Bệnh đa xơ cứng và trầm cảm – Nguy hiểm nhân đôi
Bệnh đa xơ cứng và trầm cảm nếu mắc đồng thời có thể làm nghiêm trọng hơn cả hai tình trạng dẫn tới việc điều trị gặp thêm nhiều khó khăn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được cho là do bệnh đa xơ cứng làm tổn hại đến các dây thần kinh, gây viêm đồng thời cảm giác đau đớn, mệt mỏi kéo dài khiến không ít người luôn tồn tại những cảm xúc mệt mỏi, chán nản, tiêu cực nên dẫn tới trầm cảm.
Bệnh đa xơ cứng và trầm cảm có mối liên hệ như thế nào?
Các nghiên cứu đã chỉ ra ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis – MS) thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn người bình thường rất nhiều lần. Kết quả này hoàn toàn được thống kê từ chính thực tế, trên những người mắc bệnh đa xơ cứng và trầm cảm đồng thời và đều gặp phải những hệ lụy không mong muốn khi mắc đồng thời hai căn bệnh này.
Theo đó, đa xơ cứng là một căn bệnh liên quan đến những rối loạn trong hệ thống miễn dịch dẫn tới tổn thương các dây thần kinh nghiêm trọng. Nguyên nhân gây bệnh tuy chưa xác định chính xác nhưng được cho là có liên quan đến các tác động từ môi trường (thường có tỷ lệ bệnh nhân cao tại Bắc Âu, Bắc Hoa Kỳ, Bắc Úc, New Zealand); di truyền học; các bệnh tự miễn, giới tính, tuổi tác hoặc hoàn toàn có thể do các vi sinh vật gây biến đổi gen tấn công.
Khi mắc chứng MS, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đớn, khó chịu, mệt mỏi, mờ mắt do ảnh hưởng về thần kinh, co thắt cơ không thể kiểm soát, rối loạn bàng quang cùng hàng loạt vấn đề khó chịu khác. Tình trạng này kéo dài có thể gây liệt chi đồng thời gây ra rất nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày do bị đau đớn khi căng thẳng hay tiếp xúc với ánh nắng.
Bệnh đa xơ cứng và trầm cảm được cho là có mối tương quan chặt chẽ bởi rất nhiều bệnh nhân bị MS đã phải điều trị trầm cảm nặng. Đồng thời tình trạng viêm dây thần kinh ở những bệnh nhân này thường cũng có xu hướng nghiêm trọng hơn dẫn tới việc điều trị gặp nhiều tiên lượng xấu hơn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do đâu?
1. Viêm dây thần kinh
Bệnh MS có thể gây ra tình trạng viêm dây thần kinh lặp đi lặp lại làm cho lớp màng bọc myelin bên ngoài sợi thần kinh bị phá vỡ và xuất hiện các mô sẹo hóa cứng, điều này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh và dẫn tới trầm cảm. Tất nhiên khi dây thần kinh luôn trong trạng thái viêm, đau nhói thì các hoạt động của não bộ cũng không thể bình thường.
Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng bệnh đa xơ cứng và trầm cảm có sự kết nối chính là do những bất thường trong não bộ khiến người bệnh không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Họ thường có xu hướng dễ cáu kính, kích động, hoặc tiêu cực hơn hoặc cũng có xu hướng kích động thái quá. Việc có những cảm xúc bất thường cũng hoàn toàn có thể liên quan đến trầm cảm.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, người bệnh MS do ảnh hưởng của viêm dây thần kinh cũng có thể bị rối loạn chức năng nhận thức. Điều này không có nghĩa là họ kém thông minh nhưng tạo ra cảm giác não bộ hoạt động chậm chạp, ì ạch, nặng nề hơn, chậm xử lý các tình huống hơn nên mới dẫn tới những cảm xúc tiêu cực nhiều hơn.
2. Những triệu chứng khó chịu do MS gây ra
Khi mắc đa xơ cứng lúc nào người bệnh cũng cảm thấy mệt mỏi, chân tay vụng về, dễ té ngã, nhạy cảm hơn với ánh sáng, thậm chí chỉ việc tắm nước nóng cũng khiến những người này có cảm giác đau nhức nghiêm trọng hơn. Chính những cản trở nghiêm trọng này đã khiến những người bệnh cực kỳ bức bối, khó chịu và dễ có cảm giác tiêu cực hơn hẳn.
Cơn đau hay tình trạng tê ngứa do MS gây ra thường kéo dài từ đầu xuống cột sống và được mô tả giống như bị điện giật, đau dữ dội khiến nhiều người cực kỳ mệt mỏi và khó chịu. Các cơn co thắt cũng là một trong những vấn đề có thể nhanh chóng khiến tâm trạng và sự mệt mỏi, bức bối nhưng không thể nào loại bỏ hết nhanh chóng.
Bệnh đa xơ cứng và trầm cảm rất thường gặp ở những người trẻ trong khoảng từ 20- 40 bởi đây là giai đoạn ai cũng tràn trề nhiệt huyết, muốn được cống hiến, muốn được đi chơi, muốn được hoạt động. Tuy nhiên MS lại cản trở rất nhiều trong các sinh hoạt thường ngày, khiến nhiều người không thể hiện thực hóa ước mơ, luôn cảm thấy đau khổ, chán nản, tuyệt vọng nên mới dẫn đến trầm cảm.
Đặc biệt có những người bị đa xơ cứng nặng dẫn tới suy giảm về thị lực, liệt các chi, rối loạn chức năng bàng quang khiến nhiều người không thể tham gia các hoạt động sinh hoạt bình thường khác. Nặng nề hơn có những người còn phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người thân trong sinh hoạt, vệ sinh cá nhân thường ngày nên tâm lý cực kỳ tự ti, bất ổn, tiêu cực, cảm thấy nặng nề và chán ghét chính mình.
Bệnh đa xơ cứng và trầm cảm có tỷ lệ gặp phải cao nhất ở những bệnh nhân MS có tiến triển nặng đến mức liệt chi, trí nhớ suy giảm, thậm chí khả năng nói, khả năng giao tiếp cũng bị ảnh hưởng và không thể biểu đạt được các nhu cầu của bản thân. Không phải tinh thần ai cũng đủ khỏe mạnh, kiên cường để chống chọi với bệnh tật nên việc cảm xúc kiệt quệ, trầm buồn dẫn tới trầm cảm ở những bệnh nhân MS gần như là điều khó tránh khỏi.
3. Ảnh hưởng từ các loại thuốc
Việc dùng các loại thuốc điều trị viêm đa xơ cứng cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến những rối loạn trong tâm trí và tăng nguy cơ trầm cảm ở những bệnh nhân này. Trong đó các nhóm thuốc như corticosteroid và thuốc interferon được đánh giá là có thể gây trầm cảm hoặc làm nghiêm trọng hơn mức độ này.
Mặt khác việc cần dùng các nhóm thuốc giảm đau, thuốc giảm co thắt thơ và một số loại thuốc hỗ trợ khác để giảm mức độ triệu chứng cho người bệnh cũng được cho là có liên quan trực tiếp đến nguy cơ trầm cảm ở người bị đa xơ cứng. Đặc biệt các nhóm thuốc giảm đau nếu dùng trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ phụ thuộc, nghiên thuốc cùng nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
Bệnh đa xơ cứng và trầm cảm gây ra hệ lụy gì?
Bệnh đa xơ cứng và trầm cảm khi tách riêng vốn đã là hai bệnh nguy hiểm, đều tác động xấu trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần mỗi người, làm suy giảm nghiêm trọng về chất lượng đời sống. Theo các chuyên gia, khi mắc đồng thời cả hai bệnh cùng một lúc dễ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn đồng thời gây ra nhiều khó khăn trong điều trị.
Bệnh đa xơ cứng cần được điều trị duy trì trong thời gian dài hết hợp với lối sống lành mạnh mới thực sự có hiệu quả. Trong khi đó, người mắc bệnh thường cảm thấy tuyệt vọng và dần không muốn điều trị, muốn bỏ cuộc và có các hành vi tiêu cực khác. Thậm chí có những bệnh nhân còn tìm đến bia rượu, thuốc lá, chất kích thích để giải tỏa cảm xúc, điều này sẽ càng làm nghiêm trọng hơn tình trạng rối loạn hệ tự miễn.
Mặt khác các nghiên cứu cũng chỉ ra, căng thẳng có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng đau nhức, viêm dây thần kinh và khiến cho người bệnh càng thêm mệt mỏi. Tuy nhiên hầu hết không dễ gì để phát hiện đồng thời cả hai bệnh khiến việc điều trị gặp thêm nhiều khó khăn, làm tăng mức độ nghiêm trọng của cả hai bệnh lý.
Các nghiên cứu cũng cho thấy một số triệu chứng của bệnh đa xơ cứng và trầm cảm khá tương đồng với nhau, điều này cũng dẫn tới việc chẩn đoán sơ bộ có thể gặp nhiều rắc rối. Tuy nhiên nhìn chung việc một người mắc đồng thời cả hai bệnh này đều sẽ dẫn tới nhiều tiên lượng xấu, đặc biệt nếu điều trị quá muộn.
Bệnh đa xơ cứng và trầm cảm được điều trị thế nào?
Thông thường nhiều người thường cho rằng trạng thái tiêu cực, buồn bã, chán nản của người bệnh đa xơ cứng là bình thường nên rất ít người có thể phán đoán phát hiện thấy người đó mắc trầm cảm, đây chính là một trong những yếu tố khiến bệnh được phát hiện rất muộn. Việc điều trị bệnh đa xơ cứng và trầm cảm thường được song song giữa điều trị y tế và tâm trí trị liệu để mang lại kết quả tốt nhất.
1. Điều trị y tế
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác tình trạng, mức độ đa xơ cứng. Để xác định người bệnh có bị trầm cảm không sẽ cần trò chuyện với bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn đồng thời làm một số bài test để xác định chính xác nhất, từ đó mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Với tình trạng bệnh đa xơ cứng và trầm cảm người bệnh sẽ nhanh chóng chỉ định các loại thuốc điều trị để tránh tình trạng viêm dây thần kinh nghiêm trọng hơn. Các nhóm thuốc sẽ được cân nhắc giữa lợi ích và hạn chế để không làm tình trạng trầm cảm nghiêm trọng hơn, tuy nhiên vẫn sẽ rất cần thiết để kiểm soát được các triệu chứng đau nhức, tê bì, khó chịu của người bệnh..
Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến như Amantadine để chống lại sự mệt mỏi; baclofen, tizanidine hoặc diazepam giúp tăng cường chức năng của các cơ; cholinergic cho những người gặp vấn đề về bàng quang; interferon hay glatiramer acetate có thể chỉ định cho các bệnh nhân có xu hướng bị tái phát trở lại các triệu chứng.
Ngoài ra các nhóm thuốc chống trầm cảm cũng được đánh giá mang đến hiệu quả với cả hai bệnh bệnh đa xơ cứng và trầm cảm. Tuy nhiên nhóm thuốc này thường kèm theo nhiều tác dụng phụ nên cần đảm bảo thực hiện theo đúng chỉ định và chỉ nên dùng khi có bác sĩ chuyên môn yêu cầu.
Trị liệu vật lý, trị liệu ngôn ngữ cũng có thể được chỉ định cho người bệnh nếu đa xơ cứng tiến triển và làm hạn chế các chức năng này của bệnh nhân. Người bệnh nên đến các bệnh viện có thế mạnh về lĩnh vực này để được hỗ trợ điều trị và chăm sóc hiệu quả nhất.
2. Trị liệu tâm lý
Nếu đã liên quan đến trầm cảm thì trị liệu tâm lý là rất cần thiết để giải tỏa tinh thần căng thẳng, xoa dịu sự lo lắng, tiêu cực trong người bệnh. Thay vì dùng các thuốc trong điều trị trầm cảm thì trị liệu tâm lý thường được đánh giá cao hơn thì không gây tác dụng phụ, không làm cản trở đến quá trình điều trị nhưng vẫn mang lại hiệu quả trong việc cải thiện tâm trí.
Nhà trị liệu sẽ trò chuyện với người bệnh để biết chính xác vấn đề họ đang gặp phải, thông quan đó nhanh chóng tìm cách tháo gỡ các vướng mắc trong tâm trí, giúp họ nhìn nhận rõ những suy nghĩ đó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào. Thông qua đó hướng người bệnh đến những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, tích cực, hướng về tươi lai tươi sáng hơn.
Mặt khác trị liệu tâm lý cũng giúp cho những người mắc bệnh đa xơ cứng và trầm cảm có thêm tinh thần, quyết tâm để điều trị. Các phương pháp này cũng hỗ trợ nâng cao chất lượng giấc ngủ cho người bệnh, tăng cường thư giãn để có thể thoải mái hơn, tránh tối đa các tình huống căng thẳng để không làm ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh.
3. Nâng cao chất lượng cuộc sống
Theo bác sĩ, để cải thiện các triệu chứng bệnh đa xơ cứng và trầm cảm hiệu quả thì không thể chỉ phụ thuộc vào các loại thuốc hay bác sĩ mà chính bản thân người bệnh cũng cần phải tự giúp mình. Một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tránh xa căng thẳng có thể đem đến rất nhiều lợi ích cho những người mắc bệnh này.
Người vừa bị bệnh đa xơ cứng và trầm cảm nên tham khảo một số lưu ý trong chế độ sống như sau
- Duy trì luyện tập thể dục thể thao hằng ngày vì vừa có thể đẩy lùi các triệu chứng MS, đồng thời giúp nâng cao tinh thần, gia tăng những cảm xúc tích cực rất cần thiết cho người trầm cảm. Tuy nhiên người bệnh nên lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng, chẳng hạn yoga, thiền hay dưỡng sinh, nên hạn chế các bộ môn vận động mạnh vì có thể ảnh hưởng không tốt.
- Tránh xa căng thẳng, stress vì mọi vấn đề, một số người bệnh cũng được khuyến khích nên nghỉ việc để dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giúp cơ thể phục hồi hiệu quả hơn
- Duy trì một giấc ngủ ổn định mỗi ngày, hạn chế thức khuya, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày sẽ vừa mang đến lợi ích cả về mặt sức khỏe lẫn tinh thần
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh xa các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn có thể gây biến đổi gen, đồ ăn có nguồn gốc không rõ ràng hay các loại sữa bò
- Theo các chuyên gia, người mắc bệnh bệnh đa xơ cứng và trầm cảm có thể tham khảo các nhóm thực phẩm như hoa quả và rau xanh, thực phẩm giàu vitamin D, nghệ, gừng, trà xanh, các nhóm sữa có nguồn gốc từ thực vật
- Vận động nhẹ nhàng, đúng cách, tránh các tác động mạnh ở vùng cổ
- Che chắn kỹ càng khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với ánh nắng cũng như hạn chế dùng nước nóng
- Tập dần các thay đổi của cơ thể để thích nghi thay vì chỉ ngồi yên một chỗ và lo lắng bởi những điều sắp xảy ra
- Người bị bệnh đa xơ cứng và trầm cảm cũng được khuyến khích nên sống cùng gia đình hay người thân để được hỗ trợ khi cần thiết
Bệnh đa xơ cứng và trầm cảm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và khiến cho tình trạng sức khỏe người bệnh càng thêm trầm trọng nên cần nhanh chóng được điều trị. Xây dựng một chế độ sống lành mạnh, tích cực, ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày hoàn toàn có thể giúp mỗi người hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cùng rất nhiều vấn đề sức khỏe không mong muốn khác nên cần thực hiện từ ngay bây giờ.
Có thể bạn quan tâm:
- Buồng trứng đa nang và trầm cảm – Sự cộng hưởng đáng sợ
- Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và rối loạn tình dục
- Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và nghiện rượu bia
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!