Các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ phổ biến và lưu ý khi dùng
Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ sẽ giúp dần đưa người bệnh trở lại giấc ngủ ổn định và cải thiện tốt tình trạng sức khỏe bất ổn trước đó. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý khi sử dụng nhóm thuốc này vì thường kèm theo nhiều tác dụng phụ không tốt, thậm chí khiến người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc nếu lạm dụng trong thời gian dài.
Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ như lạm dụng các thiết bị công nghệ kéo dài, nhiều áp lực suy nghĩ, ít vận động, ngủ ngày nhiều hoặc cũng liên quan đến các bệnh lý. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng kể cả trẻ em, người trẻ hay người già và gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần người bệnh.
Thường trong điều trị rối loạn giấc ngủ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số thuốc để đưa người bệnh trở lại giấc ngủ dễ dàng và chất lượng hơn. Việc dùng thuốc cần đảm bảo có sự chỉ định từ bác sĩ để phù hợp với từng đối tượng và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
Một số thuốc phổ biến thường được dùng như sau
Thuốc Melatonin điều hòa chu kỳ giấc ngủ
Melatonin là thuốc được chỉ định dùng nhiều với những người bị rối loạn giấc ngủ nhằm điều hòa lại chu kỳ ngủ ngày- đêm theo đúng nhịp đồng hồ sinh học bình thường. Việc sử dụng thuốc nhằm kích thích tiết ra nhiều hơn Melatonin để dễ dàng đi vào giấc ngủ. Đặc biệt sản phẩm được điều chế dưới dạng thực phẩm chức năng ( TPCN) nên có độ an toàn cao và phù hợp cho nhiều đối tượng.
Sản phẩm là TPCN, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thành phần chính
- Melatonin
- Vitamin B6
- Dicalcium phosphate, Silica, Glycerin, Magnesi, Yellow Beeswax, Contains <2%..
- Các tá dược khác vừa đủ
Công dụng
- Bổ sung các hormone Melatonin cần thiết cho tuyến tùng của hệ thần kinh bên trong não để ổn định giấc ngủ
- Cải thiện các chứng mất ngủ do dùng thuốc
- Hạn chế tình trạng huyết áp cao
- Tăng cường chất lượng giấc ngủ, đem đến năng lượng hoạt động tuyệt vời cho cơ thể
- Ngăn chặn các gốc tự do gây hại, tăng cường sức khỏe tốt hơn cho người dùng.
Liều dùng
- Người lớn: dùng 0,3 đến 5 mg/ ngày với chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn hoặc 0,5 mg đến 5 mg với tình trạng rối loạn giấc ngủ, dễ ngủ thức giác
- Trẻ em: Dùng 1 đến 6 mg/ ngày trong 1 tháng với chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn hoặc 0,5 đến 4 mg để điều hòa chu kỳ giấc ngủ
- Tham khảo thêm bác sĩ để chỉ định liều dùng phù hợp với từng tình trạng
Tác dụng phụ
Dù được điều chế dưới dạng TPCN tuy nhiên về cơ chế hoạt động thuốc sẽ làm thay đổi hormone trong cơ thể nên có thể gây ra các tác dụng phụ như sau
- Rối loạn nội tiết.
- Đau đầu
- Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- Chán ăn, buồn nôn,
- Chảy sữa bất thường ở nữ giới dù không đang trong thời kỳ cho con bú
- Da thâm sạm.
- Một số tác dụng phụ nguy hiểm nhưng ít xảy ra như giảm khả năng tình dục nam giới,
- chứng vú to ở nam giới, suy tuyến yên..
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Bệnh nhân trầm cảm, người bị bệnh tim mạch hay các bệnh lý khác cần tham khảo thêm với bác sĩ trước khi sử dụng
Thuốc Ambien chữa rối loạn giấc ngủ ở người lớn
Thuốc Ambien giúp đem đến những tác dụng khá mạnh trong việc tăng cường giấc ngủ, tuy nhiên hầu hết chỉ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn trên người trưởng thành. Thuốc có thể gây nghiện nếu lạm dụng trong thời gian dài nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Thành phần
- Zolpidem
- Các tá dược vừa đủ
Tác dụng
- Đưa người dùng vào giấc ngủ nhanh chóng, nhất là với những người rối loạn giấc ngủ kéo dài
- Cân bằng các chất trong não bộ để cải thiện giấc ngủ
- Gây ra các hiệu ứng làm dịu não nên cũng giúp cải thiện những áp lực căng thẳng mệt mỏi
Liều dùng
- Bệnh nhân nữ: Dùng 5mg/ lần ngay trước khi đi ngủ.
- Bệnh nhân nam: Dùng 10mg/ lần ngay trước khi đi ngủ. Do khả năng thanh thải zolpidem ở nam tốt hơn nữ giới nên có thể chỉ định liều mạnh hơn
- Không dùng quá 10mg/ ngày
- Không nên dùng trong 4- 5 tuần liên tiếp, nếu sau 7- 10 ngày sử dụng không có dấu hiệu cải thiện nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ
- Không dùng ngay sao bữa ăn, nên dùng trước khi ngủ khi bụng đã rỗng hơn
Tác dụng phụ
- Buồn ngủ ban ngày
- Chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu
- Cảm thấy “say thuốc” hoặc lâng lâng nếu mới dùng lần đầu
- Nghẹt mũi
- Khô miệng
- Kích ứng mũi và cổ họng
- Buồn nôn
- Rối loạn tiêu hóa
- Đau dạ dày
- Đau cơ
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Người có tiền sử mắc nghiện ma túy, nghiện rượu do thuốc có thể gây nghiện trở lại
- Không lạm dụng liên tiếp trong thời gian dài vì có thể gây nghiện
Thuốc Zaleplon giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng
Tình trạng khó đi vào giấc ngủ khiến người bệnh cứ thao thức không ngủ được dù đang rất mệt mỏi và buồn ngủ. Trong trường hợp này bác sĩ có thể chỉ định thuốc Zaleplon để người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Thuốc thuộc nhóm thuốc hệ thần kinh trung ương, là thuốc ngủ và có độ an toàn tốt, tuy nhiên chỉ được dùng trong thời gian ngắn.
Thành phần
- Zaleplon
- Các tác dược vừa đủ
Tác dụng
- Tác động lên vùng não, làm dịu não để đi vào giấc ngủ tốt hơn
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ với những người bị mất ngủ kéo dài
Liều dùng
- Dùng 5 – 10mg trước khi đi ngủ với trường trưởng thành
- Không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi
- Không dùng liên tục quá 5 tuần
- Thông báo cho bác sĩ nếu sau 7- 10 ngày không có tác dụng tốt
- Không dùng khi đã ngủ chợp mắt được
Tác dụng phụ
- Nôn mửa
- Đổ mồ hôi
- Cơ thể run rẩy, tâm trạng luôn lo lắng
- Đau cơ
- Đau bụng
- Phát ban nhẹ
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Không sử dụng khi đi xe đường dài, bao gồm cả là người lái xe hay người bên cạnh
- Người có tiền sử mắc bệnh gan, thận, tim mạch, nghiện hay mắc các bệnh lý khác cần trao đổi thêm cùng bác sĩ
Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ Seduxen
Seduxen thuộc nhóm thuốc an thần, giải lo âu cũng được dùng trong cải thiện các chứng rối loạn giấc ngủ. Thuốc có thể dùng để điều trị rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi hay trẻ em, tuy nhiên cần phải giảm liều so với người trưởng thành do khả năng đào thải thuốc qua thận ở những đối tượng này khá kém.
Thành phần
- Diazepam
- Các tá dược vừa đủ
Tác dụng
- Tăng cường chất lượng giấc ngủ, giúp người dùng ngủ sâu hơn
- Phù hợp cho những người bị rối loạn giấc ngủ do căng thẳng, stress, rối loạn lo âu hay trầm cảm để cải thiện bệnh
- Cải thiện các triệu chứng rối loạn cử động, co thắt cơ cũng liên quan tới tình trạng mất ngủ
- Giảm những rối loạn căng thẳng thần kinh gây mất ngủ với những người đang trong giai đoạn cai rượu
Liều dùng
- Liều thông thường: 5 – 15mg/ngày.
- Liều cho người già: 2,5 – 7,5 mg/ngày.
- Trẻ từ 7 – 14 tuổi: 5 – 15 mg/ngày, với trẻ nhỏ hơn nên trao đổi thêm cùng bác sĩ
- Tham khảo thêm cùng bác sĩ để chỉ định liều lượng phù hợp
- Nuốt trọn viên thuốc, không nhai hay nghiền nát
Tác dụng phụ
- Mệt mỏi
- Buồn ngủ
- Đau đầu
- Buồn nôn, chán ăn, khô miệng
- Rối loạn tiêu hóa
- Vàng da
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Người mắc các bệnh lý đường hô hấp
- Người mắc bệnh suy gan, suy thận hay các bệnh ký khác cũng cần trao đổi chi tiết hơn với bác sĩ
Thuốc chống trầm cảm nếu liên quan đến bệnh thần kinh
Trogn trường hợp bị rối loạn giấc ngủ liên quan đến nguyên nhân trầm cảm hay các rối loạn lo âu khác bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng an thần để cải thiện bệnh. Tuy nhiên cần thực sự cẩn trọng khi sử dụng nhóm thuốc này và chỉ được chỉ định dùng nếu có dấu hiệu các bệnh lý về thần kinh.
Một số thuốc phổ biến như Fluoxetin, Fluvoxamin, Mirtazapin .. Tuy nhiên do chỉ định nhóm thuốc này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý nên cần có sự thăm khám và chỉ định chuyên môn hơn.
Tác dụng
- Ổn định tâm trạng, làm dịu thần kinh giúp người bệnh dễ ngủ hơn
- Cải thiện các triệu chứng mất ngủ do đau liên quan đến các chấn thương hay bệnh lý khác
- Thường có hiệu quả tốt sau điều trị 3- 4 tuần, không cho tác dụng ngay lập tức
Tác dụng phụ
- Khô miệng, đắng miệng
- Táo bón, buồn nôn
- Bí tiểu trên những bệnh nhân bị u tuyến tiền liền
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Người mắc các bệnh lý mãn tính, bệnh suy giảm hệ miễn dịch khác cần tham khảo thêm với bác sĩ
Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ Zolpidem giúp kéo dài giấc ngủ
Zolpidem là thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ thuộc nhóm hệ thần kinh trung ương, có tác dụng an thần để kéo dài giấc ngủ tốt hơn, hạn chế các triệu chứng thức giấc giữa chừng. Tuy nhiên những tác dụng phụ kèm theo cũng rất nhiều nên chủ yếu được chỉ định dùng trong thời gian ngắn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thành phần
- Zolpidem
- Tá dược vừa đủ
Tác dụng
- Làm dịu não bộ và giảm những căng thẳng stress để ngủ ngon giấc hơn
- Giảm số lượng tỉnh giấc trong đêm đồng thời kéo dài tổng thời gian ngủ cao hơn
- Dùng cho tình trạng mất ngủ tạm thời và mất ngủ mãn tính
Liều dùng
- Dùng 10mg/ lần/ ngày trước khi đi ngủ
- Với người trên 65 tuổi dùng 5mg/ ngày/ lần
- Dùng trong 1- 2 tuần, không vượt quá 5 lần liên tiếp
- Không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi
Tác dụng phụ
- Dị ứng
- Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ
- Rối loạn trí nhớ
- suy nhược cơ thể.
- Đau cơ
- ViêM xoang, viêm họng.
- Rối loạn thị giác.
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Người suy gan, suy thận, suy hô hấp
- Người mắc chứng ngược cơ
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ
Việc sử dụng các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ cần đảm bảo tuyệt đối có chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý sử dụng. Cần chú ý rằng việc dùng thuốc chỉ là biện pháp tạm thời để cân bằng giấc ngủ, đưa người bệnh về với chế độ sinh hoạt bình thường, không phải biện pháp tuyệt đối điều trị rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau
- Tuân thủ tuyệt đối chỉ định về liều dùng, cách dùng, thời điểm dùng để đem lại tác dụng tốt nhất
- Chỉ nên dùng thuốc với nước lọc, nuốt nguyen viên, tránh bẻ nho hay nghiền nát trừ khi có chỉ định từ bác sĩ
- Không lạm dụng tăng quá liều hay dừng thuốc sớm hơn so với đơn thuốc
- Với những người làm các công việc vận hành máy móc, lái xe hay các công việc cần sự tapajt rung tỉnh táo cần cẩn trọng khi sử dụng vào ban ngày
- Sau ngừng thuốc người bệnh có thể gặp các triệu chứng như khó ngủ, thao thức tuy nhiên không nên quá lo lắng mà cần tự duy trì giờ giấc trước đó, tránh tình trạng tiếp tục lạm dụng thuốc
- Nên bắt đầu uống thuốc sớm trong khoảng 7, 8 giờ tối để có thể dậy sớm hơn, tránh tình trạng uống quá muộn sau 10h đêm có thể khiến buổi sáng khi tỉnh dậy bị đau đầu, choáng váng, khó dậy hay kém tỉnh táo
- Không sử dụng bia rượu, thuốc lá, các thực phẩm nhiều chất béo trong thời gian dùng thuốc vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc
- Trao đổi thêm với bác sĩ nếu có tiền sử nghiện chất kích thích hay các bệnh lý khác
- Thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh nào khác
- Trao đổi với bác sĩ nếu sau thời gian dùng thuốc không đem lại kết quả như mong đợi
- Dừng thuốc ngay lập tức nếu thấy các dấu hiệu dị ứng như nôn ói, nổi mề đay..
Không phải ai cũng có thể sử dụng các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như nhau nên việc thăm khám cùng bác sĩ là điều rất cần thiết. Ngoài ra người bệnh còn cần kết hợp với việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học hơn để cải thiện bệnh tốt nhất.
Trên đây là những thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ phổ biến cùng những lưu ý khi sử dụng, hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Với những tình trạng bất thường của sức khỏe, hãy dành thời gian đi thăm khám sớm để được kiểm tra và có hướng điều trị nhanh chóng nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Điều trị thế nào?
- Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ
- Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ bằng Đông y
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!