Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học là gì? Những điều cần biết

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học khiến người bệnh không thể đi ngủ và tỉnh giấc theo đúng đồng hồ sinh học bình thường. Điều này gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, khiến người bệnh mệt mỏi, kém tỉnh táo, sức khỏe cũng sa sút nhiều. Do đó cần nhanh chóng tiến hành điều trị để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học là gì?

Nhịp sinh học hay Biorhythm được hiểu đơn giản là một chu kỳ bình thường của cơ thể có liên quan trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất của mỗi người. Tức là khi đảm bảo đáp ứng đủ chu trình sinh học này thì cũng là thời điểm giúp cơ thể khỏe mạnh nhất. Nếu nhịp sinh học bị rối loạn là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề và cần nhanh chóng tiến hành điều trị.

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học là gì?
Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học khiến người bệnh không thể tìm được giấc ngủ giống những người bình thường

Lấy cột mốc cho nhịp sinh học bình thường của giấc ngủ là đi ngủ lúc 10-11 giờ và thức dậy lúc 6-7 sáng. Tất nhiên bạn vẫn có thể xê dịch thời điểm này nhưng khi có nhu cầu thì bạn vẫn có thể đi ngủ hay thức dậy đúng thời điểm như trên. Nếu bạn cảm thấy không thể có cảm giác buồn ngủ, không thể ngủ trong các thời điểm 10- 11h trong thời gian dài thì rất có thể bạn đang bị rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học (Circadian rhythm sleep disorders) là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Theo đó người bệnh không thể đi ngủ vào giờ ngủ bình thường và không thể thức dậy theo đúng nhịp sinh học của giấc ngủ. Chẳng hạn như bạn thường ngủ vào lúc 2- 3 h sáng thay vì 11 đêm và cũng chỉ có thể tỉnh giấc vào 10-11 giờ sáng hoặc muộn hơn thay vì 6- 7h sáng như bình thường.

Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa mất ngủ và rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên ở người mất ngủ chỉ cần đưa họ về ngủ đúng giờ là dần có thể cải thiện. Trong khi đó với người bị rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học hầu như không có cảm giác buồn ngủ vào thời điểm cần ngủ, giờ ngủ trái ngược hoàn toàn so với quy luật thông thường.

Những dạng rối loạn giấc ngủ có liên quan đến rối loạn nhịp sinh học thường gặp bao gồm

  • Hội chứng pha sớm: thường có đặc trưng bởi tình trạng ru giấc ngủ và thức dậy diễn ra sớm hơn sớm. Chẳng hạn như người bệnh thức 2-3 giờ sáng và có xu hướng buồn ngủ sớm hơn, bắt đầu từ ngay buổi chiều. Tình trạng này thường xuất hiện chủ yếu ở nhóm người lớn tuổi.
  • Hội chứng nhịp ngày đêm dài: người mắc hội chứng này thường có sự khác biệt về thời gian ngủ khoảng 1 giờ mỗi ngày. Đồng hồ sinh học của họ quy định giờ ngủ và thức dậy muộn hơn bình thường, chẳng hạn đi ngủ lúc 1h sáng và tỉnh giấc lúc 9-10 h trưa. Tình trạng này khiến hiện tượng giai đoạn ru giấc ngủ ngày càng trễ. Người bệnh có thể mắc chứng mất ngủ cả đêm đồng thời xuất hiện trạng thái ngủ gà ban ngày.
  • Hội chứng pha trễ: Người bệnh gặp khó khăn khi đi ngủ sớm nên thường có triệu chứng ngủ gà vào buổi sáng.
  • Thay đổi múi giờ: Tình trạng này thường xuất hiện trên những người đi du lịch hay dii chuyển đến một vùng đất khác và chưa thể quen với nhịp sống sinh học mới. Theo đó các giai đoạn mất ngủ sẽ di chuyển về phía đông đồng thời thức dậy sớm khi di chuyển vế phía tây. Người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi, ngủ gà và kèm theo cả sự rối loạn khí sắc. Tuy nhiên hầu hết các rối loạn này thường xuất hiện khá ngắn hạn, khi người bệnh đã dần quen với nhịp sống mới thì các dấu hiệu cũng được cải thiện.

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học có thể gây ra rất nhiều vấn đề bất thường cho sức khỏe và tinh thần kèm theo nên cần điều trị càng sớm càng tốt.

Các loại rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học

Tuỳ vào nguyên nhân mà sẽ có một số dạng rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học sau:

  • Rối loạn chênh lệch múi giờ: Xảy ra khi bạn di chuyển đến một múi giờ khác, làm cho cơ thể không đồng bộ với chu kỳ ngày/đêm mà bạn đã quen.
  • Rối loạn giấc ngủ do làm việc theo ca (SWSD): Bạn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh giấc ngủ nhịp sinh học theo lịch làm việc. Điều này đặc biệt phổ biến với những người làm ca đêm.
  • Rối loạn giai đoạn thức-ngủ trễ (DSWPD): Lịch trình ngủ/thức của bạn bị lùi muộn hơn nhiều so với người bình thường, rối loạn này thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Rối loạn giai đoạn ngủ-thức nâng cao (ASWPD): Bạn có xu hướng đi ngủ và thức dậy sớm hơn so với người khác.
  • Rối loạn nhịp thức-ngủ không đều (ISWRD): Thời gian ngủ và thức của bạn không theo lịch trình cố định, diễn ra ngẫu nhiên và khó đoán trước. Tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc chứng mất trí nhớ hoặc các bệnh thoái hóa não.
  • Rối loạn nhịp thức-ngủ không phải 24 giờ (N24SWD): Giấc ngủ nhịp sinh học của bạn có chu kỳ không đúng 24 giờ như mọi người, thường kéo dài hơn, đôi khi ngắn hơn.

Ngoài các rối loạn trên, còn nhiều rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học khác chưa được chỉ định cụ thể và được phân loại chung là “rối loạn giấc ngủ-thức theo nhịp sinh học không được chỉ định khác.”

Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học

Triệu chứng của rối loạn nhịp sinh học thường liên quan đến việc khó ngủ và thức dậy. Cụ thể, bạn có thể gặp phải:

  • Khó đi vào giấc ngủ (mất ngủ).
  • Khó duy trì giấc ngủ.
  • Tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ lại.
  • Thức dậy sớm hơn mong muốn.
  • Khó thức dậy vào buổi sáng hoặc có chu kỳ ngủ – thức không đều.
  • Buồn ngủ ban ngày, đôi khi dẫn đến chứng ngủ rũ.
  • Cảm thấy mệt mỏi và cần ngủ trưa mỗi ngày.
  • Bị đau đầu, có cảm giác trầm cảm, cáu kỉnh hoặc các vấn đề tâm lý khác do thiếu ngủ.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học

Nếu mất ngủ xuất hiện chủ yếu do lối sống sinh hoạt trước đó kém lành mạnh, căng thẳng quá mức thì nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học lại liên quan đến sự bất thường của melatonin trong cơ thể. Đây cũng là yếu tố giúp phân biệt hai bệnh lý này khi làm các xét nghiệm kiểm tra.

Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học
Sự rối loại trong bài tiết Melatonin là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học

Theo đó hormone melatonin còn được gọi là hormone ban đêm rất cần thiết cho một giấc ngủ chất lượng. Nó được tiết ra thông qua tuyến tùng chủ yếu vào buổi đêm và ít hơn vào ban ngày, đồng thời bị ức chế bởi ánh sáng theo cảm nhận của võng mạc.

Thường melatonin bắt đầu được tiết ra từ 9h đêm và đạt đỉnh điểm vào khoảng 2h sáng. Do đó vào lúc 9h bạn thường cảm thấy bắt đầu buồn ngủ và 2h là thời điểm ngủ sâu nhất.

Melatonin được coi là máy tạo nhịp sinh học chính trong cơ thể, đảm nhiệm vai trò thiết lập nhịp điệu của cơ thể, giúp ổn định hoạt động của não cũng như điều hòa giấc ngủ tự nhiên của con người. Hormone này giúp đồng quá nội tiết tố để đúng với chu kỳ sáng-tối của môi trường bên ngoài. Vì thế những bất thường tại đây sẽ khiến cho giấc ngủ gặp rắc rối, không thể sinh hoạt như bình thường.

Những nguyên nhân khiến cơ thể tiết ít hormone Melatonin có thể do rối loạn chức năng tuyến tùng do tích tụ nhiều canxi dẫn đến vôi hóa cơ quan này. Ngoài ra, ung thư, tăng trưởng về kích thước tuyến tùng bất thường cũng là tác nhân gây rối loạn tại đây và gây ra các vấn đề bất thường cho giấc ngủ.

Mặt khác việc lạm dụng các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại cũng khiến mắt nhầm tưởng đây là ánh sáng xanh ( ánh sáng tự nhiên trong mặt trời). Khi não bộ tiếp nhận và cho rằng đây là ánh sáng xanh sẽ hạn chế việc tiết melatonin lại khiến người bệnh không thể nào cảm nhận được cơn buồn ngủ.

Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học

Bất cứ sự bất thường nào của nhịp sinh học cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Đặc biệt giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, hồi phục lại những năng lượng đã mất trong suốt ngày dài.

Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học
Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi sức khỏe có liên quan trực tiếp đến thời gian ngủ

Trong khoảng thời gian từ 1- 2 giờ sáng giờ sáng giúp đào thải độc cho cơ thể, 1-4h cũng là thời điểm tái tạo máu.. Vì vậy việc không được ngủ trong thời điểm này sẽ khiến các hoạt động trên không được đảm bảo thực hiện tốt nhất khiến cơ thể suy yếu và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Bên cạnh đó khi không được ngủ đủ vào ngày hôm trước khiến người bệnh ngày hôm sau luôn trong trạng thái uể oải mệt mỏi. Đặc biệt với những người phải đi làm, do nhịp đồng hồ sinh học muộn hơn bình thường nên việc dậy sớm khiến họ luôn trong tình trạng ngáp ngủ, không thể tập trung tỉnh táo làm việc như những người khác và làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học có thể gây ra những vấn đề sau:

  • Suy giảm chất lượng quá trình trao đổi chất và tăng sinh tế bào
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh như  béo phì, tiểu đường, tim mạch
  • Tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn cảm xúc theo mùa hay rối loạn tim mạch
  • Suy giảm chức năng các vấn đề sinh sản
  • Tăng nguy cơ ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra nếu có liên quan đến những nguy cơ do rối loạn tuyến tùng cũng có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe nên người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt.

Hướng điều trị rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học

Khi thấy tình trạng rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học kéo dài, tốt nhất người bệnh nên đến các bệnh viên uy tín để được kiểm tra và xác định chính xác tình trạng bệnh. Qua đó mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng tình trạng, nguyên nhân gây bệnh.

1. Sử dụng thuốc điều trị

Hầu hết với các tình trạng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc giúp bổ sung melatonin để kích thích cơn buồn ngủ cho người bệnh. Ngoài ra tùy từng tình trạng sức khỏe, bác sĩ cũng chỉ định các loại thuốc điều trị riêng, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chỉ tiết hơn để được chỉ định phù hợp.

Điều trị rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học
Dùng một số loại thuốc giúp bổ sung Melatonin sẽ đưa người bệnh dần đi vào giấc ngủ ổn định

Một số loại thuốc điển hình thường được chỉ định dùng bao gồm:

  • Thuốc nhóm Benzodiazepine: Flurazepam, Kvazepam, Estazolam..
  • Thuốc nhóm Imidazopyridine: Zolpidem
  • Thuốc nhóm Pyrazolopyrimidin: Pyrazolopyrimidin
  • Một số thực phẩm chức năng giúp bổ sung melatonin
  • Các thuốc điều trị các bệnh lý liên quan

Sau khi giấc ngủ đã dần quay trở lại nhịp sinh học bình thường, khả năng tiết melatonin đã ổn định, liều dùng thuốc sẽ giảm dần và ngưng.

Tuy nhiên đa phần các loại thuốc điều trị trên thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh tuyệt đối không nên cải thiện nhiều. Đảm bảo tuyệt đối liều dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

2. Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ

Nếu nguyên nhân gây mất ngủ có liên quan đến sự rối loạn của não bộ trong quá trình nhận diện ánh sáng xanh thì hướng điều trị tốt nhất chính là hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các thiết bị công nghệ. Hãy để mắt nghỉ ngơi trước khi đi ngủ từ 30- 1 tiếng để não bộ được thư giãn và hoạt động bình thường trở lại.

Nếu cảm thấy chưa buồn ngủ, bạn có thể đọc sách hay nghe một bản nhạc nhẹ hoặc làm một việc gì đó để kích thích cơ buôn ngủ. Luyện tập bài tập cho mắt sẽ là liệu pháp vừa giảm mỏi mắt vừa kích thích cơn buồn ngủ đến sớm hơn.

3. Điều chỉnh lại nhịp sống sinh học bình thường

Thật khó để những người đang bị rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học có thể nhanh chóng trở về giấc ngủ bình thường, tuy nhiên bạn có thể từng bước cân bằng lại nhịp sống. Hãy đảm bảo cân đi ngủ đúng giờ ngay cả sau thời điểm bạn đã dừng thuốc trước đó để tạo thành một thói quen khiến cứ đến thời điểm đó là cơ thể thấy buồn ngủ.

Với giai đoạn nhẹ, bạn có thể sử dụng một số phương pháp đơn giản giúp kích thích giấc ngủ đến sớm hơn. Chẳng hạn như uống một tách trà saffron, ngồi thiền hay thử một vài liệu pháp thư giãn chẳng hạn. Một số cách đơn giản để bạn có thể cảm thấy buồn ngủ sớm hơn như sau:

  • Mặc trang phục thoải mái thư giãn, không gian phòng ngủ rộng rãi thoáng mát
  • Thay đổi tư thế ngủ, nên ưu tiên nghiêng về bên trái
  • Dùng tinh dầu xông hơi trong phòng
  • Tắt hết bóng đèn
  • Thiền hay nghe nhạc thiền
  • Đi vào thế giới tượng tưởng, chẳng hạn như đếm cừu
  • Thở bằng phương pháp 4-7-8
  • Tránh ăn quá no, tránh một bữa tối với nhiều dầu mỡ, tránh uống quá nhiều nước vào buổi đêm
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác

Trong thời gian đầu việc thay đổi lại hoàn toàn nhịp sống và giấc ngủ có thể khiến người bệnh chưa quen, đôi khi mệt mỏi hơn do cần phải dậy sớm. Tuy nhiên nếu kiên trì duy trì lối sống trong 3- 5 ngày cơ thể sẽ dần quen và bạn không còn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí thấy cơ thể tràn đầy năng lượng hơn hẳn.

4. Sử dụng kính chống ánh sáng xanh

Rất nhiều người có những công việc về đêm bắt buộc phải tiếp xúc với ánh sáng xanh thì nên làm thế nào để cải thiện bệnh? Câu trả lời chính là sử dụng những loại kính chống ánh sáng xanh đặc biệt để làm giảm các tác động từ chúng, tránh những nhầm lẫn từ bộ não đồng thời giúp bảo vệ đôi mắt tốt hơn.

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học
Sử dụng những loại kính lọc ánh sáng xanh không chỉ tốt cho giấc ngủ mà còn bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh hơn

Hiện nay hầu hết những loại kính cận hay kính không độ đều có những loại giúp chống ánh sáng xanh. Dù mức giá có cao hơn so với các loại tròng kính thông thường tuy nhiên hiệu quả trong việc bảo vệ não bộ của bạn lại tốt hơn rất nhiều nên bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm này.

Bạn có thể sử dụng những loại kính lọc ánh sáng xanh bằng đây là công nghệ Blue Control (kiểm soát ánh sáng xanh) để loại bỏ các ánh sáng xanh có mức sóng 380-410nm có hại cho mắt và bộ não.

5. Trị liệu tâm lý

Với một số trường hợp rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học, bác sĩ cũng có thể yêu cầu tiến hành trị liệu tâm lý để điều chỉnh hành vi của bộ não nhằm quay trở về với nhịp sống bình thường. Việc điều trị tâm lý đặc biệt hiệu quả với những người có các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hay rối loạn lo âu để nhanh chóng cải thiện bệnh.

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe nên cần nhanh chóng tiến hành điều trị. Mỗi người nên bắt đầu thay đổi chế độ sống lành mạnh hơn, hạn chế lạm dụng các đồ điện tử quá nhiều để đem đến một chất lượng giấc ngủ tuyệt vời nhất.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *