Rối loạn giấc ngủ có tự khỏi không? Có chữa được không?
Rối loạn giấc ngủ có tự khỏi không, nên chữa thế nào để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát trở lại là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp, loại bỏ những bệnh lý liên quan có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn, hạn chế tình trạng mất ngủ lâu ngày khiến cơ thể mệt mỏi.
Rối loạn giấc ngủ có tự khỏi không?
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ như sự rối loạn hormone, chế độ sinh hoạt dinh dưỡng kém khoa học, do liên quan đến các bệnh lý.. Ai cũng có thể là đối tượng của rối loạn giấc ngủ từ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hay thanh thiếu niên. Bệnh có thể gây ra rất nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe nên cần cải thiện càng sớm càng tốt.
Để giải đáp băn khoăn rối loạn giấc ngủ có tự khỏi không còn cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đối tượng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh. Thông qua các kiểm tra chuyên môn bác sĩ cũng mới có thể đưa ra những kết luận riêng cho từng đối tượng.
Chẳng hạn ở người già, quá trình lão hóa khiến hormone bị thiếu hụt, những cơ quan hoạt động chậm gây mất ngủ đồng thời lại có rất nhiều các bệnh lý như đau nhức xương khớp, huyết áp cao. Điều này khiến việc điều trị rất khó khăn vì cần phải giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề. Do đó ở người già hầu hết bệnh không thể tự khỏi mà cần một số biện pháp áp dụng để cải thiện, tuy nhiên cũng không thể loại bỏ hoàn toàn.
Trong khi đó, ở người trẻ, lười vận động, thường xuyên ăn đêm, thức đêm ngủ ngày nhiều chính là lý do gây ra rối loạn giấc ngủ. Vì vậy ở những đối tượng này chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt khoa học lành mạnh hơn thì tình trạng bệnh hoàn toàn có thể được giải quyết, thậm chí còn không cần dùng thuốc với những trường hợp bệnh nhẹ.
Nói chung để giải đáp rối loạn giấc ngủ có tự khỏi không còn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là sự kiên trì của người bệnh. Bởi khi đang bị rối loạn giấc ngủ, nhịp sống của bạn sẽ thay đổi hoàn toàn so với bình thường nên không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để điều chỉnh lại đồng hồ sinh học.
Chẳng hạn ở người bệnh thường có xu hướng 2, 3 giờ sáng mới ngủ được trong thời gian kéo dài thì rất khó để đột nhiên đi ngủ lúc 11h tối. Người bệnh cứ nằm thao thức và nghĩ đến việc dùng điện thoại hay bia rượu để hỗ trợ nhưng sẽ càng làm tình trạng trằn trọc mệt mỏi trầm trọng hơn. Kể cả khi người bệnh làm việc rất mệt mỏi nhưng khi đã quen với việc đi ngủ lúc 2h sáng thì rất khó để thay đổi đột ngột.
Chính vì vậy bác sĩ mới cần chỉ định dùng thuốc hay các biện pháp hỗ trợ để điều chỉnh lại thời gian sinh hoạt sao cho hợp lý, người bệnh có thể dần thay đổi từ từ. Để bệnh có thể tự khỏi dù có thể thực hiện được nhưng rất khó khăn, trừ những trường hợp bệnh nhẹ. Còn lại hầu hết đều cần có các biện pháp khác hỗ trợ.
Tốt nhất người bệnh nên đến thăm khám sớm với bác sĩ để được kiểm tra chính xác rối loạn giấc ngủ có tự khỏi không, nên điều trị thế nào để an toàn nhất. Càng khám và điều trị sớm sẽ càng giúp điều trị dễ dàng hơn, bệnh có khả năng tự khỏi cao hơn và hạn chế tối đa việc dùng thuốc với rất nhiều tác dụng phụ khác.
Rối loạn giấc ngủ có chữa được không?
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ không cần thuốc những vẫn mang đến tác dụng tuyệt đối. Một số biện pháp nổi bật hiện nay như điện phân dẫn thuốc an thần tới vùng trán, gáy; điện trường cao áp; từ xuyên xuyên sọ hay ion tĩnh điện. Dù có chi phí khá cao nhưng lại đem đến hiệu quả tuyệt vời, nhất là với tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi.
Với những người có liên quan đến các bệnh lý khác như đau nhức xương khớp, tiểu đường, viêm xoang hay trào ngược dạ dày, loại bỏ bệnh cũng là điều cần thực hiện nếu muốn loại bỏ bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên không phải bệnh nào cũng có thể điều trị khỏi nhanh chóng nên tình trạng rối loạn giấc ngủ cũng chỉ có thể được cải thiện, chưa thể loại bỏ hoàn toàn.
Tuy nhiên thường bác sĩ sẽ hướng tới việc điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt dinh dưỡng thường ngày nhiều hơn là lạm dụng thuốc bởi có rất nhiều tác dụng phụ không tốt. Chẳng hạn dùng thuốc quá lâu có thể làm người bệnh phụ thuộc vào thuốc, không có thuốc không ngủ được, đầu óc thường trong trạng thái mơ màng, thờ thẫn, kém nhanh nhạy.
Một số người bệnh cũng hướng tới việc dùng các phương pháp y học cổ truyền như thuốc đông y, châm cứu, bấm huyệt để cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả mà không có nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên với các trường hợp bệnh nặng hay có liên quan đến nhiều bệnh lý, các phương pháp này sẽ không đem lại kết quả nhanh chóng như mong muốn.
Bên cạnh đó, rất nhiều chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh trị liệu tâm lý nếu liên quan đến các vấn đề về thần kinh. Thông qua các cuộc trò chuyện, bác sĩ sẽ tìm hiểu các nguyên do khiến người bệnh bị stress áp lực, suy nghĩ nhiều đến nỗi không ngủ được. Từ đó sẽ đưa ra những lời khuyên, hướng người bệnh tới đời sống tích cực lạc quan hơn.
Đặc biệt với những bệnh nhân bị trầm cảm gây mất ngủ hoặc ngược lại, mất ngủ lâu ngày kéo đến trầm cảm hay các bệnh tâm lý tương tự đều cần tiến hành trị liệu tâm lý. Bởi chỉ khi các tâm bệnh được loại bỏ, người bệnh không còn suy nghĩ nhiều thì giấc ngủ mới thực sự có chất lượng tốt.
Rối loạn giấc ngủ có chữa được không thì bạn hoàn toàn yên tâm bởi có thể chữa được. Tuy nhiên có đạt hiệu quả tuyệt đối 100%, loại bỏ bệnh hoàn toàn hay không còn phụ thuộc ở người bệnh. Do đó người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám kiểm tra để có kết quả cải thiện tốt nhất.
Hướng phòng tránh rối loạn giấc ngủ tái phát
Rối loạn giấc ngủ rất dễ tái phát nếu sau điều trị người bệnh vẫn tiếp tục lối sống kém lành mạnh. Vì vậy người bệnh cần luôn luôn có những biện pháp khoa học để phòng tránh nguy cơ tái phát và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Một số biện pháp đơn giản trong sinh hoạt và dinh dưỡng bạn cần chú ý để hạn chế bệnh quay trở lại như sau
Trong chế độ sinh hoạt
Người bệnh cần lập kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi sao cho khoa học phù hợp, tránh làm việc quá sức, làm việc liên tục không ngừng nghỉ sẽ làm giảm giảm chất lượng giấc ngủ. Nhiều người nghĩ rằng khi làm việc mệt mỏi sẽ dễ ngủ hơn, tuy nhiên điều này lại khiến người bệnh khó ngủ sâu, dễ gặp ác mộng và dậy giữa chưng hơn. Do đó đây không phải là cách hay để loại bỏ bệnh.
Người bệnh sau điều trị nên tham khảo những điều sau để giảm nguy cơ tái phát
- Duy trì giờ giấc sinh hoạt ổn định, nên đi ngủ trước 11h tối. Thay vì làm việc quá khuya, bạn có thể đi ngủ sớm hơn và dậy sớm hơn để làm việc. Thời điểm buổi sáng sớm cũng là lúc bạn có thể làm việc năng suất nhất.
- Tránh xa các thiết bị công nghệ trước ít nhất 15 – 30 phút trước khi ngủ, tắt wifi, 3G và đặt điện thoại xa đầu
- Nếu bạn chưa ngủ được, trằn trọc trong 20- 30 phút có thể đứng dậy làm một việc gì đó, có thể là đi dạo quanh nhà vài vòng, không nên tiếp tục dùng điện thoại để kích thích cơn buồn ngủ.
- Hạn chế các tranh luận, tranh cãi trước giờ đi ngủ bởi sẽ gây suy nghĩ nhiều gây khó ngủ
- Tập thể dục mỗi sáng sẽ đem đến những năng lượng tích cực vui vẻ kéo dài suốt cả ngày
- Nên học thiền và yoga để tăng cường sức khỏe, cân bằng cảm xúc, giúp máu huyết lưu thông, qua đó đem đến chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Buổi tối để dễ ngủ hơn bạn cũng có thể tập yoga để cơ thể được thư giãn dễ chịu hơn.
- Nếu bị đau nhức xương khớp, bạn có thể xoa dầu nóng vào các khớp để ngủ ngon hơn, hạn chế bị cơn đau làm phiền. Nếu bị trào ngược dạ dày thực quản bạn có thể kê cao đầu và chân so với bụng để không cho acid trào ngược lên trên tron lúc nằm.
- Tắm nước ấm, ngâm chân vào buổi tối cũng giúp cơ thể được thư giãn sau 1 ngày làm việc mệt mỏi, nhờ đó có thể ngủ ngon hơn rất nhiều
- Thể hiện tình yêu thương nhiều hơn bởi khi có nhiều hormone hạnh phúc cũng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn
Trong chế độ dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp hoàn toàn có thể giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, tăng cương các hormone hạnh phúc qua đó đem đến chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Cụ thể bạn cần lưu ý những vấn đề sau
- Tránh ăn quá khuya, ăn các thức ăn khó tiêu hóa, đồ ăn nhiều chất béo hay các thực phẩm nhiều dầu mỡ vào buổi tối để tránh làm hệ tiêu hóa hoạt động xuyên suốt
- Buổi tối bạn nên ăn ít hơn so với ban ngày, có thể ưu tiên các món ăn lành mạnh thanh đạm hơn sẽ vừa giúp cho việc giữ gìn vóc dáng vừa tốt cho giấc ngủ
- Tránh các món ăn lỏng, hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ có thể làm bạn tiểu đêm
- Có thể sử dụng một số loại trà thảo dược để làm dịu thần kinh, qua đó giải tỏa các căng thẳng stress và ngủ ngon hơn. Trà gừng, trà hoa cúc, Saffron hay trà hoa hồng bạn đều có thể sử dụng, chỉ cần tránh xa trà xanh là được
- Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng vitamin C do cũng gây ra các kích thích thần kinh, gia tăng sử tỉnh táo hơn là an thần
- Tránh xa bia, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác sẽ gây ra nhưng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và giấc ngủ không kém
Rối loạn giấc ngủ có tự khỏi không còn cần xem xét nhiều yếu tố, tuy nhiên với tình trạng bệnh mãn tính kéo dài thì rất khó để tự khỏi nếu không có các biện pháp hỗ trợ. Việc điều trị sớm kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ tăng khả năng điều trị bệnh khỏi hoàn toàn hơn. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để phòng tránh căn bệnh này.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Điều trị thế nào?
- Rối loạn giấc ngủ khi mang thai: Nguyên nhân và cách chữa trị
- Tổng quan về hội chứng giấc ngủ kinh hoàng (hoảng sợ khi ngủ)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!