Bệnh rối loạn tiền đình có gây đột quỵ không?
Nhiều bệnh nhân thắc mắc: “Rối loạn tiền đình có gây đột quỵ không?” Câu trả lời là có, đặc biệt là khi bạn mắc đồng thời chứng bệnh này với bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch.
Thông tin cần biết về bệnh rối loạn tiền đình
Là bộ phận quan trọng nằm sau ốc tai, tiền đình giữ nhiệm vụ điều chỉnh trạng thái thăng bằng của cơ thể cũng như đảm bảo phối hợp nhịp nhàng cử động của đầu, mắt và thân mình. Nếu mắc bệnh rối loạn tiền đình, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái mất thăng bằng, buồn nôn, ù tai, hoa mắt, quay cuồng, chóng mặt, đi đứng lảo đảo và rất dễ té ngã mỗi khi thay đổi tư thế.
Căn bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn đàn ông và thường gặp ở những người trung niên, cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, rối loạn tiền đình cũng đang xuất hiện ở nhiều người trẻ tuổi.
Tình trạng thiếu máu não chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng rối loạn tiền đình. Lúc này, vì não bộ không được cung cấp đầy đủ dưỡng khí và chất dinh dưỡng nên người bệnh bị chóng mặt, hoa mắt, đau đầu.
Bên cạnh đó, tâm lý lo âu, căng thẳng cùng hiện tượng khó ngủ, mất ngủ cũng có thể là nguồn gốc của bệnh lý này. Khi chúng ta bị stress, cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn cortisol (một loại hormon gây tổn thương hệ thần kinh nói chung và dây thần kinh số 8 nói riêng). Lúc này, sự truyền phát tín hiệu/thông tin từ hệ thống tiền đình đến các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng, thậm chí gián đoạn nghiêm trọng.
Các đối tượng dễ mắc phải rối loạn tiền đình bao gồm:
- Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực vì công việc, lao động trí óc, ngồi lâu trước máy vi tính như: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng…
- Bệnh nhân thiếu máu (người bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não, người bị thiếu máu sau chấn thương, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh…)
- Những người huyết áp thấp hoặc cao huyết áp
- Bệnh nhân tâm thần, viêm tai giữa, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh
- Những người có nồng độ cholesterol trong máu cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch
- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp
- Những người thường xuyên sử dụng rượu bia
- Những người bị nhiễm độc hóa chất hoặc lạm dụng thuốc Tây
- Người cao tuổi
Bệnh rối loạn tiền đình có gây đột quỵ không?
Nếu các động mạch bơm máu lên não gặp phải trục trặc nào đó liên quan đến yếu tố xơ vữa, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống, tình trạng thiếu máu lên não (nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiền đình) sẽ xuất hiện. Khi đó, động mạch bị thu hẹp, chèn ép và không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết cho não bộ.
Hơn nữa, cấu trúc của các mạch máu não vô cùng phức tạp và đặc biệt. Chúng có thể thu nhận khoảng 20 – 25% tổng lượng máu của cơ thể để nuôi dưỡng bộ não. Những quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra liên tục bên trong mạch máu. Vì vậy, bộ phận này cũng đồng thời sinh ra nhiều gốc tự do.
Theo thời gian, gốc tự do sẽ ồ ạt tấn công nội mạch mạch máu, gây tổn thương thành mạch nặng nề, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để cholesterol, chất béo có hại lắng đọng và hình thành những mảng xơ vữa. Vì vậy, bộ não không thể nhận được đầy đủ lượng máu cần thiết. Rối loạn tiền đình, u não, tai biến mạch máu não và đột quỵ chính là hệ lụy nguy hiểm của tình trạng trên.
Không chỉ dừng lại ở biến chứng đột quỵ, khi những cơn chóng mặt, đau đầu đột ngột khởi phát, bệnh nhân sẽ bị bất ngờ bị mất thăng bằng. Điều này sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu họ đang tham gia giao thông hoặc điều khiển máy móc.
Hơn nữa, những triệu chứng phiền toái của bệnh rối loạn tiền đình mạn tính còn khiến nhiều người bệnh lớn tuổi chán nản, buồn phiền, mệt mỏi, thất vọng, trầm cảm, không muốn sống tiếp, thậm chí cố gắng tự tử.
Hiện nay, rối loạn tiền đình là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở người trung niên, cao tuổi. Tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng căn bệnh này có thể kéo theo hàng loạt hậu quả phức tạp, khó lường như: đột quỵ, u não, tai biến mạch máu não, trầm cảm, tự tử. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần thăm khám kịp thời để được điều trị đúng hướng.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Cách sơ cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp
- Rối loạn tiền đình theo Đông y và các bài thuốc chữa bệnh hay nhất
- 7 cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà đơn giản bạn nên thử
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!