, mỗi ngày tập không cần nhiều, chỉ cần khoảng 15 phút là được
Chị gái mình từng mắc trầm cảm năm ngoái, gia đình mình cũng tìm hiểu nhiều và cho c áp dụng các cách trên, có tập thể dục đều đặn, ngủ nghỉ đúng giờ và chia sẻ nhiều hơn cùng nhau. Thế nhưng hiệu quả lại không được tốt, vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn, chị vẫn lủi thủi, uể oải, suy sụp và tiêu cực. Có lần vào phòng c lúc khuya để mượn sách mình còn thấy chị đứng ở ban công, cả nhà mình hết hồn. Mãi sau khi tìm hiểu đến NHC và được chuyên gia tham vấn, hỗ trợ thì chị mới khá hơn được. Lúc đầu mình và gia đình không tin phương pháp này đâu, thực sự là đến thăm dò thôi, thế nhưng thấy chuyên gia nói chuyện có lý vs lại họ có cam kết hiệu quả sau trị liệu nên gia đình mình mới thử. Chị mình đã có chuyển biến tốt hơn, không còn lủi thủi trong phòng nữa, nói chuyện nhiều hơn, hàng ngày dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cối và cười nhiều hơn trước.
Thật may mắn vì vẫn còn kịp, chưa có chuyện gì xấu xảy ra với chị!
Có thể chị bạn bị nặng rồi, nên khó có thể giải quyết được bằng những phương pháp tại nhà thế này, đi gặp chuyên gia tâm lý cũng tốt, họ có chuyên môn, vấn đề trầm cảm sẽ được giải quyết nhanh hơn
m cũng đọc bài báo có tựa đề “Lời khuyên có tốt cho người trầm cảm? Chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến giải đáp trên kênh VTV2
“, đúng là đồng hành cùng người trầm cảm không dễ dàng
Thông tin cực kỳ bổ ích! Hy vọng có nhiều bạn nhận được những thông tin này để thay đổi bản thân mỗi ngày tốt hơn!
Mình nghĩ áp dụng không khó nhưng khó nhất là kiên trì, đặc biệt là đặt mục tiêu. Chỉ cần quyết tâm là có thể làm được
Mỗi ngày chăm sóc cây cảnh, đọc một vài quyển sách hay chỉ đơn giản là dọn dẹp nhà cửa,… cũng khiến bản thân mình vui hơn rất nhiều. Thầm cảm ơn cuộc đời mỗi ngày vì mình đã đủ mạnh mẽ!
Nghe yêu đời và chill quá ạ!
Hihi cảm ơn bạn, mình luôn cố gắng để yêu thương bản thân mỗi ngày, sống vui sống khoẻ và mong mọi người xung quanh cũng vậy ạ!
Mình không kìm nén được cảm xúc. Hay kể nể những chuyện đau lòng gặp phải, mình không muốn như vậy phải làm thế nào được ah
Chào bạn, việc bạn kể những chuyện tiêu cực cho người khác là bạn đang muốn giải tỏa những cảm xúc tiêu cực bên trọng, như vậy khá là tốt nhưng nếu bạn cảm thấy không thoải mái trong việc kìm nén sự tiêu cực này, hãy làm các công việc thường ngày hoặc tập trung vào một điều gì đó khác để quên đi những cảm xúc, sự việc tiêu cực đi bạn nhé
Trầm cảm đáng sợ thâht
Xã hội phát triển, nhiều người mắc trầm cảm quá
đúng r b, nhất là người trẻ h mắc trầm cảm nhiều kinh
ko biết mấy cách này có hiệu quả hay ko nữa
có hiệu quả đó bạn ơi, cả về thể chất và tinh thần luôn, kiểu nếu mình chú trọng yêu thương bản thân mình hơn thì tâm trạng cũng đc thay đổi rất nhiều ý
đúng r nhé ạ, cứ ăn uống đầy đủ, tập luyện thể dục thể thao là đã khoẻ đc 1 nửa r
Ngồi thiền tốt lắm nhé mn
Bác thử r ạ?
mình chưa thử nhưng thấy nhiều người bạn của mình cũng làm và cho hiệu quả khá tốt. Mình đọc thấy bảo đây là cách để giao tiếp với tâm trí ấy. Bạn có thể đọc thêm ở link này nhé: https://tamlytrilieunhc.vn/thien-va-tam-ly-tri-lieu-2844.html
Cảm ơn bác nhiều ạ!
Thông tin rất hữu ích ạ
Trầm cảm khó tự chữa tại nhà lắm vì đâu có dễ mà tự điều chỉnh được suy nghĩ của mình đâu
đúng r ạ, cái này mình thấy cũng rất khó nên nghĩ đến gặp chuyên gia sẽ tốt hơn, họ có chuyên môn và kiến thức sẽ hỗ trợ chuẩn xác
Mình thấy bảo mấy cái điều trị trầm cảm này đắt lắm đúng ko b
Mình cũng ko rõ cơ vì mình chưa tìm hiểu sâu ý
cảm thấy thở thôi đã mệt và sống cx là áp lực, mới ra trường mà mọi thứ mông lung, nhìn quanh thấy bạn bè ai cũng có định hướng và sự nghiệp riêng
nghe áp lực vậy, tích cực lên ai ra trường chả vậy má
cũng muốn mà cứ bị so sánh với chúng bạn
bớt bớt đi ai rồi cũng thành công thôi
Mình ko rõ biểu hiện của trầm cảm ntn ấy, có ai biết ko ạ?
Bạn tham khảo thử nhé, mình thấy thông tin ở video trên youtube khá đầy đủ, bạn search là “Biểu hiện của bệnh trầm cảm nhc”
Mình nghe nói chỉ nên dùng thuốc cho trường hợp nhẹ thôi, nặng dùng thuốc ko khỏi đc ý mà còn nhiều tác dụng phụ
Đúng r nhé, thuốc là con dao 2 lưỡi mà b, chưa kể dùng nhiều còn bị nhờn thuốc ý
Năm ngoái mẹ mình cũng bị trầm cảm, nguyên nhân thì cũng có nhiều, do mệt mỏi vì công việc, do áp lực với nhà chồng vì sinh mãi, sinh mãi ko đc con trai. Lúc đó mình lại yếu ớt chưa đủ chín chắn để quan tâm, giúp đỡ mẹ, còn bố mình thì vô tâm khỏi nói luôn rồi ý. Thực sự nghĩ lại thấy may mắn vô cùng vì lúc đó dì mình có dẫn mẹ mình đến NHC Việt Nam, thấy bảo đơn vị này cũng uy tín. Thời gian đầu mình chưa thấy chuyển biến gì nhiều, sau 2 – 3 tháng thì mẹ mình đỡ hẳn, chia sẻ, nói chuyện với mọi người nhiều hơn, không còn trốn vào phòng khóc đêm nữa. Bản thân mình cũng yêu mẹ nhiều hơn. Hy vọng những người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc của riêng mình!
Cảm ơn trải nghiệm tốt của bạn và gia đình tại NHC, chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe, thành công trong cuộc sống
Năm ngoái gia đình mình có chút trục trặc về mặt gia đình nên mình bị suy nghĩ nhiều rồi giờ trầm cảm lúc nào không hay… muốn chữa trị dứt điểm căn bệnh này thì nên làm những gì vậy các bạn?
thể dục thể thao, thiền, thiết lập mục tiêu và chia nhỏ ra hằng ngày, sau đó hành động, dành thời gian thư giãn đi chơi gặp gỡ bạn bè để đầu óc thoáng hơn
Cảm ơn bạn, bạn có bài thiền nào hay không
bạn vào đây nhé https://tamlytrilieunhc.vn/danh-sach-video/thien
bạn nên có kế hoạch đi chữa trị chứ hỏi trên này khó đấy, không đến trung tâm thử xem ,mình theo dõi trung tâm lâu rồi nên thấy trung tâm okela đó
vâng mình cảm ơn
tôi đã dùng thuốc trầm cảm nhưng đến hiện tại vẫn cảm thấy mất hứng thú với cuộc sống
Thuốc chỉ làm bạn tốt hơn lúc bạn uống, không cam kết bạn sẽ khỏi nhé
dùng lâu mà chưa khỏi thì nên tìm hiểu thêm phương pháp khác đi bạn, tâm lý trị liệu chẳng hạn
con tôi mỗi lần uống thuốc trầm cảm là ngủ lì bì thì sợ có bị ảnh hưởng tác dụng phụ không bác sĩ
đó là tác dụng khác của thuốc đấy, nên là cũng cần theo dõi sát sao vì uống nhiều không tốt đâu
Chào bạn, Trung tâm không bán thuốc và không rõ các thông tin về thuốc trầm cảm nên chưa phản hồi bạn được, mong bạn thông cảm, chúc bạn một ngày tốt lành
các cách trên hiệu quả nha
Hồi trước có một khoảng thời gian mình bị trầm cảm. Lúc nào cũng cảm thấy chán nản, ko thiết tha bất cứ thứ gì. Cảm thấy cuộc sống chẳng còn niềm vui. Chẳng muốn giao tiếp với ai, cũng chẳng muốn ăn uống gì. Mình cũng lên mạng xem một số phương pháp để thực hành. Và mình thấy việc thiền với đọc sách thực sự hiệu quả nhé. Chỉ khoảng 1,2 tháng xây dựng thói quen thiền với đọc sách thôi mà mình đã thấy tốt hơn rất nhiều. Và đến bây giờ thì gần như mình ko còn những cảm xúc tiêu cực nữa. Vậy nên các bạn cứ hãy thực hành và tìm cho mình một phương pháp hiệu quả nhất nhé
Cảm ơn bạn đã chia sẻ điều tích cực này, bạn hãy lan tỏa điều này nhiều hơn nữa bạn nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành
Hình như mình từng đọc được bài viết có nơi trị liệu cảm k dùng tới thuốc, lần đó đọc được cũng thấy đúng
Tôi vừa sinh con xong, thấy mn chỉ quan tâm đứa bé mà không quan tâm nhiều đến mình nên cảm xíc của tôi khá thất thường. Tôi nhận biết mình đang rơi vào trầm cảm nhưng k biết có nên chia sẻ cùng gia đình hay k
Chào bạn, trầm cảm nếu muốn hết cần có sự hỗ trợ và can thiệp từ gia đình nên việc bạn chia sẻ sẽ rất quan trọng bạn nhé. Nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thể liên hệ tới Hotline của Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé
có ai làm theo mấy giiari pháp trên mà ổn hơn chưa. tôi có cho mẹ tôi đi học thiền nhưng hiện tại vẫn chưa khả quan lắm
Nếu chưa ổn nên đi chữa đi bạn, nếu tự chữa khỏi được thì chắc sẽ không cần đến các chuyên gia bác sĩ đâu, nên bạn nên lên kế hoạch chữa trị cho mẹ khỏi càng sớm càng tốt, ai lại để lâu vậy
vâng chắc phải thế, tại tôi bận với không có nhiều thời gian nên mới loanh quanh chưa đi chữa trị, nhưng bạn bảo tôi như bừng tỉnh ý, cảm ơn bạn nhé