Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Chữa khỏi được không?
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không, liệu có chữa khỏi bệnh được không là băn khoăn của rất nhiều người đang mắc bệnh này. Đây là một căn bệnh thuộc hệ thần kinh, làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh. Điều trị bệnh càng sớm sẽ càng tăng khả năng loại bỏ bệnh hoàn toàn để đem đến cuộc sống tuyệt vời hơn.
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Hội chứng Meniere, thiểu năng tuần hoàn não, Parkinson hay hạ huyết áp đều là những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Bệnh có thể xuất hiện trên nhiều đối tượng nhưng chủ yếu là những người trong độ tuổi trung niên, người mắc các bệnh mãn tính, phụ nữ tiền mãn kinh.. và gây ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không là thắc mắc của bất cứ ai khi mắc bệnh hay có người thân mắc bệnh. Có thể thấy rằng khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh thường xuyên bị đau đầu choáng váng đột ngột, đứng lên lảo đảo, thính lực cũng có dấu hiệu suy giảm. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu xảy ra khi người bệnh đang lái xe, làm các công việc điều hành máy móc và có thể gây tai nạn cho chính bản thân và những người xung quanh.
Để tìm hiểu chính xác hơn về rối loạn tiền đình có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu về những biến chứng của bệnh. Bao gồm
- Thiếu oxy não gây hôn mê, choáng váng, ngất xỉu và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời
- Xuất huyết não khiến người bệnh mất dần ý thức
- Động kinh với các triệu chứng điển hình như co giật, mất ý thức, suy giảm trương lực cơ
- Phù não làm gia tăng áp lực nội sọ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng não
- Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất có liên quan đến rối loạn tiền đình, bệnh có thể gây tử vong tại chỗ nếu không được cấp cứu kịp thời. Đồng thời sau đột quỵ cũng để lại rất nhiều di chứng khiến sức khỏe giảm sút nặng nề, người bệnh có thể không đi lại, nói chuyện hay hành động bình thường
- Các biến chứng khác liên quan như nhồi máu não, chết mô não..
Như vậy có thể thấy những biến chứng xảy ra do rối loạn tiền đình là cực kỳ nguy hiểm. Hầu hết những biến chứng đều có nguy cơ tử vong khá cao hoặc dù sau điều trị có thể giữ được tính mạng nhưng lại kèm theo nhiều biến chứng, như nằm liệt giường, không thể vận động, giật méo mồm..
Mặt khác trong đời sống hằng ngày bệnh cũng là suy giảm dần chất lượng đời sống, người bệnh thường trong trạng thái mệt mỏi, lo lắng, dễ tức giận, ăn uống cũng không ngon. Tình trạng này khiến sức khỏe ngày càng suy nhược cộng thêm các bệnh lý trước đó sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn và làm giảm tuổi thọ.
Nói chung, với thắc mắc rối loạn tiền đình có nguy hiểm không thì đáp án là rất nguy hiểm. Dù tình trạng bệnh đang ở mức độ nặng hay nhẹ thì cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nên người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, cần tiến hành điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Rối loạn tiền đình có chữa được không?
Bên cạnh băn khoăn rối loạn tiền đình có nguy hiểm không thì liệu bệnh này có chữa khỏi được không cũng là điều rất nhiều người muốn biết. Hội chứng này có thể xuất hiện trong vài ngày nhưng cũng có thể tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh chủ quan không điều trị.
Liệu bệnh có chữa khỏi được không còn cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, sức khỏe người bệnh, tiền sử bệnh lý cũng như hướng điều trị thế nào. Khả năng điều trị ở mỗi người bệnh là hoàn toàn khác nhau, không thể nói chung chung mà cần thăm khám để có đáp án chính xác nhất.
Chẳng hạn nếu nguyên nhân bệnh có liên quan đến các tác nhân trong môi trường sống, do lạm dụng bia rượu hay ở phụ nữ sau sinh thì chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bồi thể thể lực tinh thần thì khả năng điều trị khỏi là rất cao, thậm chí không cần dùng thuốc nếu điều trị sớm.
Trong khi đó với những người bị rối loạn tiền đình do bệnh u tiểu não, Parkinson, xơ vữa động mạch, thoái hóa cột sống cổ.. thì cần phải điều trị dứt điểm những bệnh trên mới có thể loại bỏ rối loạn tiền đình. Nếu các bệnh nền vẫn chưa điều trị khỏi thì các triệu chứng rối loạn tiền đình vẫn sẽ tái phát thường xuyên.
Hoặc với những trường hợp mắc bệnh có liên quan đến các bệnh nền mãn tính như tim mạch, đau nhức xương mãn tính, u xương chũm mãn tính thì khả năng loại bỏ bệnh hoàn toàn rất khó khăn. Người bệnh này cũng phải dùng nhiều loại thuốc có thể tác động xấu đến tinh thần nên không phải ai cũng có thể dứt điểm hoàn toàn rối loạn tuần hoàn não.
Bên cạnh đó việc điều trị dứt điểm bệnh còn phụ thuộc nhiều vào hướng điều trị từ bác sĩ, người bệnh có chấp hành đúng phác đồ từ bác sĩ hay không. Nói chung để giải đáp chính xác băn khoăn này người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp nhất cho từng đối tượng.
Rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi?
Đây cũng là một băn khoăn của nhiều người bệnh nhưng rất khó để giải đáp chính xác tuyệt đối. Có những người chỉ xuất hiện triệu chứng trong vài ngày do có hướng sống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, tăng cường bổ sung dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên cũng có những người bị tái đi tái lại bệnh nhiều lần do không điều trị bệnh đúng cách.
Để điều trị bệnh khỏi hoàn toàn người bệnh cần tích cực thay đổi lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày, tập trung điều trị những bệnh lý nền. Đặc biệt cần phải có tâm lý vui vẻ, hạnh phúc, hướng đến những điều tích cực thì việc điều trị mới thực sự có kết quả.
Rất nhiều người dù đang điều trị bệnh nhưng luôn có tâm lý chán nản mệt mỏi, lo lắng thiếu ngủ khiến cơ thể và tinh thần ngày càng suy nhược. Do đó không thể nào loại bỏ bệnh sớm mà ngược lại còn khiến bệnh trầm trọng hơn.
Vì vậy có thể nói rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi cần phụ thuộc rất lớn vào không chỉ bác sĩ mà còn ở chính người bệnh. Điều trị bệnh sớm, kiên trì, quyết tâm, luôn hướng đến những suy nghĩ lạc quan tích cực chính là cách để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Hướng cải thiện rối loạn tiền đình, ngăn ngừa nguy hiểm
việc điều trị rối loạn tiền đình cần có chỉ định từ bác sĩ, tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể tự cải thiện bệnh tại nhà để làm giảm các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh. Mỗi người cần có hướng kiểm soát bệnh kỹ càng sớm, sớm phát hiện ngay các triệu chứng nguy hiểm để có thể cấp cứu kịp thời trong những trường hợp nguy hiểm.
Để hỗ trợ bệnh nhanh khỏi và giảm mức độ nguy hiểm tối đa, người bệnh cần thực hiện những vấn đề sau đây
- Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan, luôn hướng đến những điều tích cực
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, tuy nhiên cần chọn những bộ môn phù hợp với tình trạng sức khỏe. Người bệnh có thể tham khảo lựa chọn những bộ môn như dưỡng sinh, yoga, thiền, đi bộ chậm để giúp máu huyết lưu thông, cải thiện trí não và cải thiện hiệu quả các triệu chứng thiếu máu lên não
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm vitamin A, B, C, Canxi, sắt, omega3 … để tăng cường bổ sung trí não. Có thể tham khảo các món ăn chữa rối loạn tiền đình như óc heo, hạt sen, gà ác, nấm tuyết..
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, kết hợp thêm cùng các loại nước trái cây, nước ép rau củ..
- Đảm bảo ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày
- Dành thời gian hít thở không khí trong lành tự nhiên, tránh ở trong nhà nằm bẹp quá nhiều khiến tinh thần buồn bã u uất
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào các thời điểm thay đổi thời tiết
- Xem xét chuyển nơi ở, nơi làm việc nếu có liên quan đến các tác nhân gây bệnh
- Tắm bằng nước nóng, ngâm chân với nước nóng mỗi tối giúp thư giãn cơ thể
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh để tâm trí mệt mỏi quá sức
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá hay bất cứ các chất kích thích nào khác
- Ưu tiên bổ sung các loại nước có tác dụng an thần như trà gừng, trà hoa cúc, saffron, ..
- Không nên làm việc quá sức hay mang vác nặng
- Không nên đứng dậy quá đột ngột hay quay đầu quá nhanh
- Chú ý hoạt động của đầu, vai
- Dành thời gian khám bệnh định kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các khả năng tiến triển của bệnh.
Trên đây là những chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn rối loạn tiền đình có nguy hiểm không, có chữa khỏi không, khi nào thì khỏi. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nên người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa những biến chứng khác cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!