Bài Test rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) – Quiz Online

Nếu bản thân có các biểu hiện bất thường, bạn có thể thực hiện một số bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) giúp phát hiện sớm. Các bài test này phần nào có thể đánh giá được nguy cơ mắc hội chứng OCD, từ đó giúp bạn chủ động trong việc thăm khám và điều trị.

Test rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì
Nên chủ động thực hiện bài Quiz test phát hiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một dạng rối loạn tâm lý mà bệnh nhân xuất hiện các ý nghĩ một cách không chủ đích có tính chất lặp đi lặp lại. Từ đó tạo ra sự ám ảnh và thôi thúc người bệnh phải thực hiện hành vi cưỡng chế. Nếu không thực hiện hành vi, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với cảm giác lo lắng, căng thẳng, bứt rứt và khó chịu. Cảm giác này sẽ nhanh chóng giảm đi khi người bệnh thực hiện hành vi cưỡng chế bị chi phối bởi ý nghĩ ám ảnh.

Biểu hiện thường thấy nhất của người bị OCD là bị ám ảnh quá mức bởi sự ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ. Do đó, người bệnh thường rửa tay rất nhiều lần trong ngày vì sợ nhiễm bệnh, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và quá mức cần thiết. Ngoài những triệu chứng này, bệnh nhân bị OCD còn thường xuyên kiểm tra lại những việc đã làm và có các hành vi không thể khống chế như tự bứt tóc, cắn móng tay, bóc da,…

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) được đặc trưng bởi hai thành phần chính:

  • Ám ảnh: Những suy nghĩ hoặc hình ảnh lặp đi lặp lại, không mong muốn.
  • Cưỡng chế: Các hành vi lặp đi lặp lại, mang tính nghi thức mà một người cảm thấy bị thúc ép phải thực hiện.

Về cơ bản, rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bệnh tâm lý cần được điều trị, không giống với tính cách sạch sẽ và cầu toàn. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn hai vấn đề này. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không chỉ gây ra phiền toái, làm lãng phí thời gian trong ngày mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như sử dụng rượu bia, lạm dụng chất, trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa,…

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), việc có nhiều thắc mắc là điều tự nhiên. Để kịp thời thăm khám, bạn có thể làm Quiz test OCD để đánh giá nguy cơ mắc bệnh và tiến hành thăm khám kịp thời.

Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế này dành cho ai?

Bài test OCD ngắn và miễn phí này dành cho bất kỳ ai nghĩ rằng họ có thể cần được kiểm tra, đánh giá về OCD.

Các câu hỏi trong bài test này có thể giúp bạn nhận ra liệu bạn có cần sự hỗ trợ từ một chuyên gia tâm lý cho các triệu chứng mà bạn đang gặp phải hay không.

Vì vậy, nếu bạn đang tự hỏi:

  • Liệu tôi có bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay không?
  • Làm sao để biết tôi có mắc OCD không?
  • Con tôi có mắc OCD không?
  • Có phải Vợ tôi mắc chứng OCD không?

NHC sẽ cung cấp một số quiz test giúp sàng lọc cho trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng dưới đây.

Bài test sàng lọc OCD này có chính xác không?

Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế online này không phải là một công cụ chẩn đoán chính thức. Không có tác dụng thay thế thăm khám, chẩn đoán của Bác sĩ chuyên khoa mà chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan về các triệu chứng liên quan đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Bạn có thể sử dụng bài kiểm tra OCD này như một công cụ tự sàng lọc để theo dõi các triệu chứng của mình. Nó cũng có thể giúp chuyên gia trị liệu tâm lý của bạn thấy được hành vi của bạn đã thay đổi như thế nào qua các lần khám.

Bằng cách thực hiện bài test OCD, bạn có thể bắt đầu hành trình nhìn nhận vấn đề của bản thân và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế. Điều này có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống của bạn hoặc người thân.

Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Hiện tại, hiểu biết của cộng đồng về các bệnh tâm lý còn khá hạn chế nên không ít người nhầm lẫn rối loạn ám ảnh cưỡng chế với tính cách cầu toàn và ngăn nắp. Các bài Quiz test OCD online sẽ giúp bạn đánh giá được phần nào nguy cơ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, từ đó có sự chủ động hơn trong thăm khám và điều trị.

Lưu ý: Các bài Quiz test rối loạn ám ảnh cưỡng chế không được xem như một chẩn đoán. Đây chỉ là bước đầu trong việc sàng lọc khả năng bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Vì vậy, bạn chỉ nên thực hiện bài test với mục đích tham khảo.

1. Bài kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng hình ảnh

Như đã đề cập, người mắc chứng OCD thường bị ám ảnh quá mức bởi sự trật tự, ngăn nắp. Do đó, những hình ảnh không cân đối sẽ gây ra sự khó chịu nhất định. Khi nhìn thấy những hình ảnh này, phản ứng chung của người bệnh là bứt rứt và khó chịu.

Nếu thường xuyên chú ý đến sự đối xứng và ngăn nắp, bạn có thể thực hiện bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng hình ảnh. Dưới đây là bài trắc nghiệm do Mental Feed nghiên cứu. Dựa vào mức độ khó chịu khi quan sát 10 bức ảnh, có thể đánh giá được nguy cơ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng hình ảnh
Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng hình ảnh
Bài kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng hình ảnh
Bài kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng hình ảnh

Sau khi quan sát 10 hình ảnh trên, hãy cho biết mức độ khó chịu của bạn theo thang 4 cấp độ sau:

  • A – Không khó chịu chút nào.
  • B – Có cảm giác khó chịu nhưng không nhiều.
  • C – Hơi khó chịu nhưng không quá bận tâm.
  • D – Rất khó chịu.

Với người có câu trả lời là A, khả năng bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) chỉ dưới 10%. Trong khi người có câu trả lời là B có tỷ lệ mắc bệnh khoảng 30%, câu trả lời là C có khả năng mắc chứng OCD khoảng 70% và trường hợp có câu trả lời là D sẽ có nguy cơ cao dao động từ 90 – 100%.

Nhìn chung, trắc nghiệm này không hoàn toàn phản ánh được việc bạn có bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay không. Bởi một số người có tính cách ngăn nắp và gọn gàng sẽ rất khó chịu khi nhìn vào những hình ảnh trên. Tuy nhiên, với chứng OCD, cảm giác khó chịu sẽ đi kèm với sự bứt rứt, lo lắng, căng thẳng dai dẳng.

2. Quiz test rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Thể thực hiện bộ câu hỏi trắc nghiệm sau để phát hiện nguy cơ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Bạn có chú ý quá mức về việc phải giữ cho các vật dụng (quần áo, dụng cụ học tập, đồ dùng cá nhân,…) gọn gàng, ngăn nắp và được sắp xếp theo thứ tự hoàn hảo (có thể xếp theo số hoặc theo màu sắc) hay không?

  • Không

Bạn có thường xuyên xuất hiện các ý nghĩ về việc nhiễm vi khuẩn, nấm, virus, hít phải khói bụi và độc tố trong không khí?

  • Không

Bản thân có những suy nghĩ cứng nhắc và không chấp nhận về các quan điểm tình dục, tôn giáo hay không?

  • Không

Bạn có thường xuyên nghĩ về những sự kiện khủng khiếp như cái chết, tai nạn, cháy nổ,… hay không?

  • Không

Có ý nghĩ về việc lây lan các bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng như cảm cúm,… hay không?

  • Không

Từng có những suy nghĩ kỳ lạ, bất thường như (đẩy người khác vào giữa dòng xe, ý nghĩ quan hệ tình dục với đối tượng không phù hợp, làm hại thân thể của người thân, bạn bè,…) hay không? Các suy nghĩ này thường lặp lại không theo chủ đích, dẫn đến sự đau khổ và căng thẳng.

  • Không

Có gặp phải tình trạng rửa tay quá nhiều lần, dọn dẹp nhà cửa và bàn làm việc quá mức hay không?

  • Không

Có thường xuyên sắp xếp giường ngủ một cách đối xứng trước khi đi ngủ hay không?

  • Không

Bạn có thường xuyên kiểm tra cửa nhà, cửa sổ, bếp gas, vòi nước,… dù đã khóa tất cả mọi thứ cẩn thận?

  • Không

Lặp đi lặp lại nhiều hành động vô nghĩa cho đến khi cảm thấy vừa ý (đi qua lại ở ngưỡng cửa, vào – ra khỏi ghế, châm lại điếu thuốc,…)

  • Không

Bạn có kiểm tra kỹ các vật dụng, rác trước khi vứt bỏ hay không? Có thường xuyên giữ lại các đồ vật cũ kỹ, không còn giá trị sử dụng?

  • Không

Có ngại chạm vào người khác và các vật dụng công cộng hay không?

  • Không

Có kiểm tra phong bì nhiều lần, đọc lại và viết lại bức thư nhiều lần quá mức cần thiết?

  • Không

Có liên tục trấn an bản thân về việc bạn đã làm hoặc có những lời không phù hợp?

  • Không

Nếu câu trả lời là có nhiều hơn 50%, bạn nên xem xét về việc thăm khám vì trong trường hợp này, khả năng mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là tương đối cao.

Cần làm gì khi test ra bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một dạng rối loạn tâm lý ít gặp với tỷ lệ cao hơn ở nam giới. Sau khi thực hiện bài test OCD, bạn có thể đánh giá thêm nguy cơ mắc chứng bệnh này thông qua một số tiêu chí sau:

  • Tiền sử gia đình có bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hay rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế hay không.
  • Có từng sống chung với người bị OCD trong một thời gian dài (kể cả người không cùng huyết thống)

Nếu nhận thấy có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bạn nên tiến hành thăm khám sớm. OCD là một dạng rối loạn tâm lý khó điều trị do căn nguyên có nhiều điểm chưa rõ. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể học tập, làm việc và duy trì chất lượng cuộc sống.

Quiz test rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Sau khi thực hiện bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu cần thiết

Các bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) chỉ có tính chất tham khảo, hoàn toàn không phải là chẩn đoán chuyên sâu từ bác sĩ. Nếu nhận thấy bản thân có các biểu hiện bất thường, bạn nên đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bình luận (31)

  1. Phạm Hằng says: Trả lời

    Ôi chuẩn quá, nhìn ảnh đã thấy nói về mình rồi 🙁 Có cách nào chữa được không ạ?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, các vấn đề tâm lý có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau, để biết cụ thể tình trạng, mức độ đang ở giai đoạn nào và có phương pháp trị liệu phù hợp, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

    2. hjhj says: Trả lời

      Cho em hỏi em không hay rửa tay và xếp đồ ngăn nắp lắm ạ, nhưng em hay lo sợ về bếp núc hay quên khoá cửa tuy trước khi em đi ra nhà em đã kỹ va quan sát 2,3 lần nhưng em khi đi xa tầm 15p em lại cảm giác lo sợ bếp gas có khoá chưa? Cửa có khoá chưa?, Nó có cảm giác khiến em khó chịu đến khó thở và lo lắng tột độ ạ.
      Và khi em vô tình đập tay vào cạnh bàn (tay trái) em phải đập lại vào tay phải y như tay trái ạ, tuy cảm giác đau nhưng không làm là tâm trí em không chịu, được và hối thúc.
      Điều cuối là bạn bè em bảo em bị ám ảnh nyc em, em hay kể và mơ về nyc (em nói chuyện với bạn em 10dieu hết 9dieu về nyc ạ) em không biết như thế phải giấu hiệu hay triệu chứng không ạ.
      Camon mn góp ý.

  2. Lưu Anh Kim says: Trả lời

    Càng đọc càng thấy giống bản thân. Giờ mới biết cái này có tên riêng luôn đó ạ, em bị mấy triệu chứng này lâu rồi ^^

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, các vấn đề tâm lý có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, để cải thiện chất lượng cuộc sống, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  3. Trịnh Lê Yến Nhung says: Trả lời

    Không trượt câu nào 🙁

  4. Phan Văn Thắng says: Trả lời

    Cái này nhiều người bị lắm mà mọi người cứ cho là kỹ tính thôi chứ không ai nghĩ là có hẳn 1 bệnh tên riêng như vậy

  5. Nguyễn Việt Chinh says: Trả lời

    Chứng bệnh này biểu hiện dễ nhận biết mà, nhưng chưa được nhiều quan tâm vì cũng không quá ảnh hưởng cụ thể tới cuộc sống nên mọi người chưa nghĩ tới việc phải chữa nó

    1. Diễm Thương says: Trả lời

      Cũng ảnh hưởng tới cuộc sống chứ bạn à, nhất là những lúc bị căng thẳng, mình cứ lặp đi lặp lại một hành động cả ngày và cảm thấy vô cùng khó chịu

      1. Nguyễn Việt Chinh says: Trả lời

        uh mình cũng bị vậy, càng căng thẳng thì càng bị nặng hơn bình thường, lúc đó mới thấy thật sự ám ảnh. Đúng kiểu như mọi hành động suy nghĩ đều được nhân lên nhiều lần.

        1. Diễm Thương says: Trả lời

          Tốt nhất có cách chữa thì nên cố gắng thay đổi bạn à, chịu chi cho cực vậy

          1. Nguyễn Việt Chinh says:

            Thử tự mình cố gắng trước xem sao, nếu không ổn thì nhờ sự trợ giúp của những người có chuyên môn, họ sẽ có phương pháp hữu hiệu để mình có thể thay đổi được.

  6. Đức Thịnh says: Trả lời

    Cho em xin thông tin cụ thể về gói chữa rối loạn ám ảnh cưỡng chế này nhé trung tâm!

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, bạn có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  7. Đỗ Nhật Hạ says: Trả lời

    Tưởng chỉ là những hành động vô thưởng vô phạt nhưng cũng ảnh hưởng tới cuộc sống rất nhiều. Chỉ có ai từng bị như vậy mới hiểu được. Cũng may nhờ có trung tâm NHC mà em đã gạt bỏ được những rào cản của bản thân để thay đổi sau nhiều năm sống chung với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Em chưa bao giờ nghĩ mình có thể thay đổi được vì tự bản thân đã thử nhiều lần. Vậy mà tới trung tâm chỉ sau hơn 1 tháng đã có kết quả vượt mong đợi. Em viết những điều này để các anh chị nếu đang tìm hiểu và có mong muốn thay đổi có động lực để thực hiện.

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và dành tình cảm cho Trung tâm, chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ, bình an vui vẻ trong cuộc sống.

    2. Nguyễn Hoa Lập says: Trả lời

      Cám ơn chia sẻ của bạn nha, mình sẽ thử coi sao. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ!

    3. Lưu Thị Hằng says: Trả lời

      Bạn có tâm qúa, khỏi rồi còn vào động viên những người đang gặp vấn đề, ai cũng tốt như bạn thì cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn đó ^^

  8. Trần Thị Xuân Lý says: Trả lời

    Những người bị mắc chứng này khó sống hoà hợp với người khác lắm. Quen sắp đặt theo ý mình rồi mà còn chuẩn từng li từng tí như thế, bây giờ mà có người khác để lệch đi là không chịu nổi ngay. Nhất là mấy bạn đang quen sống một mình mà kết hôn thì đúng là khó tránh khỏi.

    1. Công Minh says: Trả lời

      Chuẩn đó ạ, mình y như vậy luôn, thật sự là ác mộng cho những tháng đầu tiên sang nhà chồng. Nhưng cũng hiểu là do bản thân mình bị ám ảnh nên phải cố gắng lắm mới cân bằng được, mất tới hơn nửa năm mới quen được đó ạ.

    2. Sa Li says: Trả lời

      Em cũng vậy ạ, trước khi lấy chồng còn thuê trọ ở một mình nhiều năm nên quen với việc tự sắp xếp mọi thứ, giờ ở chung với chồng 1 chuyện thì nhà cửa chung với bố mẹ, anh chị chồng lại 10 sự rắc rối khác nhau. Mà cái tật này lại hay để ý tiểu tiết. Chỉ tự làm mình khổ chứ cũng không trách người khác được.

    3. Mai says: Trả lời

      Nghe tâm sự của mọi người mà thấy khổ ghê, tự nhiên em ái ngại việc kết hôn quá, chắc phải chữa được chứng OCD này của mình thì mới dám cưới chồng T_T

    4. Như Hana says: Trả lời

      Thực ra mình nghĩ vấn đề tâm lý nào cũng nên được thay đổi theo chiều hướng tốt hơn để mình có cuôc sống hạnh phúc hơn.

  9. Vũ Minh Tiến says: Trả lời

    Em bị lâu năm rồi đây ạ, và thực sự mà nói thì nó ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân rất nhiều, cũng là rào cản cho việc giao tiếp xã hội. Vấn đề ở chỗ mình hiểu điều đó nhưng lại không thay đổi được. Em rất cần sự hỗ trợ, trung tâm cho em thông tin nhé!

    1. Lê Xuân Tuyển says: Trả lời

      Đồng cảm với bạn

    2. Bùi Như Quỳnh says: Trả lời

      Không biết bị lâu rồi cho chữa được không nhỉ

    3. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, các vấn đề tâm lý có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau, để biết cụ thể tình trạng, mức độ đang ở giai đoạn nào và có phương pháp trị liệu phù hợp, bạn có thể đưa người nhà đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  10. Trương Thùy Anh says: Trả lời

    Biết là hành động đó bất thường nhưng không thể ngăn lại được, cứ thế làm trong vô thức đến lúc nhận ra thì nó đã diễn ra rồi.

    1. Lê Xuân Tuyển says: Trả lời

      Đồng cảm với bạn :(:(:(

    2. Hồ Thuỳ Dương says: Trả lời

      Cứ căng thẳng là mình cắn móng tay, nếu không tìm hiểu thì ai cũng nghĩ đó là tật xấu thôi vì nhiều người cũng bị vậy. Nhưng đọc thông tin về cái này nhiều thì mới biết nó là triệu chứng tâm lý, rất khó bỏ dù cố gắng nhiều lần lắm rồi ạ!

    3. Vũ Minh Quân says: Trả lời

      Không muốn sống chung với bệnh này cả đời mà cố gắng kiểu gì cũng không thay đổi đc

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *