Hội chứng trầm cảm cười: Dấu hiệu, Nguyên nhân và điều trị
Trầm cảm cười là một dạng rối loạn cảm xúc khiến người bệnh che giấu suy nghĩ, cảm xúc bằng nụ cười và thái độ lạc quan và vui vẻ. Thực tế, bên trong người bệnh là những giằng xé nội tâm, đau khổ và bi quan về tương lai.
Hội chứng trầm cảm cười là gì?
Hội chứng trầm cảm cười (Smiling Depression) thường gặp ở những người bị rối loạn trầm cảm kéo dài, hay còn gọi là trầm cảm chức năng cao.
Khác với những biểu hiện bình thường của trầm cảm như buồn bã, chán nản, mất hoặc giảm hứng thú với mọi thứ, người mắc trầm cảm cười che giấu nỗi đau thông qua nụ cười và trạng thái vui vẻ, lạc quan.
So với các dạng trầm cảm thông thường, trầm cảm cười gây ra những hệ lụy nặng nề hơn do những người xung quanh không nhận ra sự bất thường về cảm xúc, nhận thức và hành vi của người bệnh.
Thậm chí, không ít người còn tỏ ra ngưỡng mộ trước cuộc sống hoàn hảo và tâm lý luôn lạc quan, năng động của họ.
Trầm cảm cười không được công nhận là một dạng trầm cảm theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5. Các biểu hiện của bệnh lý này thường được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm với các triệu chứng không điển hình.
Hội chứng này nếu không được can thiệp sớm có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc học, nghề nghiệp, các mối quan hệ xã hội, và khiến người bệnh có tỷ lệ tự sát cao.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng trầm cảm cười
Thực tế, người mắc hội chứng trầm cảm cười vẫn có các triệu chứng trầm cảm đặc trưng như buồn bã sâu sắc, chán nản, lòng tự trọng thấp, mặc cảm, tội lỗi và bi quan.
Người bệnh cảm nhận rõ ràng cảm xúc và suy nghĩ, nhận thức của bản thân nhưng cố gắng che giấu thông qua nụ cười và các cảm xúc tích cực. Các triệu chứng thường thấy của trầm cảm cười bao gồm:
- Buồn bã chán nản không rõ nguyên do
- Thay đổi thói quen ăn uống đột ngột như chán ăn, ăn ít đi, hoạc ăn nhiều hơn bình thường. Thói quen ăn uống thay đổi khiến bệnh nhân thường tăng hoặc giảm cân nhanh chóng.
- Người bệnh có thể ngủ nhiều quá mức hoặc bị mất ngủ, ngủ chập chờn, gặp ác mộng.
- Thường suy nghĩ về những sự kiện đã xảy ra với cái nhìn bi quan, luôn đổ lỗi cho bản thân và ám ảnh quá mức về việc sẽ bị trừng phạt.
- Luôn có cái nhìn tiêu cực, tuyệt vọng về hiện tại và tương lai.
- Mất hoặc giảm hứng thú với các hoạt động xung quanh, ngay cả với những sở thích trước đây. Tuy nhiên trước mặt người khác, bệnh nhân luôn thể hiện sự năng động và tràn đầy năng lượng.
- Bệnh nhân cố gắng che lấp sự mệt mỏi và buồn bã của bản thân nên thường tỏ ra năng động, nhiệt huyết. Điều này khiến cho bệnh nhân rơi vào trạng thái suy nhược và mệt mỏi trầm trọng.
Với những người xung quanh, người bệnh luôn tạo ra vẻ bọc hoàn hảo để mọi người lầm tưởng bản thân luôn hạnh phúc, lạc quan. Do đó ngoài những triệu chứng bị che lấp, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như:
- Thường xuyên cười tươi, vui vẻ, thái độ sống lạc quan
- Nhiệt huyết, năng động và thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể
- Hoàn thành công việc tốt, thậm chí thăng tiến thuận lợi và đạt được nhiều thành tựu
- Nhìn bề ngoài, cuộc sống của bệnh nhần gần như hoàn hảo. Đặc biệt, người bệnh luôn tỏ ra lạc quan khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng bệnh nhân là người có thái độ sống lạc quan và tích cực.
Những người mắc hội chứng trầm cảm cười thường lựa chọn sống 1 mình để có không gian bộc lộ cảm xúc thật của bản thân. Nếu sống chung với người khác, bệnh nhân có thể để lộ một số dấu hiệu bất thường như:
- Thay đổi cách ăn uống đột ngột
- Miễn cưỡng khi thức dậy vào buổi sáng
- Thể hiện rõ sự mệt mỏi quá mức vào cuối ngày
- Nhận thấy rõ thói quen ngủ thay đổi (ngủ nhiều hoặc ngủ quá ít)
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể để lộ tâm trạng bất ổn (hay cáu gắt, giận dữ, cảm nhận rõ sự mệt mỏi qua hành động,…).
Trên thực tế, một số bệnh nhân có thể che đậy hoàn toàn các cảm xúc, hành vi và suy nghĩ của bản thân. Điều này khiến cho những người xung quanh không thể nào phát hiện và đưa ra lời khuyên kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm cười
Tương tự như các rối loạn trầm cảm khác, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trầm cảm cười vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy, các dạng trầm cảm đều là kết quả giữa sự tương tác phức tạp của các yếu tố nội sinh và môi trường.
Trầm cảm cười có nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tương tự như các rối loạn trầm cảm khác. Một số nguyên nhân, yếu tố thường gặp bao gồm:
- Do tổn thương thực thể ở não bộ (viêm não, chấn thương não, u não,…)
- Lạm dụng chất gây nghiện
- Sang chấn tâm lý
- Rối loạn các chất nội sinh trong não bộ
- Giải phẫu não bất thường
- Tiền sử gia đình có người bị trầm cảm hoặc các rối loạn khí sắc khác
- Đặc điểm tính cách (hay tự ti, hướng nội, nhạy cảm, sống khép kín và độc lập)
- Sự thay đổi của hormone và tác dụng phụ của một số loại thuốc
Vì sao bệnh nhân trầm cảm cười cố gắng che đậy cảm xúc?
Thay vì bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ thật, bệnh nhân trầm cảm cười cố gắng che đậy thông qua vỏ bọc hạnh phúc và vui vẻ. Các chuyên gia cho rằng, tâm lý che đậy cảm xúc của bệnh nhân có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Lo sợ sẽ tạo gánh nặng cho người khác
Bản thân người mắc chứng trầm cảm luôn mặc cảm, tự ti và luôn cho rằng mình đã phạm phải nhiều tội lỗi. Do đó khi nhận thấy các biểu hiện trầm cảm, bệnh nhân cố gắng che đậy vì lo sợ sẽ tạo thành gánh nặng cho gia đình, bạn đời.
Nguyên nhân này thường gặp ở những bệnh nhân có đời sống thấp, thường xuyên phải đối mặt với vấn đề tài chính, gia đình có người mắc bệnh nặng hoặc phải làm mẹ đơn thân.
Kỳ vọng quá lớn từ gia đình
Sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân cố gắng che giấu sự buồn bã, chán nản và tuyệt vọng.
Người bệnh luôn tỏ ra vui vẻ, lạc quan và nỗ lực làm việc để tạo ra thành tựu làm người thân vui lòng, nhưng sâu bên trong là cảm xúc giằng xé và sự buồn bã tột độ.
Sợ xấu hổ và bị kỳ thị
Trên thực tế, các vấn đề về sức khỏe tâm thần không được quan tâm nhiều như các bệnh lý thể chất. Thậm chí ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, việc kỳ thị, soi xét người bị rối loạn tâm thần vẫn rất nghiêm trọng.
Bệnh nhân nỗ lực che đậy cảm xúc của bản thân bằng vẻ bọc hoàn hảo. Tình trạng này gặp nhiều ở những người sinh sống trong điều kiện dân trí thấp, thiếu hiểu biết hoặc người có địa vị cao trong xã hội.
Không chấp nhận bản thân bị trầm cảm
Phản ứng chung của nhiều bệnh nhân trầm cảm là không chấp nhận được việc bản thân mắc bệnh. Do đó, một số bệnh nhân có thể phủ nhận rằng bản thân chỉ buồn chán trong một thời gian ngắn do phải đối mặt với tổn thương tâm lý.
Thay vì can thiệp điều trị, bệnh nhân từ chối tất cả các lời khuyên của bác sĩ và cố gắng tỏ ra lạc quan, vui vẻ với mong muốn đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực đang xâm chiếm.
Người bệnh luôn cố gắng đánh lừa nhận thức của bản thân, cho rằng bản thân không gặp phải bất cứ vấn đề tâm thần nào. Tình trạng này thường gặp ở người có tính cách cứng nhắc, ngang bướng.
Lo sợ đánh mất công việc và các mối quan hệ
Đôi khi, trầm cảm cười cũng có thể hình thành từ nỗi sợ đánh mất các mối quan hệ và mất việc. Khi được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm, không ít người lo lắng sẽ bị bỏ rơi hoặc đánh mất những cơ hội trong công việc.
Lo sợ bị lợi dụng
Những người bị trầm cảm thường phải trải qua những sự kiện sang chấn trong quá khứ. Do đó, bản thân bệnh nhân luôn lo sợ sẽ bị lợi dụng bởi những người xung quanh.
Thay vì bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ chân thật, bệnh nhân lựa chọn che giấu thông qua nụ cười, thái độ lạc quan để tạo vỏ bọc bảo vệ bản thân.
Tính cách cầu toàn
Một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc hội chứng trầm cảm cười là tính cách cầu toàn. Người có dạng tính cách này luôn theo đuổi sự hoàn hảo cả về ngoại hình, năng lực, sức khỏe và các mối quan hệ xung quanh.
Người theo chủ nghĩa hoàn hảo không chấp nhận bản thân có khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần và nỗ lực che đậy bằng nụ cười giả tạo, thái độ sống tích cực, luôn năng động và nhiệt huyết trong công việc.
Khi phát hiện bản thân bị trầm cảm, bệnh nhân thường có xu hướng gạt bỏ, vì thừa nhận đồng nghĩa với việc bản thân có cuộc sống không hạnh phúc.
Người bệnh nỗ lực xây dựng vẻ bề ngoài khiến cho nhiều người tỏ ra ngưỡng mộ trước cuộc sống hoàn hảo, tính cách hòa đồng và lạc quan.
Hội chứng trầm cảm cười có nguy hiểm không?
Người mắc hội chứng trầm cảm cười gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe do thói quen ăn uống và ngủ thay đổi đột ngột.
Đặc biệt bệnh nhân dễ bị suy nhược do cố gắng tham gia các hoạt động để chứng tỏ bản thân có cuộc sống tốt, và hoàn toàn không gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào.
Tương tự như các rối loạn trầm cảm khác, người bệnh có nguy cơ tự sát do trầm cảm. Sự buồn bã, chán nản, và việc phải che giấu đau khổ sau nụ cười có thể thôi thúc bệnh nhân nảy sinh hành vi tự hại và tự sát.
Ngoài ra, người bệnh cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, đau vai gáy, các vấn đề nội tiết,..
Chẩn đoán và điều trị hội chứng trầm cảm cười
Hội chứng trầm cảm cười không có tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể. Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng để đánh giá, đồng thời loại trừ một số khả năng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
Trầm cảm cười thường được chẩn đoán là bệnh trầm cảm không điển hình.
Trầm cảm cười được điều trị bàng phương pháp sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý và thay đổi lối sống. Phác đồ điều trị sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
1. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân bị hội chứng trầm cảm cười. Thông thường, người mắc chứng bệnh này luôn có nỗi sợ về việc những người xung quanh biết rõ bệnh tình nên thường bị căng thẳng, phiền muộn và lo âu quá mức.
Do đó, trị liệu tâm lý ban đầu cho người bệnh là giải tỏa cảm xúc, giảm căng thẳng và giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái khi can thiệp điều trị.
Tương tự như các rối loạn trầm cảm khác, bệnh nhân cũng sẽ được điều trị bằng các phương pháp trị liệu như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp thư giãn, trò chơi liệu pháp (thường áp dụng cho trẻ nhỏ), trị liệu theo nhóm, trị liệu gia đình,…
Thông qua trị liệu, chuyên gia sẽ giúp bệnh nhân nhận thức được quan niệm sai lầm, hình thành suy nghĩ đúng đắn và dần xây dựng các thói quen, hành vi tốt.
Ngoài ra, trị liệu tâm lý còn được thực hiện theo nhóm và gia đình để bệnh nhân được thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ.
Đăng ký tham vấn với chuyên gia tâm lý trị liệu hàng đầu tại Sài Gòn và Hà Nội tại đây.
2. Sử dụng thuốc
So với trầm cảm thông thường, người mắc chứng trầm cảm cười thường có tâm trạng bất ổn và dễ căng thẳng. Thế nên, người bệnh cũng sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng căng thẳng, lo âu như:
- Thuốc chống trầm cảm (thường dùng nhất là thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc)
- Thuốc an thần
- Thuốc bổ thần kinh và tăng cường tuần hoàn não
- Thuốc ức chế monoamin oxidase
3. Thay đổi lối sống
Bên cạnh sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý, bệnh nhân cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh và thực hiện một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện triệu chứng do trầm cảm cười gây ra.
- Học cách mở lòng với những người xung quanh. Nếu lo sợ trở thành gánh nặng cho gia đình, nên chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ chân thật của bản thân với người bạn đáng tin cậy. Sự chia sẻ và đồng cảm sẽ giúp bệnh nhân có động lực để vượt qua chứng bệnh này.
- Thay vì cố gắng tỏ ra vui vẻ và hoạt bát quá mức, bệnh nhân nên tiết chế những hoạt động không cần thiết để dành thời gian nghỉ ngơi. Đảm bảo ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ để cải thiện sức khỏe thể chất, giải tỏa căng thẳng và phiền muộn.
- Tránh những tác nhân làm nghiêm trọng các cảm xúc tiêu cực như caffeine, thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện.
- Hoạt động thể chất vừa có thể cải thiện sức khỏe vừa giúp giảm căng thẳng và mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái. Do đó, bệnh nhân nên tập thể dục hoặc yoga ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Áp dụng một số biện pháp hỗ trợ như thiền định, liệu pháp mùi hương, đọc sách, âm nhạc trị liệu, vẽ tranh,… Dành thời gian cho các hoạt động lành mạnh như chăm sóc thú cưng, cây cối, dọn dẹp nhà cửa,… thay vì chìm đắm trong sự buồn bã và tuyệt vọng.
- Tham gia các hoạt động xã hội để nhận thức đúng đắn về giá trị của bản thân, tìm được lý tưởng và mục đích sống.
Thách thức lớn nhất đối với bệnh trầm cảm cười là bệnh nhân thường từ chối thăm khám và điều trị. Thậm chí một số người bệnh phủ nhận việc bản thân mắc bệnh.
Do đó, những người xung quanh cần phải có sự quan tâm đặc biệt để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Trên đây là tất cả thông tin về trầm cảm cười. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị
- Cách chăm sóc người mắc bệnh trầm cảm tại nhà
- 10 Mẹo hữu ích giúp bạn vượt qua căn bệnh trầm cảm
- Chuyên gia tư vấn trị liệu trầm cảm giỏi nhất tại Hà Nội
Dạo này em cảm thấy mọi thứ xung quanh mình rất vô vị, lúc đi làm và đi chơi với bạn bè em không được vui vẻ một cách tự nhiên và không còn hứng thú với công việc của mình như trước mà thay vào đó làm cảm giác phải miễn cưỡng vui vẻ, cứ về nhà là lại suy nghĩ rất nhiều và rất chán nản, em mệt mỏi lắm rồi. Liệu trung tâm có cách giải quyết gì có thể tư vấn giúp em được không ạ? Em tên Linh, 20 tuổi ạ.
Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Trung tâm, với trường hợp của bạn không biết bạn đã bị lâu chưa và trước đây trong các mối quan hệ với bạn bè, gia đình và xã hội bạn có mâu thuẫn hay bị gây áp lực hoặc một biến cố gì không? Để được hỗ trợ chuyên sâu bạn có thể liên hệ với Trung tâm qua số hotline: (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại tại đây nhé. Cảm ơn bạn.
Dạ, em bị thế này từ lúc em và người yêu em chia tay ạ, thực sự vấn đề này làm em suy nghĩ rất nhiều và nó cứ quanh quẩn trong đầu em ạ
Cảm ơn bạn đã chia sẻ về trường hợp của mình. Với mỗi tình huống hay biến cố tâm lý đều có khả năng gây ra cú sốc tinh thần hoặc tổn thương khiến người bệnh mắc phải hội chứng trầm cảm cười. Để tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu và các biểu hiện trong thời gian gần đây nhằm biết được tình trạng bệnh cụ thể Trung tâm rất hy vọng có thể mời bạn đến trực tiếp cơ sở tại Hà Nội ở số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn cũng có thể gọi điện đến số hotline (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn cụ thể hơn nhé
Em có một số triệu chứng y hệt bài viết đề cập đến, hay thức đêm, chán nản mọi thứ, làm việc gì cũng không nên hồn những vẫn phải cứ tỏ vẻ vui vẻ trước mặt mọi người, tâm trạng luôn trong tình trạng kiệt quê không muốn làm gì, em cũng ngại đi chơi với bạn bè nữa nên ngoài công việc ra em thường về nhà luôn và ở trong phòng một mình, lên mạng tìm thì em đọc được bài viết này và nghĩ mình đã bị mắc căn bệnh này. Mong trung tâm tư vấn và giúp đỡ ạ.
Chào bạn, dựa vào những dấu hiệu bạn đã chia sẻ ở trên, Trung tâm chưa thể khẳng định được bạn có bị mắc chứng bệnh này hay không. Bạn có thể chia sẻ thêm thông tin chi tiết hơn về tình trạng hiện tại để nhận được tham vấn của chuyên gia tâm lý bằng cách: gọi điện đến số hotline (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại, Trung tâm sẽ liên hệ cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.
Đây chính xác là chứng bệnh mình đã mắc phải. Đã dùng một số loại thuốc an thần nhưng không có kết quả, tình trạng cứ kéo dài rất mệt mỏi và mình đã tìm đến trung tâm NHC, ban đầu còn hoài nghi về cách chữa và đặt ra vô số câu hỏi về việc có thể khỏi bệnh không nhưng sau khi được Master Coach Dương Thị Thu Hà hỏi han, tư vấn và đồng hành chữa trị thì bây giờ tôi đã được trở lại cuộc sống vui vẻ trước đây của tôi. Cảm ơn chị Hà rất là nhiều.
Bạn ơi cho mình hỏi trị liệu ở đây có dùng thuốc không ạ? Chị gái mình cũng bị thế này và đã uống rất nhiều thuốc những không khỏi được mà đầu óc lúc nào cũng trong trạng thái quay cuồng, nhìn mặt lúc nào cũng trong trạng thái mơ màng do tác dụng của thuốc.
Chào bạn, phương pháp Tâm lý trị liệu tại Trung tâm ứng dụng khoa học tâm lý và sử dụng ngôn ngữ để trị liệu hoàn toàn không dùng thuốc, không can thiệp đến cơ thể. Để tìm hiểu cụ thể tình trạng và mức độ bệnh tình của chị gái bạn, rất hy vọng bạn đưa chị gái đến Trung tâm để chuyên gia tâm lý trực tiếp tham vấn cho bạn nhé. Bạn có thể chia sẻ thêm thông tin chi tiết hơn về tình trạng hiện tại để nhận được tham vấn của chuyên gia tâm lý bằng cách: gọi điện đến số hotline (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại, Trung tâm sẽ liên hệ cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.
Không bạn nhẹ, họ chữa bằng điều trị tâm lý nên không can thiệp đến cơ thể hay thuốc thang gì cả.
Cảm ơn những chia sẻ chân thành và đáng quý của bạn. Chúc bạn và gia đình có cuộc sống luôn vui vẻ, hạnh phúc và an nhiên.
Mình có con gái bị chứng trầm cảm đang điều trị ở đây, được 3 buổi và bây giờ nhìn con tôi đã bắt đầu giao tiếp với mọi người xung quanh, ăn uống nhiều hơn và khuôn mặt đã có nét tươi vui hơn nhiều
Bạn ơi cho mình hỏi ở đây điều trị trong thời gian bao lâu? có nhanh khỏi không?
Mình cũng không nhớ cho lắm, thời gian thì tùy theo liệu trình ở đây với mức độ nặng nhẹ của bệnh, con gái mình bị bệnh cũng nghiêm trọng và đang theo liệu trình trị liệu trong 5 tuần.
Chào bạn, với mỗi tình trạng và mức độ của các bệnh khác nhau sẽ cần thời gian trị liệu ngắn – dài khác nhau. Tình hình người bệnh sẽ có tiến triển tốt nếu như cam kết thực hiện đúng – đủ – đều theo lộ trình trị liệu của chuyên gia tâm lý trị liệu trực tiếp. Rất hy vọng có thể hỗ trợ bạn chuyên sâu hơn nếu bạn gặp phải vấn đề về tâm trí. Bạn vui lòng cho trung tâm biết số điện thoại hoặc liên hệ theo hotline (024) 2216 8008 | 096 589 8008 để được hỗ trợ nhé. Cảm ơn bạn.
Rất cảm ơn chị đã dành thời gian chia sẻ về trải nghiệm trị liêụ tại Trung tâm. Chúc gia đình sức khoẻ và hạnh phúc. Hẹn gặp lại chị và con gái tại Trung tâm vào buổi trị liệu tiếp theo. Cảm ơn chị.
Mình tên Tuấn – 35 tuổi, muốn nhờ trung tâm giúp đỡ.Do công việc của mình làm ăn bị thua lỗ, về nhà hay xảy ra cãi nhau với v, cáu gắt với mọi người xung quanh, luôn muốn một mình và không muốn giao tiếp với ai cả, gánh nặng gia đình, áp lực công việc cứ xoay quanh trong đầu khiến tôi cảm thấy luôn chán nản và muốn buông xuôi, giờ tôi không biết phải làm thế nào nữa. Mong được trung tâm hỗ trợ và tư vấn giúp tôi giải quyết vấn đề này
Chào bạn, theo như bạn chia sẻ thì tình trạng có vẻ khá phức tạp, nhưng để kết luận chính xác triệu chứng của bạn thì Trung tâm rất hy vọng có thể kết nối bạn với chuyên gia tâm lý để được tham vấn chi tiết hơn. Bạn vui lòng cho trung tâm biết số điện thoại hoặc liên hệ theo hotline (024) 2216 8008 | 096 589 8008 để được hỗ trợ nhé. Cảm ơn bạn.
Mình cũng bị tình trạng gần giống bạn ở trên, công việc thua lỗ, gia đình mâu thuẫn, giờ mình ngại giao tiếp và luôn nhốt một mình trong phòng, cảm thấy sợ hãi khi nhắc đến công việc và tiền, nếu có phải giao tiếp cũng rất gượng gạo cười nói và thường muốn kết thúc nhanh cuộc gặp gỡ. Trung tâm có cách nào giải quyết được tình trạng của mình không ạ?
Chào bạn, với trường hợp của bạn Trung tâm cần nắm rõ hơn về tình hình cuộc sống và những suy nghĩ, cảm xúc hiện tại của bạn mới có thể đưa ra tham vấn cụ thể. Bạn hãy để lại số điện thoại hoặc gọi vào hotline của trung tâm (024) 2216 8008 | 096 589 8008 để được hỗ trợ bạn nhé. Cảm ơn bạn.
Em hiện tại không biết em có đang bị trầm cảm không nữa. Nhưng em dám chắc em có tổn thương từ gia đình và ngoài xã hội. Nói về ăn uống của em đi gần đây em ăn được khá nhiều, mà lắm lúc lại ăn không vào. Tính tình cáu kỉnh hơn, mau nước mắt với những việc nhỏ nhặt. Càng bị tổn thương hay càng buồn là em không thể khóc được. Đi chơi với tụi bạn thì em rất vui vẻ và hoạt bát về đến nhà em như cởi bỏ lớp mặt nạ đó vậy. Không biết tại sao nhưng mà mấy hôm nay em luôn có ý nghĩ “Nếu mà em chết đi thì liệu có ai buồn?”, “Chết đi sẽ hạnh phúc hơn chứ?”…… thật ra ý nghĩ này tồn tại lâu trong em rồi. Chỉ là mấy năm nay không nghĩ đến nữa. Em cảm thấy em khó tập trung vào mọi thứ hơn trước, chỉ muốn ngủ để tránh xa thực tại này. Em thường hay đau đầu nữa.
Chào bạn, có thể những vấn đề này tiêu cực đã tồn tại lâu trong bạn và đã ăn sâu và tiềm thức, ý thức của bạn nên vấn đề cứ quanh đi quẩn lại, bạn nên đến Trung tâm được các chuyên gia hỗ trợ và tháo gỡ từng các vấn đề cho bạn, để hỗ trợ bạn được tốt nhất bạn có thể liên hệ qua số Hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé.
…
Con tôi đang có những biểu hiện như lầm lì, ít nói, hay nhốt mình trong phòng vậy có phải con mình đang bị trầm cảm không vậy ?
con bạn bao tuổi thế
con mình 15 tuổi cháu nam nay đang học lớp 9
chắc vấn đề này từ bé đúng không
không mới cách đây được khoảng gần năm thôi bạn
thế cũng chưa thể nói là trầm cảm được nhưng mà nên đi khám là tốt nhất bạn ạ, chứ hỏi trên này cũng không kết luận được
Chào bạn, để hỗ trợ bạn được tốt nhất bạn có thể liên hệ qua số Hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé.
nỗi buồn và lo âu đã trở thành bạn đồng hành không rời đằng sau nụ cười giả tạo của tôi
Cố gắng vượt qua đi bạn, không gì có thể chữa lành bằng việc tự mình đứng lên và bước tiếp
tôi cảm nhận được là tôi thất bại rất thảm hại làm mất đi niềm vui và động lực trong cuộc sống có cách nào cho tôi thoát khỏi không
Như thế nào là thất bại vậy? không làm được là thất bại ư? không làm được nên làm lại và làm tiếp đến khi xong chứ
mình không còn động lực làm lại nữa
thế lên đây tìm kiếm sự trợ giúp làm gì chẳng phải trong con người bạn luôn khát khao thành công, khát khao sự vui vẻ bình an sao
thất bại nên làm lại , nghĩ đơn giản thôi
OK
lần đầu tiên nghe thấy bệnh trầm cảm cười đó
Bạn mình cũng bị kiểu như thế. Hồi chia tay người yêu, ngày nào cũng chỉ cười, cười vô thức luôn ấy. Không biết có trung tâm nào uy tín ko nhỉ, mình cũng muốn giới thiệu cho bạn mình. Chứ thấy càng ngày càng nghiêm trọng hơn ý
Trung tâm NHC tốt mà cũng oke trong vấn đề chữa lành tâm lý kiểu như bạn nhé, nên tham khảo xem
Vậy có chứng trầm cảm nào ngược lại với trầm cảm cười k nhỉ?
hỏi khó vậy má
Tôi đang gặp vấn đề khá tương tự và cũng đang áp dụng điều trị thấy có hiệu quả
ngoài mặt thì cười nhưng trong lòng vụn vỡ… cố cười để cho thiên hạ biết là mình ổn, để cho người khác cảm thấy vui về mình, nhưng đâu biết con tim tôi đang rỉ máu… thoi thóp sóng qua ngày…
Chào bạn, chắc hẳn bạn gặp một vấn đề nào đó khá tiêu cực nên trong lòng bạn cảm thấy chưa ổn, nếu bạn cần hỗ trợ Trung tâm luôn sẵn sàng giúp bạn, để hỗ trợ bạn được tốt nhất bạn có thể liên hệ qua số Hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé.