Suy nhược cơ theo Đông y và các bài thuốc hay chữa bệnh
Suy nhược cơ thể theo Đông y hay còn gọi là chứng hư lao xuất phát từ việc ăn uống không lành mạnh, lao động quá sức trong thời gian dài, ảnh hưởng từ các bệnh cấp tính,…Để điều trị tình trạng này, các bài thuốc Y học cổ truyền thường sẽ dựa trên các yếu tố như âm, dương, khí và huyết.
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể là tình trạng dễ gặp ở những người thường xuyên lao động nặng bằng chân tay hoặc sử dụng trí óc một cách thái quá, các đối tượng bị bệnh mạn tính, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Triệu chứng đặc trưng của những đối tượng bị suy nhược cơ thể đó chính là trạng thái mệt mỏi, uể oải kéo dài liên tục.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng như:
- Trí nhớ giảm đáng kể, khó tập trung.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa, gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng,…
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt
- Người gầy gò, thiếu sức sống, cân nặng giảm nhanh, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ chập chờn, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm.
- Đau nhức các cơ, mỏi xương khớp nhưng không có biểu hiện đang vị viêm.
- Dễ bị cảm cúm, cảm lạnh do sức đề kháng suy giảm.
- Mất dần hứng thú trong quan hệ tình dục.
Nếu tình trạng suy nhược cơ thể xuất phát từ hệ quả của các căn bệnh mạn tính thì người bệnh có thể kèm theo một số biểu hiện của căn bệnh đó. Trên cơ sở lâm sàng, những đối tượng bị suy nhược cơ thể thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chữa khỏi các bệnh mạn tính. Bởi vì lúc này sức đề kháng đã suy giảm, việc điều trị bệnh sẽ kéo dài và thường xuyên tái phát.
Nguyên nhân bị suy nhược cơ thể theo Đông y
Trong y học hiện đại thường sẽ xem những loại vi khuẩn, vi trùng có hại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh . Do đó, phương pháp điều trị cũng sẽ tập trung vào việc tìm ra các loại vi khuẩn gây bệnh để có thể ngăn ngừa sự lây lan.
Vì thế, nếu tình trạng suy nhược cơ thể của bạn không có kèm theo vấn đề nhiễm siêu vi hoặc nhiễm trùng thì khi tiến hành xét nghiệm sẽ không thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường. Khi ấy y học hiện đại sẽ áp dụng các loại thuốc, phương pháp điều trị đúng theo các triệu chứng bạn hiện đang gặp phải.
Còn trong Đông y cho rằng, nguồn gốc của bệnh suy nhược cơ thể đến từ việc thiếu hụt khí huyết, mất quân bình âm dương, công năng của các tạng phủ diễn ra bất thường. Khi cơ thể ở trạng thái bình thường, khỏe mạnh thì khí huyết sẽ dồi dào, các tà khí như phong – hàn – thử – thấp – táo – hỏa sẽ không có khả năng xâm nhập và gây bệnh cho con người.
Theo Y học cổ truyền thì chứng suy nhược cơ thể sẽ thuộc vào phạm trù Hư Lao hay còn gọi là hư tổn. Tình trạng này sẽ xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
1. Phiền lao quá độ mà tổn thương ngũ tạng
Quá trình lao động chân tay hoặc lao động trí óc quá mức cũng có thể gây tổn hại đến sức khỏe, cơ thể mệt mỏi, uể oải sẽ sinh hư, lâu dần sẽ khiến cơ thể bị suy nhược. Tinh thần bị mệt mỏi, chán nản, buồn rầu do lo nghĩ thái quá, ưu uất, không được được ham muốn sẽ khiến cho tâm mát sự nuôi dưỡng, tâm tỳ tổn thương, tỳ mất kiện vận, khí huyết hư hao, kéo dài sẽ gây nên tình trạng hư lao.
Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt tình dục quá nhiều hoặc thủ dâm với tần suất cao sẽ làm cho thận tinh hao hư, thận khí bất túc quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
2. Bẩm tố bạc nhược tức là bẩm sinh thể chất không khỏe
Đây cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp đối với những người bị suy nhược cơ thể. Thời gian trước khi mang thai, sức khỏe của bố mẹ không được tốt thì nhiều khả năng khi sinh con, con sẽ có thể trạng kém. Ngoài ra, việc chăm sóc và nuôi dưỡng con trẻ không tốt cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị thiếu hụt tinh khí mà dẫn đến suy nhược.
3. Ẩm thực bất tiết, tổn thương tỳ vị
Tình trạng suy nhược cơ thể cũng có thể hình thành do thói quen ăn uống không điều độ, thực đơn ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến cho khí huyết tạng phủ hư suy. Yếu tố này sẽ thường gặp ở những chị em phụ nữ đang trong quá trình giảm cân, nhịn ăn quá mức. Hậu quả là da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, thiếu máu não, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt,…
Bên cạnh đó, thói quen ăn uống thiên lệch, nghĩa là chỉ tập trung bổ sung một loại thực phẩm nào đó sẽ khiến cho tỳ vị bị tổn thương, lâu dần sẽ gây nên tình trạng suy nhược. Những đối tượng ăn nhiều đồ chua cay, món ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều đá lạnh,…sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
4. Bệnh nặng lâu ngày hoặc có bệnh mạn tính
Khi gặp phải những căn bệnh nặng, bệnh mạn tính sẽ khiến cho tạng khí tổn thương, tà khí quá thịnh, sức đề kháng kém, lâu ngày không thể khắc phục sẽ làm cho cơ thể suy nhược. Ví dụ như bị ứ huyệt lâu ngày sẽ cản trở huyết mới được sinh ra, hàn bệnh lâu ngày sẽ làm tổn thương dương khí, nhiệt bệnh lâu ngày sẽ khiến âm huyết hao thương,…các tình trạng này đều có thể dẫn đến suy nhược.
5. Điều trị không phù hợp hoặc không điều trị làm tổn hao tinh khí
Các chuyên gia cho biết rằng, có khá nhiều các trường hợp vì sử dụng thuốc không đúng cách hoặc bị ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ của thuốc trong thời gian kéo dài khiến cho bệnh cũ chưa lành đã xuất hiện các bệnh mới, điều này sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng. Ngoài ra, cũng có một số đối tượng chủ quan, khi bệnh vừa mới phát không tiến hành thăm khám và điều trị, lâu dần sẽ làm cho cơ thể bị yếu đi.
Các bài thuốc Đông y hay chữa bệnh suy nhược cơ thể
Để chữa bệnh suy nhược cơ thể, các bài thuốc trong Đông y sẽ dựa vào các yếu tố cơ bản như khí, huyết, âm và dương bên trong cơ thể để chia căn bệnh này thành 4 loại như: khí hư, huyết hư, âm hư và dương hư. Từ đó sẽ áp dụng các loại thảo dược với công dụng chữa bệnh phù hợp.
1. Thể phế khí hư
Đối với những trường hợp bị suy nhược cơ thể do khí phế hư sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như người mệt mỏi, dễ ra nhiều mồ hôi, hơi thở ngắn, nhiệt độ cơ thể thay đổi bất thường, lúc nóng lúc lạnh, ho khan.
Nguyên liệu bao gồm: 12g nhân sâm, 12g huỳnh kỳ, 10g tang bì, 10g tử uyển, 16g thục địa, 4g ngũ vị.
2. Thể tỳ khí hư
Người bệnh thể tỳ khí hư sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, ăn ít hoặc không ăn, sắc mặt vàng, đi tiêu lỏng.
Nguyên liệu bao gồm: 6g cam thảo, 12g sa nhân, 12g trần bì, 12g cát cánh, 12g bạch linh, 12g bạch truật, 12g liên nhục, 12g hoài sơn, 12g ý dĩ, 12g biển đậu.
3. Thể tâm huyết hư
Khi tình trạng suy nhược cơ thể xuất phát từ nguyên nhân tâm huyết hư thì bệnh nhân sẽ thường xuyên mất ngủ, ngủ chập chờn, ngủ hay mơ, cảm thấy lo lắng, hồi hợp, trí nhớ suy giảm, hay quên, sắc mặt nhợt nhạt, xanh xao.
Bài thuốc bao gồm: 20g thục địa, 16g đảng sâm, 12g huỳnh kỳ, 12g đương quy, 12g bạch truật, 12g nhãn nhục, 8g phục thần, 8g viễn chí, 8g táo nhơn, 6g mộc hương, 4g cam thảo, 3 quả táo, 3 lát gừng.
4. Thể can huyết hư
Các đối tượng bệnh sẽ dễ có cảm giác đau đầu, chóng váng, hoa mắt, ù tai, người bứt rứt, khó chịu, dễ cáu gắt, nóng giận, đối với phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều, môi lưỡi nhợt nhạt, sắc mặt tái sạm.
Bài thuốc bao gồm: 12g bạch thược, 12g qui đầu, 8g xuyên khung.
5. Thể tỳ dương hư
Mệt mỏi, tay chân lạnh, sợ lạnh, gặp lạnh dễ bị đau bụng, tiêu chảu, sắc mặt tái hoặc vàng là những triệu chứng thường gặp của người bị suy nhược cơ thể thể tỳ dương hư.
Bài thuốc bao gồm: 6g phụ tử, 6g can khương, 12g nhân sâm, 10g bạch truật, 4g chích thảo.
6. Thể phế âm hư
Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện nhận biết như đau họng, ho khang, miệng khô, khàn giọng, da nóng, người gầy gò, ốm yếu, hay sốt lúc chiều hoặc trong đêm, ra nhiều mồ hôi trộm, đỏ lưỡi.
Bài thuốc bao gồm: 20g sa sâm, 12g ngọc trúc, 12g tang diệp, 12g biển đậu, 12g thiên hoa phấn, 12g cam thảo.
7. Thể tâm âm hư
Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy hồi hộp, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay quên, bứt rứt, dễ nóng giận, ra nhiều mồ hôi trộm, lở miệng, sốt về chiều, má đỏ, lưỡi đỏ.
Bài thuốc bao gồm: 12g huyền sâm, 12g đơn sâm, 12g đảng sâm, 12g phục thần, 12g thiên ma, 12g qui đầu, 12g bá tử nhân, 12g táo nhân, 12g mạch môn, 16g sinh địa, 8g viễn chí, 6g cát cánh, 6g ngũ vị.
Cách sắc thuốc điều trị suy nhược cơ thể
Với những bài thuốc hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể trong Đông y nếu trên, người bệnh sẽ thực hiện sau cách sau đây:
- Nước 1 sẽ sắc cùng với 4 chén nước và đun cạn còn 1 chén.
- Nước 2 sắc cùng với 3 chén nước và đun cạn còn nửa chén.
- Hòa nước 1 và nước 2 lại với nhau và chia thành 3 lần uống trong ngày.
Lưu ý: Tình trạng suy nhược cơ thể theo Đông y có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như tỳ vị âm hư, thể thận hư, thể can âm hư,…Tùy vào từng nguyên nhân của bệnh mà các thầy thuốc sẽ tiến hành kê đơn phù hợp để giúp các triệu chứng bệnh được mau chóng thuyên giảm. Bệnh nhân cũng cần tìm đến các cơ sở Y học cổ truyền uy tín và chất lượng để được bắt mạch, kiểm tra cụ thể.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng suy nhược cơ thể trong Đông y và gợi ý những bài thuốc điều trị thích hợp cho từng thể bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám cụ thể để các chuyên gia có thể kê đơn thuốc điều trị phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!